Thực trạng đãi ngộ về tài chính

Một phần của tài liệu Khóa luận hoàn thiện chính sách đãi ngộ cho người lao động tại công ty TNHH saigon morin huế (Trang 52 - 67)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ TẠI KHÁCH SẠN

4. Phân tích và đánh giá tình hình đãi ngộ nhân sự ở công ty

4.1. Thực trạng đãi ngộ về tài chính

4.1.1. Thực trạng đãi ngộ tiền lương:

Hình thức trả lương được pháp luật quy định tại Điều 94 Chương VI Bộ Luật Lao động (BLLĐ) – 2012 như sau:

Điều 94. Hình thức trả lương

1. Người sử dụng lao động có quyền lựa chọn hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán. Hình thức trả lương đã chọn phải được duy trì trong một thời gian nhất định; trường hợp thay đổi hình thức trả lương, thì người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 10 ngày.

2. Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng. Trường hợp trả qua tài khoản ngân hàng, thì người sử dụng lao động phải thỏa thuận với người lao động về các loại phí liên quan đến việc mở, duy trì tài khoản.

* Mức tiền lương tối thiểu vùng mà pháp luật quy định là: 3.530.000 đồng.

- Khách sạn Saigon Morin Huế hiện tại đang áp dụng 02 hình thức trả lương:

* Đối với việc trả lương hàng tháng được áp dụng theo quy chế trả lương của công ty đã được đăng ký tại sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế. Đặc

Trường Đại học Kinh tế Huế

tính của việc trả lương này là khuyến khích được sức lao động sáng tạo ở CBCNV và bảo đảmhài hòa quan hệ lao động, sự hợp lý giữa những vị trí công tác với nhau. Vẫn lấy hệ số làm chuẩn sau đó cho tổng quỹ lương:

Ví dụ: Đối với bảng lương nhân viên:

Cấp Chức danh

quản lý

Loại/

bậc 1 2 3 4 5 6 7

1

Nhân viên tổ chức- hành chính, kế toán, kinh doanh tiếp thị, thống kê, vật tư, vi tính, bảo trì

A 3.0 3.3 3.6 4.0 4.4 4.8 5.5

B 2.75 3.0 3.3 3.6 4.0 4.4

4.8

C 2.5 2.75 3.0 3.3 3.6 4.0 4.4

2

Nhân viên pha chế, phục vụ bàn, bán hàng, lái xe, thu ngân, phụ bếp, phụ bánh, phục vụ phòng, thủ khobộ phận.

A 2.75 3.0 3.3 3.6 4.0 4.4 4.8

B 2.5 2.75 3.0 3.3 3.6 4.0 4.4

C 2.2 2.45 2.7 3.0 3.3 3.6 4.0

3

Nhân viên bảo vệ, hành lý, phục vụ Câu lạc bộ sức khỏe, giặt ủi, cây cảnh, cắm hoa, vệ sinh và nhân viên các dịch vụ khác.

A 2.5 2.75 3.0 3.3 3.6 4.0 4.4

B 2.2 2.45 2.7 3.0 3.3 3.6 4.0

C 2.0 2.2 2.45 2.7 3.0 3.3 3.6

Bảng 3: Bảng lương nhân viên tại khách sạn Saigon Morin Huế

(Nguồn: phòng KHTC khách sạn Saigon Morin Huế) Trong đó:

Loại A: Áp dụng với người có trìnhđộ Đại học.

Loại B: Ápdụng với người có trìnhđộ Cao đẳng.

Loại C: Áp dụng với người có trìnhđộ Trung cấp và người lao động phổ thông.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bậc 1: Áp dụng đối với nhân viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm làm việc.

Và cứ 3 năm 1 lần, người lao động được nâng bậc lương. Ví dụ: nhân viên học cao đẳng mới ra trường làm việc ở bộ phận nhà hàng sẽ nhận được mức lương với hệ số 2.5 (loại B bậc 1). Sau ba năm làm việc, mức lương được tăng lên với hệ số 2.75 (loại B bậc 2). Cứ như thế cho đến bậc 7.

