Bảng 4.2 PHIẾU GIAO NHẬN THÀNH PHẨM CẤP ĐÔNG Ngày: 27/03/

Một phần của tài liệu Luận văn: HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KTTN CỦA F7 TRỰC THUỘC AGIFISH doc (Trang 34 - 37)

- Tỷ lệ hao hụt: là tỷ lệ được xác định cuối cùng và có nghĩa là để làm ra 1 kg thành phẩm fillet thì phải cần bao nhiêu nguyên liệu ban đầu.

Bảng 4.2 PHIẾU GIAO NHẬN THÀNH PHẨM CẤP ĐÔNG Ngày: 27/03/

Ngày: 27/03/2008

Khách hàng: Lê Kim Hương Mã số lô: 005608787

NL: 35.568 kg BQ: 1,04 kg/con Thành phẩm GR1 GR2 GR TP TP TP KH Size Qui cách kh kg kh kg kh kg Tổng TP Kailis33 100-150 IQF 1.100 1.100 Kailis15 120-170 BL5.0 74 370 370 AMD241 170-220 IQF 570 570 Kailis15 220-280 BL5.0 59 295 295 S.De.Ma 120-220 IQF 1.060 1.060 S83 120-170 BL5.0 1.460 1.460 170-220 BL5.0 171 855 46 230 1.085 Isiodo2 220-UP BL5.0 239 1.195 63 315 1.510 S7 120-170 IQF 1.440 1.440 Isiodo1 170-220 BL5.0 163 815 815 220-UP BL5.0 13 65 65 U-150 BL2.75 1 2,75 2,75 Tồn 3-7 IQF 450 450 Gởi cấp đông F360

Chương 4: HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BC GVHD: Th.s Võ Nguyên Phương KTTN CỦA F7

Bảng 4.2 có các chi tiết gần giống như bảng 3.5 nhưng bảng 3.5 là do tổ Nghiệp Vụ tổng hợp nhưng để hợp lý hơn thì đội Xếp Khuôn nên thực hiện công việc này, vì trách nhiệm của đội Xếp Khuôn là quản lý số lượng khuôn và số lượng thành phẩm từ đội II chuyển qua có khớp không. Cột thành phẩm cần thể hiện rõ ứng với từng khách hàng, size và qui cách phù hợp thì có thành phẩm thuộc GRAP nào như vậy sẽ đầy đủ hơn.

Nhìn chung do F7 đã hình thành hệ thống kế toán trách nhiệm đã lâu, có những cái đã đi vào nề nếp và hoạt động hiệu quả nên các ý kiến đóng góp trên nhằm mục đích là hoàn thiện hơn hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm cho F7.

Ở mỗi khâu mỗi bộ phận nên hoàn tất nhiệm vụ của mình có như vậy mới tiết kiệm được chi phí, của cải và thời gian. Vì họ chính là người trực tiếp tham gia quản lý, điều hành và theo dõi các công việc phát sinh hàng ngày nên việc nhận xét và đánh giá của họ sẽ chính xác và hiệu quả nhất.

Bên cạnh đó, trước tình hình thị trường hiện nay thì việc quản lý chi phí sản xuất còn bị ảnh hưởng rất lớn bởi giá cả:

(1) Do giá thức ăn tăng liên tục nên giá nguyên liệu cũng tăng theo, đầu vào tăng nhưng đầu ra không ổn định.

(2) Giá cả hàng hóa tăng nên cũng kéo theo các chi phí khác tại Xí nghiệp cũng tăng như chi phí điện, nước, vật tư và xăng dầu…. Việc tăng giá các chi phí này là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả sản xuất đồng thời cũng có sức ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của đa số bộ phận công nhân viên chức.

=> Giá nguyên liệu và các loại chi phí phát sinh khác tăng nhưng giá xuất không tăng được đó là một trong những nguyên nhân chính làm cho việc sản xuất gặp rất nhiều khó khăn. Vì như thế nhà máy không đủ sức để vừa trang trải chi phí sản xuất vừa có thể đảm bảo được cuộc sống của người lao động.

Đứng trước tình hình này rất cần có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước trong nền kinh tế, đảm bảo cân đối tiền tệ, tín dụng, ngân sách và hàng hóa để có thể giữ được ở mức giá ổn định. Trong đó, đặc biệt cần chú trọng những biện pháp như điều hòa lãi suất, tỷ giá, thu hút nguồn vốn ngoại tệ, phát hành trái phiếu... nhằm cân đối cung cầu về tiền tệ và tín dụng.

PHẦN KẾT LUẬN GVHD: Th.s Võ Nguyên Phương

PHẦN KẾT LUẬN

1. Kiến nghị

Để góp phần vào việc củng cố và hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm cho các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam nhằm mang lại hiệu quả đáng kể cần được sự quản lý và điều tiết của Nhà Nước trong một số việc như sau:

- Hoàn thiện về lý luận kế toán quản trị ở Việt Nam như xác lập mô hình kế toán quản trị phù hợp với các loại hình và qui mô của các doanh nghiệp khác nhau. Mặc dù, kế toán quản trị mang đậm tính đặc thù và là vấn đề mang màu sắc chi tiết gắn với từng doanh nghiệp cụ thể, do đó không thể có quy định thống nhất về nội dung kế toán quản trị cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên rất cần sự hướng dẫn, định hướng của Nhà Nước để kế toán quản trị có thể dễ dàng đi vào thực tế và thực sự được thừa nhận như một tất yếu không thể hòa tan vào kế toán tài chính.

