Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thành phần loài và đa dạng về loài Phù du, Cánh úp và Cánh lông tại khu vực nghiên cứu
3.1.2. Đa dạng về loài Phù du, Cánh úp và Cánh lông tại khu vực nghiên cứu
Qua kết quả phân tích, định loại dựa trên đặc điểm hình thái của đối tượng nghiên cứu theo các khóa định loại được công bố trong và ngoài nước, đã xác định được 44 loài thuộc 28 giống, 10 họ của bộ Phù du tại khu vực nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở Bảng 3.3.
Bảng 3.3. Số lƣợng và tỷ lệ (%) các taxon bậc giống và loài của các họ thuộc bộ Phù du tại khu vực nghiên cứu
TT Tên họ
Giống Tỷ lệ (%)
Loài Tỷ lệ (%)
Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%)
1. Baetidae 6 21,4 12 27,2
2. Caenidae 1 3,6 3 6,8
3. Ephemerellidae 4 14,3 5 11,4
4. Ephemeridae 1 3,6 4 9,1
5. Heptageniidae 6 21,4 7 15,9
6. Leptophlebiidae 5 17,9 7 15,9
7. Polymitarcyidae 1 3,6 1 2,3
8. Potamanthidae 2 7,0 3 6,8
9. Teloganellidae 1 3,6 1 2,3
10. Teloganodidae 1 3,6 1 2,3
Tổng 28 100 44 100
Tính đa dạng của Bộ Phù du ở KDT Mỹ Sơn được thể hiện ở số lượng loài đến số lượng giống.
Về bậc giống: họ Baetidae và họ Heptageniidae có số lượng giống lớn nhất, mỗi họ có 6 giống, chiếm 21,4%. Họ Leptophlebiedae có 5 giống chiếm 17,9%, họ Ephemerellidae có 4 giống chiếm 14,3%, họ Potamanthidae có 02 giống chiếm 7,0%. Các họ Caenidae, Ephemeridae, Polymitacyidae, Teloganellidae và Teloganodidae cùng có 01 giống chiếm 3,6%.
Về bậc loài: sự chênh lệch số lượng loài giữa các họ được thể hiện rõ nét khi phân tích số lượng loài giữa các họ. Họ Baetidae có số lượng loài nhiều nhất với 12 loài, chiếm 27,2%. Hai họ Heptageniidae và Leptophlebiedae cùng có 07 loài chiếm
chiếm 9,1%. Hai họ Caenidae vàPotamanthidae cùng có 03 loài chiếm 6,8%. Trong khi đó, các họ Polymitacyidae, Teloganellidae và Teloganodidae mỗi họ có 01 loài chiếm 2.3% (Hình 3.2).
Hình 3.2. Tỷ lệ (%) số loài theo từng họ của bộ Phù du tại khu vực nghiên cứu Để tìm hiểu đầy đủ hơn về đa dạng về loài của Phù du tại khu vực nghiên cứu, chúng tối tiến hành phân tích đa dạng của từng họ.
Họ Baetidae: trên thế giới đã xác định được khoảng hơn 800 loài thuộc 97 giống của họ Baetidae [25], đây là họ có số lượng loài nhiều nhất trong bộ Phù du.
Kết quả định loại mẫu vật tại khu vực nghiên cứu đã xác định được 12 loài thuộc 6 giống, đây là họ có số lượng loài lớn nhất trong các họ thu được của bộ Phù du. Kết quả này tương đương với các nghiên cứu trước đây về thành phần loài Phù du như của Nguyen V. V. và cs. (2001) [95], Nguyễn Văn Hiếu (2016) [3].
Bên cạnh đó, tại khu vực nghiên cứu, một số giống thu được ở hầu hết các điểm nghiên cứu như Acentrenlla, Baetis, Nigrobaetis. Tuy nhiên, một số giống như Baetilla, Platybaetis, Procloeon chỉ thu được ở các điểm thuộc khu vực suối đầu nguồn. Loài Procloeon spinosum cho tới nay được xem là đặc hữu cho khu hệ động vật ở Việt Nam.
