Ngày: 27/03/2008
Khách hàng: Lê Kim Hương Thành phẩm (0) Size (1) GRAD1 kg (2) GRAD2 kg (3) Price1 usd (4) Price2 usd (5) T.tiền 1 usd (6) T.tiền 2 usd (7) 100-150 1.100 3,3 3.630 120-170 370 200 2,78 2,7 1.029 540 170-220 2.570 815 2,8 2,7 7.196 2.200 220-280 295 2,78 820 220-UP 65 2,7 176 120-200 1.060 3,25 3.445 120-170 1.460 1.440 3,4 3,25 4.964 4.680 170-220(S) 855 230 3,35 3,25 2.864 747 220-UP 1.195 315 3,35 3,25 4.003 1.024 Cá tra fillet 3-7 250 2,7 675 U-150(A) 2,7 2,5 7 Tổng 8.905 3.317 3,14 3,03 27.951 10.049 Trong đó:
(2) và (3) tương ứng GRAD1 và GRAD2 là cá đạt loại 1 và 2. (4) Giá tương ứng cá loại 1
(5) Giá tương ứng cá loại 2 (6) Thành tiền 1 = (2) * (4) và (7) Thành tiền 2 = (3) * (5)
Chỉ tiêu (4) = (6) / (2) tương tự chỉ tiêu (5) = (7) / (3). ( (6) + (7)) * 95% = Giá trị thành phẩm.
Chương 3: KTTN & BÁO CÁO BỘ PHẬN GVHD: Th.s Võ Nguyên Phương TẠI XÍ NGHIỆP 7
3.3. Đánh giá trung tâm trách nhiệm
3.3.1. Cơ sở đánh giá trách nhiệm của các đội thuộc F7
Sau một ngày làm việc bắt buộc các đội phải nộp các báo cáo, phiếu giao nhận cho tổ Nghiệp Vụ xí nghiệp tổng kết thành báo cáo hiệu quả sản xuất và báo cáo tổng hợp kết quả chế biến. Các số liệu này phải được báo cáo chính xác, kịp thời, và qua mỗi khâu kiểm tra điều phải có ký tên xác nhận trách nhiệm của người quản lý.
Để đánh giá trách nhiệm của đội I cần căn cứ vào số liệu sản xuất của đội I và phiếu nhập kho nguyên liệu, đối chiếu khớp ba bên: đội sản xuất, thủ kho nguyên liệu và khách hàng.
Để đánh giá trách nhiệm của đội II, Xếp Khuôn và Thành Phẩm căn cứ vào số lượng nguyên liệu nhập vào tương ứng thành phẩm xuất ra theo định mức phù hợp bên cạnh đó cần tăng cường việc quản lý, nâng cao tay nghề để có thể tối thiểu hóa phần phụ phẩm và cắt giảm được chi phí sản xuất.
Cơ sở đánh giá trách nhiệm của BGĐ là thái độ - trình độ quản lý và trách nhiệm quản lý trong công việc. Thái độ - trình độ quản lý thể hiện qua cách ứng xử với những tình huống có thể xảy ra dù tốt hay xấu. Trách nhiệm được hình thành trong suốt quá trình lãnh đạo, quản lý, theo dõi, kiểm tra, điều động, đề suất, kiến nghị đưa ra những cách làm có thể mang lại hiệu cao nhằm cải thiện cuộc sống của công nhân viên và mang lại nhiều thành quả cho công ty.
3.3.2. Đánh giá các trung tâm trách nhiệm của F73.3.2.1. F7 - trung tâm chi phí 3.3.2.1. F7 - trung tâm chi phí
Căn cứ vào bảng báo cáo hiệu quả sản xuất cùng bảng báo cáo tổng hợp kết quả chế biến được lập vào ngày 27/03/2008 đối với mặt hàng cá tra – basa fillet làm cơ sở để đánh giá trung tâm trách nhiệm của F7.