Hệ số công việc được xác định trên từng loại công việc, khối lượng, chất lượng công việc, trình độ kỹ năng chuyên môn và bằng bản mô tả công việc của từng cá nhân.

Hệ số này là hệ số được điều chỉnh (tính bằng phần trăm trên hệ số chuẩn quy định tại bảng lương nêu trên). Mỗi lần điều chỉnh, tỉ lệ điều chỉnh không vượt quá + 20% hoặc - 20%.

Việc phân chia hệ số lương như vậy gây ra một hạn chế lớn đó là doanh nghiệp đang dựa vào bằng cấp để trả thù lao, chứ không phải là năng lực đích thực của họ. Điều này gây không ít thiệt thòi cho những nhân viên học trung cấp mới ra trường hoặc lao động phổ thông nhưng đã có kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, trình độ đáng kể. Ban lãnh đạo công ty cần phải đưa ra những biện pháp để việc trả lương được công bằng, đúng với năng lực của mỗi cá nhân.

Căn cứ trên tổng quỹ lương hàng tháng, căn cứ vào ngày công làm việc thực tế và hệ số công việc được hưởng…thì tiền lương hoàn thành trọn tháng của cá nhân sẽ được khách sạn tính toán trả như sau:

TT Chức danh công việc

Bậc

1 2 3 4 5 6

1

Sửa chữa điện dân dụng

- Hệ số 1.07 1.14 1.23 1.34 1.51 1.65

- Mức lương 3.777.100 4.024.200 4.341.900 4.730.200 5.330.300 5.824.500

2

Sửa chữa điện; sửa chữa lắp đặt ống nước

- Hệ số 1.07 1.16 1.28 1.42 1.57 1.67

- Mức lương Lương cá nhân =

∑ quỹ lương được duyệt

∑ (ngày công x hệ số lương cá nhân)

X ngày công X hệ số cá nhân

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 4: Thang bảng lương của nhân viên Kỹ thuật

(Nguồn: Phòng KHTC khách sạn Saigon Morin Huế)

* Đối với tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, chi trả các chế độ phép, khách sạn Saigon Morin Huế xây dựng thang bảng lương theo hướng dẫn tại Nghị định 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013và được đăng ký tại phòng Laođộng Thương binh và xã hội thành phố Huế trên cơ sở kế thừa Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004.

Đối với hình thức trả lương làm căn cứ đóng BHXH được thể hiện trong Hợp đồng lao động trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên.

- Tiền lương được chi trả một lần vào giữa mỗi tháng sau (từ ngày 15 đến ngày 18 DL) bằng tiền Đồng Việt Nam qua thẻrút tiền tự động (ATM).

Như vậy, so với quy định của pháp luật, Công ty TNHH Saigon Morin Huế đã tuân thủ đúng về hình thức trả lương cũng như thời điểm trả lương. Chính điều này đã tạo ra sự yên tâm cho người lao động. Trước hết là không xảy ra tình trạng nợ lương người lao động như một số đơn vị du lịch trên cùng địa bàn Thừa Thiên Huế.

Mặt khác, tại điều 90, Bộ luật lao động có quy định:“Mức tiền lương tối thiểu của người lao động không thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định”. So sánh với thực tiễn trả lương của khách sạn Saigon Morin Huế, chúng ta thấy ở đơn vị này đã lương cao hơn mức tối thiểu vùng (3.530.000đ). Cụ thể, bình quân lương của người lao động năm 2017: 4.750.000đ/người/tháng và năm 2018 là 5.050.000đ/người/tháng. Đây là chế độ đãi ngộ vềtiền lương nổi bật mà tác giảnhận thấy rõ tại khách sạn Saigon Morin Huế.