Họ Caenidae: hiện nay các nghiên cứu về Phù du ở Việt Nam đã xác định được 4 giống thuộc họ Caenidae là Branchycercus, Caenoculis, Clypeocaenis và
Caenis. Ở khu vực nghiên cứu chỉ ghi nhận được duy nhất 3 loài thuộc giống Caenis. Trong nghiên cứu của Nguyen V. V. và cs. (2001) [95] cũng chỉ ghi nhận được duy nhất giống Caenis ở VQG Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
Họ Ephemellidae: trên thế giới đã mô tả được 155 loài thuộc 18 giống của họ Ephemellidae, trong đó ở miền Đông Phương đã ghi nhận sự có mặt của 21 loài thuộc 8 giống [25]. Tại khu vực nghiên cứu đã ghi nhận được 5 loài thuộc 4 giống, bao gồm: Cincticostella, Serratella, Teloganopsis, Torleya. So với nghiên cứu của Nguyễn Văn Hiếu (2016), nghiên cứu này không thu được các giống (Drunella, Ephacerella, Hyrtanella, Notacanthella).
Họ Ephemeridae: tổng hợp các nghiên cứu về họ Ephemeridae ở Việt Nam, đã xác định được 2 giống của họ này (Ephemera và Eatonigenia). Tại khu vực nghiên cứu mới chỉ ghi nhận được giống Ephemera gồm 4 loài. Tuy nhiên, một số loài thuộc họ này lại chưa được định danh tên khoa học, đây có thể là các loài mới cho khu hệ động vật Việt Nam cũng như trên thế giới. Cần có những nghiên cứu ở giai đoạn trưởng thành để có kết luận chắc chắn hơn.
Họ Heptageniidae: là một trong những họ có số lượng loài lớn nhất trên thế giới với hơn 500 loài thuộc 31 giống, các loài thuộc họ này có sự phân bố trên toàn thế giới trừ khu vực Australia chưa ghi nhận được sự có mặt của các loài thuộc họ Heptageniidae [25]. Tại khu vực nghiên cứu đã ghi nhận được 7 loài thuộc 6 giống (Asionurus, Iron, Ecdyonurus, Paegniodes, Thalerosphyrus và Trichogenia) đứng thứ hai sau họ Baetidae. Ngoài giống Ecdyonurus có mặt ở hầu hết các điểm nghiên cứu, cũng như có số lượng cá thể thu được nhiều, các họ còn lại chỉ thu được ở các điểm nghiên cứu ở khu vực đầu nguồn có dòng chảy mạnh, cấu trúc nền đáy là đá tảng, sỏi lớn và sỏi nhỏ. Theo nghiên cứu của Nguyen V. V. (2003) thì điều này có thể giải thích bởi các loài thuộc họ Heptageniidae có đặc điểm cơ thể dẹt, đốt dùi rộng có nhiều lông cứng, các cặp mang phát triển gồm cả dạng lá và dạng búi tơ ở gốc mang, do vậy chúng có khả năng thích nghi với lối sống bám đá ở các thủy vực nước chảy mạnh [83].
Số lượng loài tại khu vực nghiên cứu chỉ thu được bằng khoảng 1/3 so với
với 19 loài thuộc 9 giống ở VQG Hoàng Liên, các giống không thu được gồm:
Afronurus, Epeorus và Rhithrogeniella [3]. Tại khu vực nghiên cứu đã xác định được loài Paegniodes dao cho đến nay được xem là đặc hữu cho khu hệ động vật Việt Nam.
Họ Leptophlebiidae: đây cũng là một trong số các họ có số lượng loài lớn nhất trên thế giới với hơn 600 loài và có số lượng giống lớn nhất với 131 giống, các loài thuộc họ Leptophlebiidae có đời sống bơi lội tự do, thường sống ở nơi nước tĩnh hoặc nước chảy chậm [25]. Tương tự như nghiên cứu của Nguyen V. V. và cs.
