Quản trị rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu Tài liệu luận văn Ứng Dụng Basel III Vào Quản Trị Rủi Ro Thanh Khoản Tại Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam (Trang 20 - 25)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN VÀ HIỆP ƢỚC BASEL III

1.1 Cơ sở lý thuyết về quản trị rủi ro thanh khoản

1.1.3 Quản trị rủi ro thanh khoản

1.1.3.1 Khái niệm:

Quản trị rủi ro thanh khoản là việc quản lý có hiệu quả cấu trúc tính thanh khoản của tài sản và cấu trúc danh mục của nguồn vốn (Trần Huy Hoàng, 2011).

Bản chất của công tác quản trị thanh khoản trong ngân hàng có thể đúc kết ở hai nội dung sau:

Một là, hiếm khi nào tại một thời điểm tổng cung bằng với tổng cầu thanh khoản. Do đó, ngân hàng phải thường xuyên đối phó với tình trạng thâm hụt hoặc thặng dư thanh khoản.

Hai là, thanh khoản và khả năng sinh lời là hai đại lượng tỷ lệ nghịch với nhau: Một tài sản có tính thanh khoản càng cao thì khả năng sinh lời của nó sẽ càng thấp và ngược lại; một nguồn vốn có tính thanh khoản cao thường có chi phí huy động vốn lớn (nên làm giảm khả năng sinh lời khi sử dụng để cho vay).

1.1.3.2 Các phương pháp quản lý rủi ro thanh khoản:

Theo Trần Huy Hoàng (2011), ta có các phương pháp quản lý rủi ro thanh khoản sau:

– Duy trì một tỷ lệ hợp lý giữa vốn dùng cho dự trữ và vốn dùng cho kinh doanh sao cho phù hợp với đặc điểm hoạt động của ngân hàng.

– Chú trọng yếu tố thời gian của vấn đề thanh khoản, bao gồm ngắn hạn và dài hạn. Để đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong ngắn hạn, đòi hỏi ngân hàng phải duy trì ở mức độ khá lớn các loại tài sản có tính thanh khoản cao. Để đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong dài hạn, đòi hỏi ngân hàng phải dự phòng trước khả năng cung cấp vốn từ nhiều nguồn khác nhau và ở mức độ cao hơn so với nhu cầu thanh khoản trong ngắn hạn.

– Đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả.

Tỷ lệ về khả năng chi trả = Tài sản có có thể thanh toán ngay Tài sản nợ phải thanh toán ngay

Tổ chức tín dụng phải thường xuyên đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả đối với từng loại tiền, vàng như sau:

9

 Tỷ lệ tối thiểu bằng 15% giữa tổng tài sản có thanh toán ngay và tổng nợ phải trả.

 Tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản có đến hạn thanh toán trong 7 ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày hôm sau và tổng tài sản nợ đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau.

– Sử dụng các biện pháp dự báo thanh khoản, như:

 Phương pháp tiếp cận nguồn và sử dụng vốn

Cách đo lường này bắt đầu với thực tế là khả năng thanh khoản tăng khi tiền gửi tăng và cho vay giảm; và khả năng thanh khoản giảm khi tiền gửi giảm và cho vay tăng. Bất cứ lúc nào khi nguồn tạo ra thanh khoản và nhu cầu sử dụng thanh khoản không cân bằng với nhau, ngân hàng có một độ lệch thanh khoản được xác định như sau:

Độ lệch thanh khoản = Tổng cung thanh khoản – Tổng cầu thanh khoản Trong đó:

Cung thanh khoản: là các khoản vốn làm tăng khả năng chi trả của ngân hàng, bao gồm: các khoản tiền gửi đang đến, doanh thu từ việc bán các khoản dịch vụ, thu hồi tín dụng đã cấp, bán các tài sản đang kinh doanh và sử dụng, vay mượn từ thị trường tiền tệ.