3.777.100 4.094.800 4.518.400 5.012.600 5.542.100 5.895.100 3 Mộc, nề, sắt

- Hệ số 1.07 1.14 1.23 1.34 1.51 1.65

- Mức lương 3.777.100 4.024.200 4.341.900 4.730.200 5.330.300 5.824.500 4 Cây cảnh

- Hệsố 1.07 1.16 1.28 1.42 1.57 1.67

- Mức lương 3.777.100 4.094.800 4.518.400 5.012.600 5.542.100 5.895.100

Trường Đại học Kinh tế Huế

4.1.2. Thực trạng đãi ngộ tiền thưởng:

Tại điều 103, Bộ luật Lao động quy định về tiền thưởng: “Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động”.

Tiền thưởng tại khách sạn Saigon Morin bao gồm: Thưởng hàng tháng, 06 tháng, 01 năm, thưởng đột xuất và thưởng dịp lễ, tết.

* Thưởng hàng tháng:

Theo quy chế về thi đua khen thưởng, mỗi tháng, các phòng ban/bộ phận tiến hành họp bình xét danh hiệu thi đua: “Cá nhân xuất sắc nhất của bộ phận”. Tiêu chuẩn được quy định như sau:

+ Từ 01 đến 24 CBCNV trong 01 phòng ban/bộ phận: 01 cá nhân xuất sắc + Từ 25 đến 40 CBCNV trong 01 phòng ban/bộ phận: 02 cá nhân xuất sắc + Từ 41 đến 60 CBCNV trong 01 phòng ban/bộ phận: 03 cá nhân xuất sắc + Trên 60 CBCNV trong 01 phòng ban/bộ phận: 04 cá nhân xuất sắc.

Biên bản họp của các phòng ban/bộ phận được gửi về phòng KHTC để tổng hợp trình Hội đồng thi đua khen thường. Hội đồng sẽ tiến hành họp xét các danh hiệu thi đua.

Trong đó, có nội dung bình xét cá nhân tiêu biểu của khách sạn trong số cá nhân tiêu xuất sắc mà các bộ phận đề xuất.

+ Phần thưởng cho cá nhân xuấtsắc nhất bộ phận: 200.000đ/người.

+ Phần thưởng cho cá nhân tiêu biểu của khách sạn: 1.000.000đ/người.

+ Gương người tốt việc tốt: 200.000đ/người.

Việc trao phần thưởng sẽ được trao và tuyên dương tại phiên họp giao ban tuần đầu tiên của tháng (Hình ảnh). Danh sách các danh hiệu thi đua của tháng sẽ được niêm yết tại nhà ăn tập thể của CBCNV.

* Thưởng 06 tháng đầu năm:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tại khách sạn Saigon Morin, việc thực hiện thưởng 06 tháng đầu năm CBCNV được thực hiện đều đặn hàng năm trên cơ sở kết quả hoạt động kinh doanh. Mức thưởng thông thường là 01 tháng lương. Cách chia thưởng được thực hiện bằng công thức:

Tiền thưởng = Tiền lương 6 tháng /6.

Theo công thức này, những người nghỉ thai sản, nghỉ ốm đau, nghỉ không lương sẽ được lĩnh thưởng ít hơn so với những người làm việc đủ số ngày công lao động. Điều này tạo sự công bằng, kích thích tinh thần phấn đấu của mỗi nhân viên.

* Thưởng cuối năm (hàng năm):

Đối với loại tiền thưởng này, khách sạn Saigon Morin đang áp dụng 02 loại thưởng: Thưởng theo danh hiệu thi đua (lao động tiên tiến và chiến sĩ thi đua cơ sở) và thưởng theo hiệu quả kinh doanh.

+ Thưởng theo danh hiệu thi đua: Thực hiện theo luật thi đua khen thưởng: Cá nhân lao động tiên tiến mức thưởng: 30% của tiền lương tối thiểu chung (năm 2018:

1.390.000 x 30% = 417.000đ). Trong khi danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở được lĩnh thưởng 100% mức lương tối thiểu chung (1.390.000 x 100% = 1.390.000đ)

+ Tiền thưởng theo hiệu quả kinh doanh: Thông thường, mỗi nhân viên được nhận 1,5 đến 2 tháng tiền lương và mỗi người được nhận thêm 2.000.000đ vào mỗi dịp cuối năm(thường trùng vào dịp tết nguyên đán). Riêng trưởng phó các bộ phận được thưởng thêm tiền trách nhiệm: Trưởng bộ phận: 10.000.000đ/người. Phó bộ phận 5.000.000 đ/người.