(2001) [95] và Nguyễn Văn Hiếu (2016) [3] thì đây cũng là một trong ba bộ (Baetidae, Leptophlebiidae và Heptageniidae) có số lượng loài, số lượng giống nhiều nhất trong các họ thuộc bộ Phù du. Trong nghiên cứu của Nguyen V. V.
(2003) đã ghi nhận ở Việt Nam có 9 loài thuộc 5 giống của họ Leptophlebiidae. Tại khu vực nghiên cứu, đã xác định được 7 loài thuộc 5 giống của họ Leptophlebiidae.
Có thể thấy, ở khu vực nghiên cứu đã thu được tất cả các giống đã được ghi nhận ở Việt Nam. Điều này có thể do suối thuộc khu vực nghiên cứu có độ dốc không quá lớn, tốc độ dòng chảy trung bình, nhiều mùn bã hữu cơ nên phù hợp với đời sống của các loài thuộc họ này, đặc biệt là khu vực giữa nguồn và cuối nguồn.
Tại khu vực nghiên cứu đã xác định được loài Choroterpes vittata cho đến nay được xem là đặc hữu cho khu hệ động vật Việt Nam.
Họ Polymitarcyidae: các loài thuộc họ này thường thích nghi với đời sống đào bới nơi có nhiều cát và sỏi nhỏ thuộc khu vực ven bờ suối. Tại KDT Mỹ Sơn chỉ thu được 1 loài Polyplocia orientalis, đây cũng là loài duy nhất được ghi nhận ở khu hệ động vật Việt Nam. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Hiếu (2016) [3] không có họ này tại VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai, cho đến nay loài này được xem là đặc hữu cho khu hệ động vật Việt Nam.
Họ Potamanthidae: theo nghiên cứu của Barber-James et al. (2008), các loài của họ này chỉ phân bố ở miền Cổ Bắc (Palearctic), miền Tân Bắc (Nearctic) và miền Đông Phương (Oriental) với tổng số 23 loài thuộc 3 giống [25]. Ở Việt Nam đã định danh được 5 loài Rhoenanthus distafurcus, R. magnificus, R. obscurus, R.
sapa, Potamanthus formosus và 01 loài chưa được định danh Rhoenathus sp. Ở khu
vực nghiên cứu đã ghi nhận được 3 loài thuộc 2 giống. Trong đó, có loài Rhoenanthus speciousus lần đầu tiên ghi nhận cho khu hệ động vật Việt Nam. Loài này có sự phân bố ở khu vực Đông Nam Á gồm một số khu vực như Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam.
Họ Teloganellidae: theo nghiên cứu của Barber-James et al. (2008), các loài thuộc họ này có phân bố ở vùng Madagasca và vùng Đông Phương và chỉ có duy nhất 1 giống Teloganella [25]. Theo Nguyen V. V. (2003), ấu trùng của họ này được phân biệt với các họ khác của bộ Phù du bởi đặc điểm đốt đùi trước mở rộng tương đối lớn và mép ngoài ngắn, có nhiều lông lớn, mang 1 phát triển và có dạng sợi [83].
Tại khu vực nghiên cứu, họ Teloganellidae cũng chỉ ghi nhận được 01 loài Teloganella umbrata thuộc giống Teloganella. So với nghiên cứu của Nguyễn Văn Hiếu (2016) thì ở VQG Hoàng Liên không có các loài thuộc họ này.
Họ Teloganodidae: trên thế giới đã ghi được 13 loài thuộc 7 giống ở miền châu Phi và miền Đông Phương. Trong đó, miền Đông Phương chỉ có 5 loài thuộc 2 giống [25]. Ở Việt Nam mới chỉ ghi nhận được 01 loài duy nhất Teloganodes tritis thuộc giống Teloganodes. Loài này cũng được ghi nhận trong các nghiên cứu của Nguyen V. V. và cs. (2001) [95], Nguyễn Văn Hiếu (2016) [3].
