CÁCH NHẬP SỐ LIỆU VÀ XỬ LÝ KẾT QUẢ TÍNH TOÁN

Một phần của tài liệu Phân tích khung thép phẳng dạng ống có liên kết nửa cứng (Trang 79 - 85)

CỨNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO

5.4 CÁCH NHẬP SỐ LIỆU VÀ XỬ LÝ KẾT QUẢ TÍNH TOÁN

Nhập số liệu cho chương trình, xin tham khảo thêm ở tài liệu [30], ở đây chỉ trình bày cách nhập số liệu cho những phần mới của chương trình.

5.4.1 Số Liệu Liên Kết Nửa Cứng

Hỡnh 5.4 Menu chớnh cuỷa chửụng trỡnh

Để vào bài toán phân tích khung thép phẳng có liên kết nửa cứng bằng phương pháp hiệu chỉnh khớp dẻo, chọn menu Bài toán khung/ Khung 2D/

Khung theùp.

Hình 5.5 Giao diện chương trình khi khai báo liên kết nửa cứng.

Nếu chọn mô hình liên kết là mô hình đa thức hay mô hình lũy thừa hai

thông số, thì ta phải nhập số liệu cho liên kết tương tự như Hình 5.6.

Hình 5.6 Nhập số liệu cho mô hình đa thức hoặc mô hình lũy thừa 2 thông số.

5.4.2 Dữ Liệu Phần Tử

Hình 5.7 Nhập dữ liệu phần tử

Khi nhập các đặc trưng hình học tiết diện (A, I, Z), có thể chọn trong cơ sở dữ dữ liệu tạo sẵn. Điều này làm cho quá trình nhập số liệu nhanh chóng và ít bị nhầm lẫn. Các đặc trưng khác E và FY, người sử dụng phải nhập thủ công.

Đơn vị tính trong chương trình không bị ràng buộc. Nhưng trong suốt quá trình nhập số liệu, đơn vị của các đại lượng phải khớp với nhau. Do đó, khi đơn vị của các đại lượng A, I, Z không là inch (A-in2, I-in4, Z-in3), thì chúng ta phải đổi sang đơn vị tương ứng (bằng cách bấm vào đơn vị cần đổi sang), bởi vì đơn vị chiều dài mặc định trong cơ sở dữ liệu là inch.

Sau khi nhập xong dữ liệu, chọn menu Tập tin/ Lưu tập tin (hoặc Ctrl+S) , chọn đường dẫn và đặt tên cho tập tin cần lưu như Hình 5.8.

Hình 5.8 Lưu dữ liệu cho bài toán khung thép 2D

Đến đây, chúng ta có thể xem được sơ đồ của khung vừa mới nhập bằng cách bấm vào nút Sơ đồ khung trên Hình 5.7, sơ đồ khung sẽ xuất hiện như Hình 5.9, nếu thấy chưa đúng với sơ đồ cần giải (do sai tọa độ nút hoặc định nghĩa nút đầu, cuối của phần tử chưa đúng), quay lại sửa số liệu và lưu lại. Kiểm tra sơ đồ đến khi nào đúng mới bấm nút Giải bài toán.

5.4.3 Xem Và Lưu Kết Quả Tính Toán

Khi bài toán đã được giải, bấm vào nút Sơ đồ khung trên form BẢNG KẾT QUẢ, ta sẽ có biểu đồ mômen, sơ đồ biến dạng… như Hình 5.10

Kết quả giải bài toán được lưu mặc định ở C:\kq.txt, tập tin kq.txt này chứa nhiều thông tin không cần thiết cho việc khai thác kết quả (những thông báo khi

chạy chương trình, các thuộc tính của phần tử…). Do đó, để lưu kết quả bài toán với những thông tin có chọn lọc bằng cách chọn menu Tập tin/ Lưu kết quả (hoặc Ctrl+K), chọn đường dẫn và đặt tên cho tập tin kết quả tương tự như khi lưu dữ liệu trên Hình 5.8.

