CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XÃ HỘI HOÁ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 2.1. Tổng quan Thành phố Hải Phòng và những tiềm năng phát triển du lịch Thành phố
2.2. Thực trạng hoạt động xã hội hoá du lịch tại Thành phố Hải Phòng
2.2.5. Thực trạng XHHHĐDL bằng cách đào tạo nguồn nhân lực cho ngành
Chú trọng đào tạo phát triển nguồn nhân lực hơn nữa để phát triển du lịch Hải Phòng nhanh và bền vững.
Hải Phòng có nhiều tiềm năng to lớn để phát triển du lịch và có đủ khả năng thực hiện được mục tiêu Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế quan trọng đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của thành phố,
và khu vực, phấn đấu đạt sớm kế hoạch so với lộ trình chung của cả nước, xứng đáng là địa bàn mang tính động lực thúc đẩy sự phát triển của cả vùng Bắc Bộ và cả nước; góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hoá dân tộc, nâng cao vị thế của Hải Phòng đối với cả nước và trên trường quốc tế; cải tạo cảnh quan môi trường; nâng cao trình độ dân trí; thúc đẩy tiêu dùng và phát triển nhiều dịch vụ; trở thành đầu tàu lôi kéo nhiều ngành kinh tế khác phát triển; tạo việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn còn nhiều khó khăn.
Bên cạnh tài nguyên du lịch phong phú cả về tự nhiên lẫn nhân văn, Hải Phòng còn có một nguồn lực vô giá khác, mang tính quyết định cho sự phát triển du lịch, đó là nguồn nhân lực. Theo số liệu trong Quy hoạch phát triển du lịch của Hải Phòng đến 2020, năm 2005 dân số Hải Phòng là 1,784 triệu người, chiếm tỷ lệ 2,17% dân số cả nước và 12,88% dân số vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Số lao động của Thành phố là 911.860 người chiếm 51,11% tổng dân số trong độ tuổi lao động. Hàng năm Hải Phòng giải quyết việc làm được cho 30 nghìn lao động. Trung bình hàng năm có trên 10.000 lượt người tham gia học nghề ở các trung tâm và trường dạy nghề của thành phố, quận, huyện. Bình quân hàng năm có trên 17,5 nghìn lao động được đào tạo, đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 25%. Những kết quả này đã tạo ra nguồn nhân lực cho mọi hoạt động kinh tế, văn hóa-xã hội của Thành phố, trong đó có hoạt động du lịch.
Theo báo cáo của Sở Văn hoá Thể thao & Du lịch, những năm qua số lượng lao động trong ngành Du lịch của Hải Phòng tăng liên tục, năm 2000 là 16.500 người, đến 2005 tăng lên 27.000 người (chiếm tỷ lệ 10,19% tổng số lao động trong khu vực thương mại - dịch vụ). Trước đây, lao động du lịch chủ yếu làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước, nay đã có thêm lao động làm việc trong các liên doanh và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Nguyên nhân chủ yếu là do chính sách mở cửa, khuyến khích nhiều
thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch. Chất lượng của đội ngũ lao động du lịch đã được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ lao động được đào tạo bước đầu đã được nâng cao. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề, nghiệp vụ du lịch, nghiệp vụ buồng bàn bar lễ tân chiếm tỷ trọng cao trên 60% tổng số lao động ngành, số lao động có trình độ đại học và cao đẳng cũng chiếm tỷ trọng 25%..., bước đầu đáp ứng yêu cầu phát triển. Theo cách tính của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), cứ 1 lao động du lịch trực tiếp sẽ kéo theo 2-2,2 lao động gián tiếp phục vụ du lịch, thì năm 2005 Hải Phòng có 59,4 nghìn lao động gián tiếp phục vụ du lịch. Những lao động này có tay nghề trong lĩnh vực của họ, nhưng chưa được trang bị những hiểu biết nhất định về du lịch.
Bảng 1. Nhân lực du lịch Hải Phòng
(Đơn vị: Người)
Chỉ tiêu
Năm Tăng
trưởng TB (%) 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Tổng số,
trong đó: 16.500 18.600 21.805 24.336 26.000 27.000 10,35 - Cao đẳng
trở lên 3.900 4.700 5.509 6.150 6.570 6.822 11,83 - Trung cấp 10.200 11.100 13.012 14.523 15.515 16.103 9,56 - Loại khác 2.400 2.800 3.284 3.663 3.915 4.075 11,17
(Nguồn: Sở Văn hoá Thể thao &Du lịch Hải Phòng) Hải Phòng hiện đã có trường Cao đẳng nghề Du lịch. Năm 2008 đã thu hút 1.050 học sinh, sinh viên theo học 12 nghề trong du lịch. Bên cạnh đó, Trung tâm hỗ trợ phát triển du lịch đã tổ chức nhiều khoá đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn và dài hạn, mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn viên
tạo trong các trường Đại học Dân lập Hải Phòng, trường Cao đẳng Cộng đồng, trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật... Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp du lịch bước đầu đã quan tâm đến đào tạo lại và bồi dưỡng nhân lực của mình.
Theo như số liệu nêu trong bảng 1, thì tỷ lệ lao động được đào tạo của ngành Du lịch Hải Phòng khá cao (60% đã qua đào tạo). Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển ngành trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Đội ngũ cán bộ, chuyên viên làm công tác quản lý du lịch còn thiếu và yếu, cán bộ chuyên trách làm công tác du lịch ở quận, huyện không nhiều, có huyện chưa có. Cán bộ quản lý kinh doanh chưa được đào tạo chuyên sâu, số giám đốc doanh nghiệp tư nhân đã qua đại học hầu hết được đào tạo các chuyên ngành không liên quan trực tiếp đến du lịch. Trừ số người làm việc ở những cơ sở du lịch liên doanh, đội ngũ nhân viên nghiệp vụ du lịch của Thành phố thiếu tính chuyên nghiệp, kỹ năng nghề chưa thuần thục, sử dụng được ngoại ngữ và tin học phục vụ được yêu cầu công việc không nhiều.
Nguyên nhân của những hạn chế trên là: (1) Đội ngũ lao động đang làm việc chưa được đào tạo lại và chưa được cập nhật kiến thức thường xuyên, lại ngại học, có nơi chưa quan tâm thích đáng đến công tác bồi dưỡng cán bộ, chưa tạo điều kiện cho cán bộ đi học, chưa có cơ chế thỏa đáng để khuyến khích nhân viên học thêm nghiệp vụ, ngoại ngữ và tin học. (2). Khi tuyển chọn nhân viên, các doanh nghiệp chưa chú trọng đến yêu cầu đòi hỏi lao động du lịch phải có kiến thức, có trình độ tin học, ngoại ngữ, tinh thông nghiệp vụ và phải là con người có văn hoá. (3). Cũng như các địa phương khác trong cả nước, những doanh nghiệp, cơ sở làm du lịch nhỏ, như khách sạn, nhà hàng nhỏ, muốn tiết kiệm chi phí nhân công nên chủ yếu thuê lao động phổ thông chưa qua đào tạo vì số lao động này chấp nhận mức tiền công