3.1.2.2. Đa dạng về loài Cánh úp
Qua kết quả phân tích, đã ghi nhận được 10 loài thuộc 7 giống, 3 họ của bộ Cánh úp tại KDT Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam. Kết quả về số lượng và tỷ lệ (%) các taxon thuộc các bậc phân loại của Cánh úp được trình bày ở Bảng 3.4.
Bảng 3.4. Số lƣợng và tỷ lệ (%) các giống và loài của các họ thuộc bộ Cánh úp tại khu vực nghiên cứu
STT Tên họ Giống Loài
Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%)
1 Họ Nemouridae 1 12,5 1 10
2 Họ Peltoperlidae 2 25 2 20
3 Họ Perlidae 5 62,5 7 70
Về bậc giống: họ Perlidae có số lượng giống lớn nhất với 5 giống, chiếm 62,5%. Họ Peltoperlidae có 2 giống chiếm 25%, họ Neumouridae chỉ có duy nhất 1 giống chiếm 12,5%.
Về bậc loài: họ Perlidae cũng có số lượng loài nhiều nhất với 7 loài, chiếm 70%. Họ Peltoperlidae có 02 loài chiếm 20%, họ Neumouridae có 01 loài, chiếm 10% (Hình 3.3).
Hình 3.3. Tỷ lệ (%) số loài theo từng họ của bộ Cánh úp tại khu vực nghiên cứu Các nghiên cứu về khía cạnh phân loại học của bộ Cánh úp được thực hiện khá sớm và đầy đủ, tuy nhiên chủ yếu tập trung vào mẫu trưởng thành, đối với mẫu ấu trùng còn khá ít và tản mạn.
Để tìm hiểu các đặc điểm về thành phần loài cũng như sự khác nhau của các họ thuộc bộ Cánh úp, tiến hành phân tích các đặc điểm chính của từng họ với kết quả như sau:
Họ Nemouridae: là một trong những họ có số lượng loài lớn nhất của bộ Cánh úp với hơn 600 loài thuộc 21 giống. Tuy nhiên, tổng hợp các nghiên cứu của Cao Thị Kim Thu (2002) [33], Nguyễn Văn Hiếu và cs. (2015, 2016) [3, 4], Fochetti R. và Ceci M. (2017) [50] đã ghi nhận được 19 loài thuộc 4 giống ở Việt Nam. Thiếu trùng thuộc họ này có cơ thể nhỏ, thon dài và có sự phân bố chủ yếu ở nơi nước chảy của các con suối nhỏ.
Tại khu vực nghiên cứu chỉ tìm thấy 1 loài Amphinemura sp. thuộc các điểm ở khu vực đầu nguồn.
Họ Peltoperlidae: là một trong những họ có số lượng loài ít nhất của bộ Cánh úp, các loài thuộc họ này có kích thước nhỏ, cơ thể dẹt và có hình dạng giống với gián. Chúng thường sống ở những con suối nhỏ, có lưu lượng nước ít, và thường len lỏi ở các khe của các hòn đá ở suối [49].
Tại khu vực nghiên cứu đã xác định được 2 loài thuộc 2 giống. Trong đó, loài Peltoperlopsis sp. chỉ tìm thấy ở khu vực đầu nguồn, ở khu vực hạ nguồn không tìm thấy cá thể nào thuộc họ này. So với nghiên cứu của Nguyễn Văn Hiếu (2016) [3], ở VQG Hoàng Liên chỉ ghi nhận được loài Cryptoperla bisaeta nhưng không có loài Peltoperlopsis sp..
Họ Perlidae: các loài thuộc họ Perlidae có phân bố rộng và có số lượng loài lớn nhất trong bộ Cánh úp với khoảng hơn 1000 loài thuộc 52 giống đã được ghi nhận trên thế giới. Các loài thuộc họ này sống ở cả các thủy vực nước chảy và nước đứng, ở những nơi nước đứng không có dòng chảy qua các mang của chúng, chúng thường vận động cơ thể lên và xuống để lấy ô xi. Chính vì sự dễ dàng thích nghi ở nhiều dạng môi trường sống nên chúng có sự phân bố rộng rãi [49].