Cầu thanh khoản: là nhu cầu vốn cho các mục đích hoạt động của ngân hàng, bao gồm: khách hàng rút các khoản tiền gửi, yêu cầu cấp các khoản tín dụng có chất lượng cao, hoàn trả các khoản vay mượn phi tiền gửi, chi phí phát sinh khi kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ, thanh toán cổ tức cho các cổ đông.

Khi tổng cung thanh khoản > tổng cầu thanh khoản: ngân hàng có một độ lệch thanh khoản dương, và phần thanh khoản thặng dư nhanh chóng được đầu tư vào những tài sản sinh lợi cho đến khi chúng được cần đến để trang trải nhu cầu tiền sau này.

Khi tổng cung thanh khoản < tổng cầu thanh khoản: ngân hàng có một độ lệch thanh khoản âm, ngân hàng cần phải gia tăng thanh khoản từ nhiều nguồn cung cấp

10

sẵn có khác nhau một cách kịp thời với chi phí rẻ nhất.

 Phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn

Bước 1: Chia các khoản tiền gửi và các nguồn khác thành các loại trên cơ sở ước lượng xác suất rút tiền của khách hàng. Ví dụ, có thể chia tiền gửi và các khoản huy động phi tiền gửi của ngân hàng thành 3 loại:

 Loại 1: ổn định thấp

 Loại 2: ổn định vừa phải

 Loại 3: ổn định cao

Bước 2: Xác định mức dự trữ thanh khoản cho từng loại trên cơ sở ấn định tỷ lệ dự trữ thích hợp với trạng thái của chúng [13]. Ví dụ:

 Đối với loại 1: 95%

 Đối với loại 2: 30%

 Đối với loại 3: 15%

Như vậy, nhu cầu dự trữ thanh khoản cho các khoản tiền gửi và các khoản huy động phi tiền gửi được xác định như sau:

Dự trữ thanh khoản tài sản nợ huy động = 95% (Nguồn ổn định thấp – Dự trữ bắt buộc) + 30% (Nguồn ổn định vừa – Dự trữ bắt buộc) + 15% (Nguồn ổn định cao – Dự trữ bắt buộc)

Đối với các khoản tiền cho vay, ngân hàng phải sẵn sàng mọi lúc một khi khách hàng nộp đơn xin vay và thỏa mãn các tiêu chuẩn tín dụng của ngân hàng. Sau khi được chấp thuận, hạn mức cho vay có thể ra khỏi ngân hàng chỉ trong phạm vi vài giờ hoặc vài ngày sau đó. Như vậy:

Tổng nhu cầu thanh khoản = Dự trữ thanh khoản tài sản nợ huy động + Nhu cầu tiền vay tiềm năng

 Phương pháp xác định xác suất mỗi tình huống

Bước 1: Ngân hàng dự đoán khả năng xảy ra của mỗi trạng thái thanh khoản theo ba cấp độ

 Khả năng xấu nhất khi: tiền gửi xuống thấp dưới mức dự kiến hoặc tiền vay lên cao trên mức dự kiến

11

 Khả năng tốt nhất khi: tiền gửi lên cao trên mức dự kiến hoặc tiền vay xuống thấp dưới mức dự kiến

 Khả năng thực tế: nằm ở cấp độ nào đó ở hai cấp độ trên Bước 2: Xác định nhu cầu thanh khoản theo công thức

Trạng thái thanh khoản dự kiến = 𝑛𝑖=1𝑃𝑖 𝑥 𝑆𝐷𝑖

Trong đó: Pi: Xác suất tương ứng với một trong ba khả năng

SDi: Thặng dư hay thâm hụt thanh khoản theo mỗi khả năng

 Phương pháp tiếp cận các chỉ số thanh khoản (đây là phương pháp được tác giả lựa chọn để phân tích thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản của hệ thống NHTM Việt Nam trong chương 2)

Chỉ số trạng thái tiền mặt H1 H1 = Tiền mặt + Tiền gửi NHNN

Tổng tài sản có

Chỉ số này càng cao chứng tỏ ngân hàng có khả năng xử lý các tình huống thanh khoản tức thời.

