Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Phân bố của Phù du, Cánh úp và Cánh lông theo tính chất dòng chảy
Giá trị của chỉ số ĐDSH
lông trong khoảng diện tích 0,25m2 theo tính chất dòng chảy (nơi nước chảy và nơi nước đứng) được trình bày trong Bảng 3.7.
Bảng 3.7. Số lƣợng loài và số lƣợng cá thể trung bình của bộ Phù du, bộ Cánh úp và bộ Cánh lông theo tính chất dòng chảy
STT Các bộ Số loài/0,25m2 Số cá thể/0,25m2
Nước chảy Nước đứng Nước chảy Nước đứng 1 Bộ Phù du 6,80± 0,38 6,44± 0,35 25,92±1,28 20.12±0,94 2 Bộ Cánh úp 1,08±0,31 0,88±0,30 3,36±0,87 1,84±0,57 3 Bộ Cánh lông 1,68±0,47 0,96±0,44 4,04±0,79 2,56±0,86
Mức ý nghĩa α α <0,05
Kết quả tính toán tại Bảng 3.7 cho kết quả như sau:
Bộ Phù du có số lượng loài trung bình ở nơi nước chảy là 6,80± 0,38 (loài/0,25m2), ở nơi nước đứng là 6,44± 0,35 (loài/0,25m2); số lượng cá thể nơi nước chảy là 25,92±1,28 (loài/0,25m2), ở nơi nước đứng là 20,12±0.94 (loài/0,25m2). So sánh các giá trị trung bình số lượng loài và số lượng cá thể giữa nơi nước chảy và nơi nước đứng, kết quả cho thấy sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê (với mức ý nghĩa α<0,05).
Bộ Cánh úp có số lượng loài nơi nước chảy và nước đứng lần lượt là 1,08±0,31 (loài/0,25m2) và 0,88±0,30 (loài/0,25m2); số lượng cá thể nơi nước chảy là 3,36±0,87 (loài/0,25m2) và nơi nước đứng là 1,84±0,5 (loài/0,25m2). So sánh các giá trị trung bình số lượng loài và số lượng cá thể giữa nơi nước chảy và nơi nước đứng, kết quả cho thấy sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê (với mức ý nghĩa α<0,05).
Bộ Cánh lông có số lượng loài nơi nước chảy là 1,68±0,47(loài/0,25m2), nơi nước đứng là 0,96±0,44 (loài/0,25m2); số lượng cá thể nơi nước chảy là 4,04±0,79 (loài/0,25m2), nơi nước đứng là 2,56±0,86 (loài/0,25m2). So sánh các giá trị trung bình số lượng loài và số lượng cá thể giữa nơi nước chảy và nơi nước đứng, kết quả cho thấy sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê (với mức ý nghĩa α<0,05).
So với nghiên cứu của Nguyễn Văn Hiếu (2016) [3], về sự phân bố theo tính chất dòng chảy đã cho kết quả về số lượng loài và số lượng cá thể ở nơi nước chảy cao hơn nơi nước đứng với mức ý nghĩa α<0,05. Nghiên cứu này đã cho kết quả về cả số lượng loài và số lượng cá thể ở nơi nước chảy và nơi nước đứng khác nhau là không có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa α<0,05. Điều này có thể giải thích bởi chiều rộng mặt nước của suối Khe Thẻ tại nhiều điểm nghiên cứu là không quá lớn để có sự tách biệt rõ ràng giữa nơi nước chảy và nơi nước đứng; tốc độ dòng chảy không quá lớn nên nhiều loài có đời sống bơi lội tự do vẫn có khả năng sinh sống tại cả hai khu vực nơi nước chảy và nơi nước đứng. Qua nghiên cứu, cho thấy các khu vực nghiên cứu có tốc độ dòng chảy yếu, diện tích mặt nước bé, thì việc nghiên cứu sự phân bố các loài thuộc bộ Phù du, bộ Cánh úp và bộ Cánh lông ở nơi nước chảy và nơi nước đứng là không có sự chênh lệch lớn và sự khác nhau là không có ý nghĩa thống kê.
Bên cạnh đó, khi tiến hành so sánh ba bộ Phù du, Cánh úp và Cánh lông về số lượng loài và số lượng cá thể ở cả nơi nước chảy và nơi nước đứng kết quả đều cho thấy số lượng loài và số lượng cá thể của Phù du đều chiếm ưu thế so với Cánh lông và Cánh úp. Tuy nhiên sự chênh lệch trung bình số lượng loài và số lượng cá thể giữa Cánh lông và Cánh úp là không cao.
Kiểm định giả thiết thống kê giữa các giá trị trung bình, kết quả cho thấy số lượng loài và số lượng cá thể trung bình ở cả nơi nước chảy và nơi nước đứng giữa Phù du và Cánh úp, giữa Phù du và Cánh lông là khác nhau có ý nghĩa thống kê (với mức ý nghĩa α<0,05).
Như vậy, ở nơi nước chảy và nơi nước đứng thì số lượng loài và số lượng cá thể của Phù du luôn chiếm ưu thế và hai bộ Cánh úp và Cánh lông thì có sự khác nhau là ngẫu nhiên, với mức ý nghĩa α<0,05. Kết quả này có thể giải thích là do các loài Phù du có sự đa dạng trong các hình thức sống nên có thể thích nghi ở nhiều dạng sinh cảnh khác nhau, kết quả này tương đương với những nghiên cứu về sự phân bố của bộ Phù du theo tính chất dòng chảy của Nguyễn