Tại KDT Mỹ Sơn, đã ghi nhận được 7 loài thuộc 5 giống của họ Perlidae.
Trong các nghiên cứu trước đây về Cánh úp, họ Perlidae cũng có số lượng loài cũng như số lượng cá thể lớn nhất như trong các công bố của Cao Thị Kim Thu (2002, 2011) [9, 33], Nguyễn Văn Hiếu và cs. (2015, 2016) [3, 4].
3.1.2.3. Đa dạng về loài Cánh lông
Kết quả phân tích mẫu ấu trùng Cánh lông tại KDT Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam đã ghi nhận được 28 loài thuộc 24 giống và 13 họ. Do những nghiên cứu về phân loại học đa số chỉ tập trung ở đối tượng mẫu trưởng thành, trong khi đó các nghiên cứu về ấu trùng còn rất ít nên nhiều loài chưa được định danh, đây có thể là những loài mới cho khoa học hay loài mới cho khu hệ động vật ở Việt Nam. Do đó, cần có các nghiên cứu chuyên sâu hơn. Kết quả nghiên cứu về đa dạng loài Cánh lông được trình bày cụ thể tại Bảng 3.5.
Bảng 3.5. Số lƣợng và tỷ lệ (%) các taxon bậc giống và loài của các họ thuộc bộ Cánh lông tại khu vực nghiên cứu
TT Tên họ
Giống Loài
Số lƣợng Tỷ lệ
(%) Số lƣợng Tỷ lệ (%)
1 Họ Calamoceratidae 1 4,2 1 3,6
2 Họ Helicopsychidae 1 4,2 1 3,6
3 Họ Hydropsychidae 8 33 9 32
4 Họ Goeridae 1 4,2 2 7,1
5 Họ Limnephilidae 2 8,3 2 7,1
6 Họ Leptoceridae 4 17 5 18
7 Họ Odontoceridae 1 4,2 2 7,1
8 Họ Philopotamidae 1 4,2 1 3,6
9 Họ Psychomyiidae 1 4,2 1 3,6
10 Họ Rhyacophilidae 1 4,2 1 3,6
11 Họ Sericostomatidae 1 4,2 1 3,6
12 Họ Stenopsychidae 1 4,2 1 3,6
13 Họ Uenoidae 1 4,2 1 3,6
Tổng 24 100 28 100
Về bậc giống: họ Hydropsychidae có số lượng giống lớn nhất với 8 giống chiếm 33%. Họ Leptoceridae có 4 giống chiếm 17%, họ Limnephilidae có 2 giống chiếm 8,3%. Các họ Calamoceratidae, Helicopsychidae, Goeridae, Odontoceridae, Philopotamidae, Psychomyiidae, Rhyacophilidae, Sericostomatidae, Stenopsychidae cùng có 01 giống chiếm 4,2% cho mỗi họ.
Về bậc loài: họ Hydropsychidae tiếp tục là họ có số lượng loài nhiều nhất với 9 loài chiếm 32%, họ Leptoceridae có 5 loài chiếm 18%. Các họ Goeridae, Limnephilidae và Odontoceridae cùng có 2 loài chiếm 7,1% cho mỗi họ. Các họ còn lại, mỗi họ có 01 loài chiếm 3,6% cho mỗi họ (Calamoceratidae, Helicopsychidae, Philopotamidae, Psychomyiidae, Rhyacophilidae, Sericostomatidae, Stenopsychidae) (Hình 3.4).