- Cần có biện pháp điều tiết tỷ giá USD/VND. Vì hiện nay tỷ giá USD/VND đang biến động, VND đang dần bị mất giá do ảnh hưởng của lạm phát và do Việt Nam là nước đang phát triển đồng thời cũng đang trong giai đoạn hội nhập nên số lượng USD tràn vào khá lớn. Mà VND mất giá sẽ dẫn đến khá nhiều khó khăn cho các nhà xuất nhập khẩu của ta, điều này cũng làm ảnh hưởng khá lớn đến hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp đang hoạt động hiện nay.

- Cần có các chính sách quản lý điều tiết các ngành nghề sản xuất cho hợp lý. Nên khuyến khích hơn các ngành nghề mới có tiềm năng, cần có cái nhìn toàn diện và tổng quát về sự phát triển của nền kinh tế trong tương lai. Vì hiện nay có tình trạng khi thấy ngành nghề nào hoạt động có lợi nhuận cao là người dân liền đổ xô theo, ví dụ như thấy lúa có giá thì các hộ nuôi tôm lấp ao chuyển sang trồng lúa mà chưa có sự canh tác, khảo sát hợp lý; cũng như khi thấy giá cá nguyên liệu tăng thì người dân có xu hướng đào ao nuôi cá. Nhìn chung họ chỉ có cái nhìn trước mắt mà không nghĩ đến những ảnh hưởng và lợi ích về sau. Từ những lý do trên nên rất cần có sự quan tâm của Nhà Nước trong việc quản lý, điều tiết các ngành nghề sản xuất kinh doanh để đạt hiệu quả cao hơn.

- Nên hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc vay ngân hàng bằng ngoại tệ. Việc làm này nhằm đảm bào cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuận tiện hơn trong việc thanh toán và có thể tránh được các biến động của chênh lệch tỷ giá.

PHẦN KẾT LUẬN GVHD: Th.s Võ Nguyên Phương Bên cạnh đó, tự bản thân Agifish cũng cần có những biện pháp khắc phục những khó khăn đang mắc phải, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất đạt hiệu quả cao:

- Cần quan tâm và mở rộng thị trường tiêu thụ.

- Tăng hệ số lương cho người lao động nhằm đảm bảo cho họ có cuộc sống khá hơn trước tình hình hiện nay.

- Củng cố và hoàn thiện hơn nữa các tổ hợp, liên hợp sản xuất nuôi cá sạch để có nguồn hàng rẻ và đạt chất lượng.

- Tăng thêm chi phí cho việc tu dưỡng, cải tạo máy móc và đào tào tay nghề cho công nhân; bên cạnh đó cần có các chính xác thu hút và nuôi dưỡng nhân tài.

2. Kết luận

Hội nhập toàn cầu là một xu thế tất yếu, các doanh nghiệp Việt Nam muốn đứng vững trong chính nền kinh tế đang chuyển đổi mạnh mẽ của đất nước mình thì phải làm sao để có thể vận hành các hoạt động một cách hữu hiệu và hiệu quả. Các doanh nghiệp cần công nghệ, nhân lực và quản lý tiên tiến trên con đường phát triển của mình. Xây dựng và duy trì một hệ thống quản lý khoa học tiên tiến là một trong những vấn đề quan trọng mà các nhà quản lý cần phải quan tâm. Kiểm soát quản lý là một trong những công cụ giúp cho các doanh nghiệp trong quá trình triển khai các chiến lược và đạt được mục đích của đơn vị đặt ra.

Hiện nay, cơ cấu tổ chức trong các công ty có sự phân công hoàn toàn theo chức năng không còn thịnh hành nữa mà mỗi bộ phận, mỗi nhân viên thường phải làm nhiều chức năng cùng một lúc. Và để giảm chi phí, tăng hiệu quả và kích thích sự đóng góp của nhân viên, xu hướng phân quyền trong cơ cấu đa chức năng đã và đang được áp dụng khá phổ biến. Trong đó việc xây dựng hệ thống quản lý, chuẩn hóa các hoạt động và yếu tố con người trong bộ máy công ty đóng vai trò quyết định, với sự cộng tác của các trưởng bộ phận và các nhân viên phía dưới góp phần tích cực để bộ máy quản lý được vận hành hiệu quả.

Vận dụng được những lý thuyết trong việc xây dựng và điều hành bộ máy quản lý, hiện nay F7 đang hoạt động và mang lại khá nhiều hiệu quả đáng kể. Mặc dù, đứng trước tình hình có nhiều biến động về giá cả nhưng với sự điều hành của BGĐ F7 cùng sự hỗ trợ của tổng công ty, F7 vẫn đạt được các chỉ tiêu đặt ra trong ba tháng đầu năm 2008. Đó được xem là một thành quả của việc vận dụng hiệu quả kế toán trách nhiệm trong việc quản lý và điều hành. Song qua đó đã góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, giải quyết được việc làm và nâng cao hơn nữa mức sống của người dân không chỉ trong tỉnh An Giang mà còn ở các tỉnh lân cận.

Một phần của tài liệu Luận văn: HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KTTN CỦA F7 TRỰC THUỘC AGIFISH doc (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)