Kinh nghiệm xã hội hoá hoạt động du lịch ở tỉnh Đắc Lắc

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu để nâng cao tính xã hội hoá trong các hoạt động du lịch ở thành phố hải phòng (Trang 69 - 72)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XÃ HỘI HOÁ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 2.1. Tổng quan Thành phố Hải Phòng và những tiềm năng phát triển du lịch Thành phố

2.3. Những kinh nghiệm XHHHĐDL tại một số địa phương

2.3.2. Kinh nghiệm xã hội hoá hoạt động du lịch ở tỉnh Đắc Lắc

Với nguồn tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú, thời gian qua Đắk Lắk đã có nhiều chính sách nhằm khai thác tiềm năng và lợi thế để phát triển dịch vụ du lịch. Trong đó, chủ trương XHH du lịch đang được bắt đầu thực hiện nhằm tranh thủ các nguồn lực của xã hội để đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí... từng bước thay đổi diện mạo của ngành du lịch tỉnh nhà.

Thực vậy, Đắk Lắk đã xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV nhấn mạnh: “Phát triển du lịch thành một ngành kinh tế có khả năng đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và phù hợp với điều kiện, lợi thế của tỉnh…”. Thời gian qua Đắk Lắk đã tạo điều kiện cho người dân và các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch, dịch vụ du lịch. Bằng những chính sách ưu đãi, tạo môi trường thông thoáng đã huy động được các nguồn lực trong xã hội đầu tư phát triển ngành du lịch; đẩy mạnh công tác tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa, xây dựng các cụm, tuyến du lịch, phát triển các làng nghề truyền thống gắn với hoạt động du lịch…

Ngoài ra, trong phát triển du lịch của tỉnh, Đắk Lắk đã chú trọng thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương trong quy hoạch phát triển du lịch. Trong quá trình phát triển các điểm, khu du lịch, Đắk Lắk đã chú trọng đảm bảo sự phân chia lợi ích hợp lý giữa các đơn vị kinh doanh du lịch và dân cư địa phương, nâng cao đời sống người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển dịch vụ du lịch ở đây luôn gắn liền với lợi ích của dân cư địa phương, họ trực tiếp tham gia vào các dịch vụ như thuê voi, chèo thuyền, bán đồ lưu niệm, chụp ảnh, kinh doanh nhà hàng, khách sạn… Mặt khác, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch còn thường xuyên mở các lớp tập huấn kỹ năng giao tiếp, ứng xử và nâng cao nhận thức cho người dân trong bảo vệ môi trường, cảnh quan các điểm du lịch. Đặc biệt, qua hoạt động du lịch, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống của đồng bào địa phương được khách du lịch quốc tế rất ưa chuộng và tiêu thụ khá mạnh.

Cùng với công tác quy hoạch, ngành du lịch Đắk Lắk đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá về du lịch, đồng thời chỉ đạo chính quyền các địa phương tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về văn hoá, du lịch, tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường tại các điểm du lịch, bảo đảm xanh, sạch, đẹp và văn minh để thu hút ngày càng đông khách du lịch đến tham quan. Sở đã phối hợp với UBND các huyện Lăk, Buôn Đôn và các công ty du lịch đóng trên địa bàn thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, quy hoạch khu dân cư; hình thành đội văn nghệ cồng chiêng tại Khu du lịch Hồ Lăk và Khu du lịch Buôn Trí A - Buôn Đôn. Xúc tiến, chuẩn bị các điều kiện xây dựng thương hiệu cho một số sản phẩm đặc trưng của địa phương như:

Rượu thuốc Ama Kông, cơm lam, rượu cần. Khảo sát khôi phục Làng Văn hoá dân tộc cổ Buôn M/Liêng. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ du lịch cho các trưởng thôn, bản, các đoàn thể, các gia đình tham gia hoạt động du lịch trên địa bàn.

Ngoài chính sách hỗ trợ theo quy định của nhà nước khuyến khích các

tỉnh Đắk Lắk tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng, thành lập quỹ hỗ trợ phát triển, hỗ trợ và khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia hoạt động du lịch, nhất là các loại hình du lịch tại các gia đình, thôn, bản, các làng văn hoá - du lịch. Trong kế hoạch phát triển du lịch đến năm 2010, Đắk Lắk phấn đấu thu hút trên 500.000 lượt khách đến tham quan du lịch tại các điểm du lịch.trên địa bàn, phát triển khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, các điểm vui chơi, giải trí, đạt giá trị doanh thu trên 220 tỷ đồng, tạo điều kiện làm việc ổn định cho trên 1.200 lao động hoạt động trong ngành du lịch.

Để du lịch Đắk Lắk thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn có tốc độ tăng trưởng cao, bền vững thì XHH du lịch nhằm huy động các nguồn lực cho phát triển là điều cần thiết. Ngoài ra XHH sẽ dần tạo cho người dân tính chuyên nghiệp khi làm du lịch, đồng thời quan tâm giữ gìn các di sản văn hóa, thiên nhiên, đưa du lịch Đắk Lắk phát triển ổn định và bền vững, xứng đáng là một địa danh du lịch lớn của cả nước. Để làm tốt việc này, ngành du lịch Đắk Lắk đã thực hiện tốt các giải pháp sau đây :

Thứ nhất, Khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia kinh doanh du lịch xây dựng sản phẩm du lịch phong phú, độc đáo, mang sắc thái riêng của Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng. Nâng cao chất lượng của sản phẩm hiện có và đa dạng hóa sản phẩm, chú trọng đến các sản phẩm du lịch văn hóa – lịch sử và sinh thái.

Thứ hai, Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng về hoạt động du lịch để cho người dân hiểu, biết cách làm du lịch, tiến tới XHH du lịch.

Thứ 3, Đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá, thu hút du khách trong và nước. Phối hợp nổ lực của Nhà nước và các doanh nghiệp để tổ chức quảng bá có hiệu quả và tập trung vào các thị trường quan trọng.

Thứ 4, Tập trung đầu tư thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế để nâng cấp, mở rộng và hiện đại hóa cơ sở vật chất kỷ thuật và cơ sở hạ tầng

phục vụ du lịch để khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch và cơ sở vật chất để được đầu tư xây dựng.

Thứ 5, Tăng cường vai trò trách nhiệm của các ngành và toàn xã hội trong việc tiến hành các biện pháp bảo vệ môi trường và hạn chế những tác động tiêu cực làm ảnh hưởng đến môi trường du lịch để du lịch phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu để nâng cao tính xã hội hoá trong các hoạt động du lịch ở thành phố hải phòng (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)