Hình 3.4. Tỷ lệ (%) số loài theo từng họ của bộ Cánh lông tại khu vực nghiên cứu
Để tìm hiểu các đặc điểm về thành phần loài cũng như sự khác nhau của các họ thuộc bộ Cánh lông, tiến hành phân tích các đặc điểm chính của từng họ với kết quả như sau:
Họ Calamoceratidae: được ghi nhận từ những năm 1906 bởi Ulmer, các loài thuộc họ này có sự phân bố trên toàn thế giới với khoảng 175 loài thuộc 8 giống, chúng thường sống trong tổ được ghép bởi các lá cây, tổ dẹt, các loài thuộc họ này thướng sống ở suối nhỏ có tốc độ dòng chảy vừa và chậm, nơi chúng có thể dễ dàng thu nhận thức ăn là các mảnh vụn thực vật [56].
Chỉ xác định được duy nhất 1 loài Anisocentropus sp. ở khu vực nghiên cứu, ở nghiên cứu của Nguyễn Văn Hiếu (2016) cũng chỉ ghi nhận được 1 loài (Ganonema sp.) của họ này ở VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai [3].
Họ Helicopsychidae: các loài của họ này có hình dạng tổ rất đặc trưng với dạng xoắn ốc, được ghép bởi các hạt cát. Tổ của chúng rất dễ nhầm với các loài ốc thủy sinh khi nhìn bằng mắt thường. Họ này chỉ bao gồm 2 giống là Helicopsyche với khoảng 250 loài đã được ghi nhận và giống Rakiura chỉ có 01 loài duy nhất ở
Ở khu vực nghiên cứu, các loài thuộc họ này thường thu được ở khu vực rễ của thực vật thủy sinh ở trong lòng suối hoặc bề mặt của đá. Chỉ có duy nhất loài Helicopsyche sp. được tìm thấy ở hầu hết các điểm nghiên cứu. Ở nghiên cứu của Nguyễn Văn Hiếu (2016), không ghi nhận sự có mặt của loài này ở VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai [3].
Họ Hydropsychidae: là một trong những họ phổ biến của bộ Cánh lông với khoảng 1.500 loài đã được mô tả trên toàn thế giới. Tổ của chúng thường được cố định ở đá trong lòng suối và có sự biến đổi giữa các giống với nhau, nhiều giống có hình dạng tổ gần giống với tổ của ấu trùng các loài thuộc bộ Cảnh vảy (Lepidoptera) ở nước [56].
Tại hầu hết các điểm nghiên cứu tại KDT Mỹ Sơn đều ghi nhận sự có mặt của loài này với 9 loài thuộc 8 giống, cho thấy đây là loài thích nghi được với nhiều môi trường sống khác nhau. Ở các nghiên cứu trước đó của Nguyen V. V. và cs.
(2001) [95], Hoang D. H. (2005) [54] và của Nguyễn Văn Hiếu (2016) [3] đều cho thấy đây là họ có số lượng loài lớn nhất trong bộ Cánh lông cũng như có sự phân bố rộng ở hầu hết các điểm nghiên cứu.
Họ Goeridae: các loài của họ này có tổ được cấu trúc bởi các mảnh vụn của đá, một số giống kết dính các hòn đá cuội nhỏ và cát để tạo thành tổ. Chúng thường sống ở nơi nước chảy ở suối, thức ăn của chúng thường là các sinh vật bám quanh rễ của thực vật thủy sinh. Trên thế giới có khoảng 170 loài thuộc 10 giống [56].
Chỉ có duy nhất giống Goera thu được tại khu vực nghiên cứu, đây là giống có số lượng loài lớn nhất trong họ Goeridae. Ở nghiên cứu của Nguyễn Văn Hiếu (2016), không ghi nhận sự có mặt của loài này ở VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai [3].
Họ Limnephilidae: đây là một trong những họ có số lượng loài tương đối lớn của bộ Cánh lông với hơn 900 loài đã được mô tả thuộc 95 giống, các loài của họ này thường phân bố ở các con suối có độ cao lớn. Tổ của loài này khá đa dạng, có khi được ghép bởi các mảnh thân thực vật khác nhau, đôi khi có là ghép từ nhiều mảnh đá khác nhau cùng cỡ. Hoặc một nửa tổ là bằng lá và một nửa tổ bằng cát và mảnh đá. Một số giống còn kết tổ từ vỏ ốc [56].