Thực trạng đãi ngộ phi tài chính

Một phần của tài liệu Khóa luận hoàn thiện chính sách đãi ngộ cho người lao động tại công ty TNHH saigon morin huế (Trang 67 - 70)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ TẠI KHÁCH SẠN

4. Phân tích và đánh giá tình hình đãi ngộ nhân sự ở công ty

4.2. Thực trạng đãi ngộ phi tài chính

4.2.1. Thực trạng về điều kiện, môi trường làm việc.

* Về điều kiện làm việc: Ngoài cơ sở vật chất phục vụ cho công việc như: Máy vi tính, máy tính, văn phòng phẩm... tùy theo bộ phận công tác, sẽ được công ty bảo đảm những điều kiện làm việc cần thiết.

Ví dụ:đối với nhân viên kỹ thuật điện sẽ được trang bị kính, khẩu trang, thắt lưng, thang, kìm, cà-lê, mỏ-lết... Nhân viên bếp sẽ đượctrang bị về xoong nồi, dao, thớt...

* Về môi trường làm việc:

- Môi trường làm việc hữu hình: độ ồn, độ rung, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, không khí...luôn được công ty bảo đảm để người lao động làm việc trong môi trường tốt

Trường Đại học Kinh tế Huế

nhất, không vi phạm các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật đối với các yếu tố nói trên.

- Môi trường làm việc vô hình: Đó là không khí làm việc giữa đồng nghiệp với nhau. Ở khách sạn Saigon Morin Huế môi trường làm việc thân thiện, gần gũi và đồng nghiệp luôn vui vẻ, năng động, sẵn sàng tạo điều kiện cho nhau làm việc. Đây là một điểm mạnh, nổi bật mà tác giảcảm nhận được trong quá trình thực tập.

4.2.2. Thực trạng chế độ đào tạo:

Pháp luật quy định mục 3 Điều 150 như sau:

1. Người sử dụng lao động, người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động phải tham dự khóa huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động, kiểm tra, sát hạch và cấp chứng chỉ, chứng nhận do tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động thực hiện.

2. Người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động, người học nghề, tập nghề khi tuyển dụng và sắp xếp lao động; hướng dẫn quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người đến thăm quan, làm việc tại cơ sở thuộc phạm vi quản lý của người sử dụng lao động.

3. Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động phải tham dự khóa huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động, kiểm tra sát hạch và được cấp chứng chỉ.

4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động; xây dựng chương trình khung công tác huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động; danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Khách sạn Saigon Morin đã thực hiện đúng theo các khoàn 1, 3, 4 của mục trên.

Riêng khoản 2 còn hạn chế và chưa được thực hiện đúng mức. Ngoài ra, một số chính sách đãi ngộ về huấnluyện và phát triển nhân viên tại Saigon Morin như:

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Chương trình định hướng của khách sạn: Trong quá trình thử việc, nhân viên sẽ được tham gia vào quá trình định hướng dành cho các nhân viên mới nhằm trang bị cho nhân viên các thông tin cơ bản, cần thiết về khách sạn và các nội quy, quy định của khách sạn có liên quan đến nhân viên trong quá trình làm việc.

-Chương trìnhđịnh hướng của bộ phận: Sau khi tham dự chương trìnhđịnh hướng của khách sạn, nhân viên sẽ được Trưởng bộ phận hoặc cấp giám sát trực tiếp hướng dẫn về công việc mà nhân viên sẽ thực hiện, các hoạt động và phạm vi làm việc tại bộ phận, nhằm đảm bảo nhân viên làm quen và hiểu rõ về công việc, nơi làm việc của mình trước khi bắt đầu công việc.

* Đào tạo nâng cao trìnhđộ chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ tại khách sạn:

Công tythường xuyên tạo điều kiện để nhân viên được tham gia học tập nâng cao trìnhđộ chuyên môn nghiệp vụ. Năm 2017, Công ty đã bố trí cho 10 CBCNV ưu tú của các bộ phận Nhà hàng, Buồng, Lễ tân, Bếp tham gia lớp đào tạo nghiệp vụ do các giảng viên trường Nghiệp vụ du lịch Saigon huấn luyện. Ngoài ra, Công ty cũng thường xuyên tổ chức huấn luyện cho cán bộ cốt cán về quy trình khách sạn 5 sao theo tiêu chuẩn Saigon Tourist. Đây là chế độ đãi ngộ đặc biệt, là sự quan tâm khích lệ của Công ty dành cho những cá nhân ưu túvà cán bộ cốt cán. Điều này tạo ra sự “cạnh tranh” giữa các nhân viên với nhau và tạo sự gắn bó của nhân viên đối với đơn vị. Năm 2018, bố trí tạo điều kiện cho trưởng bộ phận Kỹ thuật và trưởng bộ phận Bếp tham gia khóa đào tạo cấp cao do Tổng Công ty Dulịch Saigon tổ chức.

4.2.3. Thực trạng về cơ hội thăng tiến:

Công tác thăng tiến và bổ nhiệm luôn được công ty đặc biệt chú trọng. Việc thăng tiến được thực hiện theo đúng quy trình, quy định của Công ty trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt trước đó.

Trước khi thực hiện bổ nhiệm một chức danh, công ty đều có quá trìnhđào tạo, bồi dưỡng theo một quy trình nghiệm ngặt. Nguồn ứng viên chủ yếu là CBCNV tại bộ phận.

Điểm mạnh của việc lấy nguồn tại bộ phận chính là lãnh đạo nắm được rõ về nhân thân, về quátrình phát triển của cá nhân cũng như tạo ra sự cạnh tranh gay gắt, nỗ lực phấn đấu

Trường Đại học Kinh tế Huế

không mệt mỏi của nhân viên. Tuy nhiên hạn chế chính là gây ra hiện tượng: “Sống lâu lên lão làng”khi nguồn ứng viên còn hạn chế.

Nắm bắt được những điểm mạnh và hạn chế này, công ty đã khắc phục bằng việc xây dựng kế hoạch, tạo nguồn, mở ra cơ hội cho tất cả nhân viên trong cùng bộ phận. Nhờ làm tốt công việc này, trong những năm qua, Công ty đã từng bước bổ nhiệm các chức danh. Và đến thời điểm này, Công ty đã có bộ máy nhân sự hoàn chỉnh (có sơ đồ kèm theo–Trang 44)

Một phần của tài liệu Khóa luận hoàn thiện chính sách đãi ngộ cho người lao động tại công ty TNHH saigon morin huế (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)