F7 chỉ sản xuất sản phẩm trực tiếp theo các đơn đặt hàng nhận được. Xí nghiệp mua nguyên liệu và sản xuất ngay khi có hợp đồng đặt hàng, lúc này qui trình sản xuất mới hoạt động. Điều đó nhằm làm giảm tồn kho tới mức thấp nhất, chống lãng phí và cải thiện được chất lượng. F7 được xem là một trung tâm chi phí vì F7 chỉ có quyền điều khiển sự phát sinh chi phí trong quá trình sản xuất chứ không có quyền đối với thu nhập cũng như sự đầu tư. Mà trung tâm chi phí được hình thành với mục tiêu là tăng tính tự chịu trách nhiệm và khả năng có thể kiểm soát được toàn bộ những chi phí phát sinh nội tại. Trong đó, đội trưởng là người trực tiếp kiểm soát chi phí và là người chịu trách nhiệm về những chi phí phát sinh tại đội, tổ trưởng phải có trách nhiệm đảm bảo lợi ích mang lại lớn hơn các chi phí phát sinh. F7 có nhiệm vụ lập và thực hiện các hợp đồng đúng theo thời hạn, quản lý tốt chất lượng, theo dõi vật tư, nhân công của các đội và nhân viên văn phòng xí nghiệp.
Phân bổ các chi phí sản xuất đúng bộ phận phát sinh của nó là việc làm không dễ dàng vì thông thường những chi phí khả biến là những chi phí có thể kiểm soát được còn định phí thì không. Do trong thực tế rất khó phân biệt một cách rạch ròi khoản định phí nào thuộc sự kiểm soát của bộ phận nào.
Để phân bổ chi phí cho các bộ phận trực thuộc có thể được tiến hành theo hai bước là tập hợp và phân bổ: tập hợp là quá trình các chi phí sẽ được tổng hợp từ các đội sản xuất sau đó tiến hành phân bổ chi phí đó cho từng loại sản phẩm, dịch vụ cụ thể.
Chương 3: KTTN & BÁO CÁO BỘ PHẬN GVHD: Th.s Võ Nguyên Phương TẠI XÍ NGHIỆP 7
Tổ nghiệp vụ của xí nghiệp không thực hiện nhiệm vụ phân bổ chi tiết chi phí cho từng loại sản phẩm để xác định giá thành thành phẩm mà chỉ có trách nhiệm thu thập và kiểm tra các hóa đơn, chứng từ, dữ liệu về chi phí đã sử dụng cho nguyên liệu đầu vào và thành phẩm đầu ra. Tức là các bộ phận trực thuộc cũng như ban quản lý xí nghiệp chỉ dừng lại ở việc quản và phải đảm bảo các chi phí phát sinh phải thật sự phù hợp với sản lượng thành phẩm sản xuất ra. Sau đó các số liệu này cùng bảng báo cáo hiệu quả sản xuất của xí nghiệp sẽ được chuyển lên phòng kế toán công ty để thực hiện việc tính giá thành thành phẩm và lập các bảng báo cáo thể hiện việc so sánh, phân tích chi phí sản xuất và chi phí đóng thùng theo định kỳ. Nói tóm lại, F7 chỉ dừng lại việc đánh giá hiệu quả sản xuất theo kế hoạch còn các công việc còn lại để xác định giá thành cũng như hiệu quả sản xuất là do bộ phận kế toán công ty thực hiện.
3.3.2.2. Đánh giá trung tâm trách nhiệm F7
Để đánh giá được hiệu quả đạt được trong ngày 27/03/2008: cần xem xét hai chỉ tiêu là tỷ lệ chế biến và tỷ giá sản xuất.
Thứ nhất: tỷ lệ chế biến được thể hiện ở hai phần là từ các công đoạn sản xuất và tỷ lệ hao hụt cuối cùng để làm ra 1 kg thành phẩm.