Cách thức chia tiền thưởng:

+ Nếu trong năm, CBCNV đạt loại A nhận đủ 100% tiền thưởng.

+ Nếu loại B, chỉ nhận 80% tiền thưởng.

+ Nếu loại C chỉ nhận 50% tiền thưởng.

Việc phân chia mức tiền thưởng này khuyến khích sự cố gắng, nỗ lực không ngừng của mỗi CBCNV, tạo ra tinh thần hăng say thi đua phấn đấu ở mỗi người. Mục đích cao

Trường Đại học Kinh tế Huế

nhất là đưa hoạt động thi đua vào đời sống làm việc của CBCNV, tuyệt đối không có chạy theo phong trào, hình thức.

* Thưởng đột xuất:

Việc thưởng đột xuất áp dụng trong trường hợp cá nhân hoặc tập thể có những thành tích đột xuất hay sáng kiến, sáng tạo làm mới, làm lợi cho khách sạn.

Ví dụ:Trong năm 2017, 2018:

- Tổ bếp bánh đã được nhận phần thưởng đột xuất do có thành tích tích cực sản xuất bánh trung thu mang lại doanh thu gần 1 tỉ đồng.

- Hay trường hợp bà Lê Thị Thu Hương - Nhân viên lễ tân đã có sáng kiến viết phần mềm quản lý khách,tiết kiệm được thời gian check- in cho khách cũng được khách sạn thưởng đột xuất.

- Tiêu biểu như trường hợp bà Trần Thị Thu Hà - Nhân viên Buồng phòng đạt giải nhất trong Hội thi nghiệp vụ Buồng giỏi toàn quốc. Bên cạnh phần thưởng của ban tổ chức cuộc thi, bà Hà cònđược khách sạn thưởng 5 triệu đồng và nâng lương thực nhận từ 2.5 lên 3.0.

Đây là những phần thưởng thiết thực, có tính động viên kịp thời, là chính sách đãi ngộ hợp tình, hợp lý, thể hiện sự quan tâm của khách sạn đối với nhân viên mà tác giả đã biết và ghi nhận được trong quá trình thực tập của mình.

* Thưởng lễ (30/4, 1/5, 2/9) và Tết (dương lịch, nguyên đán):

Tùy theo hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị mà việc thưởng các dịp lễ tết được điều chỉnh sao cho phù hợp.

Năm 2017, 2018, mức thưởng được xác định như sau:

- Thưởng lễ (30/4, 1/5, 2/9) và Tết dương lịch: Mỗi người 2.000.000đ (đối với người làm việc từ 6 tháng trở lên không phân biệt hình thức hợp đồng lao động). Những người làm việc dưới 6 tháng sẽ được thưởng từ 300.000 đ đến 500.000 đ.

-Thưởng tết nguyên đán: Thông thường thưởng tháng 13 và tháng 14. Cách tính là bình quân lương của 12 tháng, Cách tính này rất hợp lý: người làm nhiều hưởng nhiều,

Trường Đại học Kinh tế Huế

người làm ít hưởng ít. Đó là phương pháp hiện đại, phù hợp với xu thế: Làm theo năng lực hưởng theo lao động.

Nhìn chung, mức thưởng này được nhân viên tại đây đánh giá là cao hơn so với các khách sạn 4 sao khác và có những “bước tiến” nổi trội so với quy định tại điều 103, Bộ luật lao động. Bởi vì, quy định của pháp luật chỉ mới dừng lại ở tinh thần “có cũng được, không có cũng chẳng sao” nhưng ở khách sạn Saigon Morin Huế không chỉ “có”

mà còn thưởng nhiều, mức thưởng cao. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy việc phát triển của doanh nghiệp qua từng năm. Doanh nghiệp có lợi nhuận tốt, khi đó nhân viên mới được trả tiền lương, tiền thưởng hậu hĩnh. Mặt khác, chính sách này cũng thể hiện được sự quan tâm và khuyến khích của ban lãnh đạo đối với CBCNV.