Hình 5.9 Kiểm tra sơ đồ nút-phần tử khi nhập số liệu

Hình 5.10 Sơ đồ khung sau khi giải bài toán

5.4.4 Giao Diện Chương Trình Khi Khảo Sát Liên Kết Thép

Khi tính các hệ số của mô hình liên kết từ kết quả thực nghiệm, chọn menu Liên kết nửa cứng/Liên kết thép/Tạo mô hình từ thực nghiệm. Ta có thể mô hình hóa số liệu thực nghiệm thành hai loại mô hình là mô hình đa thức và mô hình lũy thừa hai thông số (Hình 5.6). Số liệu thực nghiệm được đưa vào chương trình bằng cách nhập trực tiếp hoặc có thể mở từ tập tin với phần mở rộng là *.txt, chạy chương trình rồi bấm vào nút Mở tập tin (Hình 5.6). Tập tin chứa số liệu thực nghiệm có định dạng như sau:

"SO DIEM THUC NGHIEM"

6

"*********************************"

"CAC GIA TRI CUA MOMENT"

"*********************************"

"STT Moment"

1 0 2 8.899 3 15.099 4 19.875 5 23.824 6 27.086

"***********************************"

"CAC GIA TRI CUA GOC XOAY"

"***********************************"

"STT Gocxoay"

1 0 2 0.002 3 0.004 4 0.006 5 0.008 6 0.01

Khi bấm vào nút Lưu số liệu thì số liệu nhập vào chương trình cũng được lưu dưới dạng tập tin như trên và thêm phần kết quả là các hệ số của mô hình ở cuối tập tin.

Khi tính hệ số độ cứng cho liên kết giữa hai ống RHS, xác định và kiểm tra khả năng chịu lực của liên kết này, chọn menu Liên kết nửa cứng/Liên kết thép/Liên kết RHS với RHS. Các thông số đặc trưng cho tiết diện của thanh cánh và thanh nhánh được nhập vào thông qua cơ sở dữ liệu phần tử đã tạo sẵn

(Hình 5.11). Chú ý là đơn vị của các đại lượng này là inch và các ống này theo tiêu chuẩn Mỹ. Do đó, đơn vị của các đại lượng khác là M1, E và fy cũng phải thống nhất với đơn vị này.

Hình 5.11 Khảo sát liên kết giữa hai thanh RHS 5.4.5 Một Số Sai Sót Của Chương Trình Cũ

• Thủ tục ATAN2_2D: Tính góc nghiêng của trục phần tử so với phương ngang (trục X của hệ tọa độ tổng thể).

Cần phải phân chia ra hai trường hợp đối với phần tử cột (phần tử có hoành độ điểm đầu và điểm cuối bằng nhau). Nếu nút đầu ở trên và nút cuối ở dưới thì góc của phần tử là –π/2, trường hợp ngược lại thì góc của phần tử là π/2.

• Thủ tục RKTSTF_2D: Tính độ cứng tiếp tuyến của liên kết.

Khi mômen tại đầu phần tử có liên kết nửa cứng đạt đến giá trị mômen tới hạn Mu của liên kết nửa cứng thì coi như đã hình thành khớp dẻo tại đầu phần tử này, và độ cứng tiếp tuyến của liên kết lúc này bằng 0, chứ không phải bằng độ

cứng tiếp tuyến khởi đầu Rki.

• Thủ tục Giaicmd_Click: Giải bài toán

Khi tính bài toán dàn có xét tới ảnh hưởng của sự không hoàn hảo về hình học, với hệ số giảm mô đun tiếp tuyến là 0.85 thì dòng gán E cho phần tử dàn trong chương trình phải là DULIEUDAN_2D(i,6)=0.85*DULIEUDAN_2D(i,6), chứ không phải DULIEUDAN_2D(i, 6)=0.85*DULIEUDAN_2D(i,7).

Một phần của tài liệu Phân tích khung thép phẳng dạng ống có liên kết nửa cứng (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(310 trang)