Chỉ số dư nợ trên tổng tài sản H2 H2 = Dư nợ

Tổng tài sản có

Vì cho vay là tài sản kém thanh khoản nhất, do đó nếu H2 càng lớn thì ngân hàng càng bộc lộ là kém thanh khoản.

Chỉ số cấp tín dụng trên tiền gửi của khách hàng H3

H3 = Dư nợ

Tiền gửi khách hàng

Nếu một ngân hàng có chỉ số cấp tín dụng trên tiền gửi của khách hàng cao, hàm ý ngân hàng đã dựa chủ yếu vào nguồn vốn ngắn hạn hơn là nguồn vốn dài hạn để tài trợ tín dụng. Điều này có thể là tiềm ẩn rủi ro thanh khoản trong tương lai cho ngân hàng nếu như hiện tại ngân hàng đã đi vay hết (hay gần hết) khả năng của mình trên thị trường tiền tệ.

12

Chỉ số chứng khoán có tính thanh khoản cao trên tổng tài sản H4 H4 = Chứng khoán có tính thanh khoản cao

Tổng tài sản có

Chỉ số này càng cao thì khả năng thanh khoản của ngân hàng càng cao.

Chỉ số tiền gửi và cho vay TCTD trên tiền gửi và vay từ TCTD H5 H5 = Tiền gửi và cho vay các TCTD

Tiền gửi và vay từ các TCTD

Chỉ số này cho thấy trạng thái vay ròng của ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng. Chỉ số này càng cao thì khả năng thanh khoản của ngân hàng càng cao.

1.1.3.3 Ý nghĩa của quản trị rủi ro thanh khoản:

Đối với khách hàng:

Thử hình dung điều gì sẽ xảy ra cho một ngân hàng nếu khách hàng muốn rút tiền gửi của mình mà ngân hàng không có sẵn tiền mặt để chi trả? Hậu quả thật khó lường. Nó có thể là một hồi chuông báo tử của ngân hàng. Không một ngân hàng hùng mạnh nào có thể đứng vững nếu tất cả những người gửi tiền xếp hàng rút tiền ra. Vì vậy, quản trị rủi ro thanh khoản giúp ngân hàng luôn dự trữ một lượng tiền mặt thích hợp và tài sản thanh khoản chất lượng cao có thể chuyển hóa thành tiền mặt dễ dàng để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng gửi tiền cũng như khách hàng vay tiền; qua đó, củng cố niềm tin cho khách hàng.

Đối với ngân hàng:

Quản trị rủi ro thanh khoản hiệu quả sẽ giúp ngân hàng đảm bảo khả năng đáp ứng các nghĩa vụ nợ khi đến hạn. Ngoài ra còn giúp ngân hàng duy trì một tỷ lệ hợp lý giữa vốn dùng cho dự trữ và vốn dùng cho kinh doanh, đảm bảo hài hòa chi phí dành cho thanh khoản và lợi nhuận của ngân hàng. Bên cạnh đó, quản trị rủi ro thanh khoản hiệu quả còn mang lại một loạt các lợi ích như: làm trơn tru hoạt động của ngân hàng, tránh bán tháo tài sản, cải thiện khả năng sinh lời và tăng cường khả năng thanh toán của ngân hàng.

Đối với nền kinh tế:

Ngân hàng là một kênh quan trọng cung ứng vốn cho nền kinh tế. Việc quản trị rủi ro thanh khoản hiệu quả giúp ngân hàng hoạt động trơn tru, cung ứng vốn cho

13

nền kinh tế không bị trì trệ, giúp nền kinh tế ngày càng tăng trưởng và phát triển.

Một phần của tài liệu Tài liệu luận văn Ứng Dụng Basel III Vào Quản Trị Rủi Ro Thanh Khoản Tại Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam (Trang 20 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)