4.1.3. Thực trạng chế độ phụ cấp:

Mức phụ cấp = Hệ số, mức phụ cấp chức vụ * đơn giá

STT Chức danh Hệ số, mức phụ

cấp chức vụ

Đơn giá (đồng)

Mức phụ cấp (đồng)

1 Trưởngbộ phận và Trưởng phòng 1.5 695.000 1.042.500

2 Phó bộ phận và Phó phòng 1.0 695.000 695.000

Bảng 5: Phụ cấp của một số chức vụ (được đóng BHXH)

(Nguồn: Phòng KHTC Khách sạn Saigon –Morin Huế) 4.1.4. Thực trạng chế độ trợ cấp:

Pháp luật quy định tại Điều 186 chương XII như sau:

Điều 186. Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

1. Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.

Khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động thực hiện các hình thức bảo hiểm xã hội khác đối với người lao động.

2. Trong thời gian người lao động nghỉ việc được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động.

Trường Đại học Kinh tế Huế

3. Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì ngoài việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định.

Tỷ lệ đóng BHXH BHYT BHTN TỔNG KPCĐ

Doanh nghiệp 17.5% 3% 1% 21.5% 2%

Người lao động 8% 1.5% 1% 10.5%

Tổng cộng 25.5% 4.5% 2% 32% 2%

Bảng 6: Tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN VÀ KPCĐ cho người lao động

(Nguồn: Luật Bảo hiểm xã hội 2014) Khách sạn Saigon Morin Huế đã thực hiện đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên theo đúng quy định của pháp luật. Công ty đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ cho tất cả nhân viên biên chế chính thức và người lao động đã kí hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên. Cụ thể:

a.Về BHXH

Hàng tháng công ty nộp đủ 26% tiền BHXH cho nhà nước. Việc quyết toán nộp BHXH được công ty thực hiện theo đúng quy định của điều lệ BHXH. Dựa vào mức tiền lương, kế toán tính 26% trên tổng tiền lương của cán bộ công nhân viên trong công ty trong đó: 8% trích từ tiền lương cơ bản của người lao động và 18% hạch toán vào chi phí kinh doanh của công ty để nộp cho BHXH.

Mỗi năm công ty trích từ BHXH để chi trả cho các trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất của nhân viên.

b.Chế độ BHYT:

Pháp luật quy định tại Mục 3 Điều 152 như sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Điều 152. Chăm sóc sức khỏe cho người lao động

1. Người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại công việc để tuyển dụng và sắp xếp lao động.

2. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề; lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động caotuổi phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.

3. Người lao động làm việc trong điều kiện có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp phải được khám bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ Y tế.

4. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải được giám định y khoa để xếp hạng thương tật, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động và được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động đúng theo quy định của pháp luật.

5. Người lao động sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu còn tiếp tục làm việc, thì được sắp xếp công việc phù hợp với sức khoẻ theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa lao động.

6. Người sử dụng lao động phải quản lý hồ sơ sức khoẻ của người lao động và hồ sơ theo dõi tổng hợp theo quy định của Bộ Y tế.

7. Người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng, khi hết giờ làm việc phải được người sử dụng lao động bảo đảm các biện pháp khử độc, khử trùng.

Công ty thực hiện đóng bảo hiểm y tế theo đúng với quy định của pháp luật như sau: 100% CBCNV được công tyBHYT với mức 4,5% theo quy định của luật: Trong đó 3% được hoạch toán vào chi phí kinh doanh của công ty và 1,5% trích từ lương cơ bản của người lao động để nộp cho BHYT.

c. Kinh phí công đoàn:

Hằng năm theo quy định của nhà nước công ty trích 2% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho nhân viên để hình thành kinh phí công đoàn và chi phí này được

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Khóa luận hoàn thiện chính sách đãi ngộ cho người lao động tại công ty TNHH saigon morin huế (Trang 52 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)