Định nghĩa các yếu tố cụ thể ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động trong mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại công ty cổ phầ đầu tư IMG huế (Trang 24 - 29)

PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC .6

1.1 Cơ sở lý luận về động lực làm việc và các nhân tố ảnh hưởn đến động lực làm việc của nhân viên

1.1.6 Định nghĩa các yếu tố cụ thể ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động trong mô hình nghiên cứu

1.1.6.1 Môi trường và điều kiện làm việc

Môi trường làm việc luôn được người lao động quan tâm bởi vì môi trường làm việc liên quan tới sự thuận tiện cá nhân song đồng thời nó cũng là nhân tố giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Người lao động không thích những môi trường làm việc nguy hiểm, bất lợi và không thuận tiện. Nhiệt độ, ánh sáng, tiếng ồn và các yếu tố môi trường khác phải phù hợp. Hơn nữa, nhiều người lao động thích làm việc gần nhà, với các phương tiện làm việc sạch sẽ, hiệnđại, và các trang thiết bịphù hợp (Nguyễn Hữu Lam 1998).

1.1.6.2 Lương, thưởng

Lương là tiền được xác định trên cơ sở tính đủcác nhu cầu cơ bản vềsinh học, xã hội học, về độ phức tạp và mức độ tiêu hao lao động trong những điều kiện lao động trung bình của từng ngành nghề, công việc (Đặng Đức Sang 1996).

Tiềnlương giúp cho người lao động và gia đình họ trang trải chi tiêu, sinh hoạt và các dịch vụcần thiết đồng thời cũng là khoản tiền đảm bảo cho người lao động tái

Cơ hội thăng tiến và phát triển

Bản chất công việc

Đồng nghiệp

Chính sách phúc

lợi Tiền lương, thưởng Môi trường

và điều kiện làm việc

Động lực làm việc

Trường Đại học Kinh tế Huế

sản xuất sức lao động. Nếu tiền lương càngcao thì càng kích thích người lao động làm việc hăng hái và dẫn đến kết quả làm việc đạt hiệu quảtốt. Do vậy, tiền lương cao sẽ tạo ra động lực thúc đẩy người lao động ra sức học tập, nâng cao trình độ qua đó nâng cao sự đóng góp, cống hiến hết mình cho tổ chức, vì thế tiền lương luôn là mục tiêu hàng đầu của đa phần người lao động.

Tiền lương không chỉ quan trọng đối với cá nhân người lao động mà còn quan trọng đối với tổchức. Vì tiền lương là công cụ để giữgìn, duy trì và thu hútđược những lao động giỏi có khả năng phù hợp được với công việc của tổ chức. Do vậy có thểnói, tiền lương cũng là một trong những yếu tốtạo nên động lực cho người lao động

Tiền thưởng là một loại kích thích vật chất có tác dụng rất tích cực đối với người lao động trực tiếp phấn đấu thực hiện công việc tốt hơn. Thưởng có rất nhiều loại bao gồm: Thưởng năng suất, chất lượng; thưởng tiết kiệm; thưởng sáng kiến;

thưởng theo kết quảhoạt động kinh doanh chung của doanh nghiệp; thưởng tìm được nơi cung ứng, tiêu thụ, ký kết được hợp đồng mới; thưởng bảo đảm ngày công và thưởng vềlòng trung thành, tận tâm với doanh ngiệp (Trần Kim Dung 2001)

Tiền thưởng không những kích thích vật chất mà còn có tác dụng kích thích tinh thần cho người lao động, vì tiền thưởng là cơ sở để đánh giá thành tích, tinh thần, trách nhiệm, trìnhđộlàm việc...của người lao động.

1.1.6.3 Phúc lợi

Là phần thù lao gián tiếp được trả dưới dạng các hỗ trợ cuộc sống của người lao động như: bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm xã hội; tiền lương hưu; tiền trảcho những ngày nghỉ: nghỉ lễ, nghỉ phép, các chương trình giải trí, nghỉmát; nhàở; phương tiện đi lại và các phúc lợi khác gần liền với các quan hệlàm việc hoặc là thành viên trong tổchức

Ý nghĩa của phúc lợi

- Phúc lợi đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cuộc sống cho người lao động.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Làm tăng uy tín của doanh nghiệp trên thương trường, làm cho người lao động thấy phấn chấn, từ đó giúp tuyển mộvà gìn giữ một lực lượng lao động có trình độ.

- Góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động, thúc đẩy và nâng cao năng suất lao động.

- Giúp giảm bớt gánh nặng của xã hội trong việc chăm lo cho người lao động.

Yếu tốphúc lợi phụthuộc vào nhu cầu an toàn trong tháp nhu cầu của Maslow và nằm trong nhóm các yếu tốduy trì của học thuyết hai nhân tốcủa F.Herzberg.

1.1.6.4 Đồng nghiệp

Đồng nghiệp là tất cả những người cùng làm việc với nhau trong một doanh nghiệp, thường xuyên trao đổi, chia sẻvới nhau vềcông việc. Mối quan hệgiữa nhân viên với nhau là những cảm nhận liên quan đến các hành vi, quan hệvới đồng nghiệp trong công việc tại nơi làm việc, sựhỗ trợ giúp đỡ của đồng nghiệp khi cần thiết, tìm thấy sựthoải mái thân thiện khi làm việc với đồng nghiệp

Theo Mahfuzur & Ayub Ali (2013) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực của nhân viên trong đó có đồng nghiệp có vai trò quan trọng. Ngoài ra sự tin cậy giữa đồng nghiệp sẽ ảnh hưởng tích cực đến nơi làm việc (Chami & Fullenkamp (2002). Đồng thời, nhân viên phải tìm thấy đồng nghiệp có sự tận tâm, nhiệt tình với công việc để đạt được kết quảcông việc tốt (Bellingham, 2004)

1.1.6.5 Bản chất công việc

Bản chất công việc bao gồm tất cả các khía cạnh của công việc như: thiết kế công việc, tính chất công việc, vị trí, tầm quan trọng và khả năng phát triển nghề nghiệp của công việc, cơ hội thăng tiến của công việc… có tác động đến thái độ, nhận thức và nỗlực của nhân viên.

Theo J.Richard Hackman and Greg R.Oldham (1976) bản chất công việc cóảnh hưởng đến động lực làm việc. Nhân viên sẽ cảm thấy thích thú và hăng say làm việc hơn nếu công việc được thiết kế đảm bảo các yếu tố: Nhiều kỹ năng, dễTrường Đại học Kinh tế Huếdàng cho nhân

viên hiểu nắm bắt công việc, có tầm quan trọng, cơ hội học tập, phát triển cá nhân, được trao quyền quyết định trong công việc, được nhận thông tin phản hồi từ công việc.

1.1.6.6 Đào tạo và thăng tiến

Theo PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc & ThS. Bùi Văn Chiêm ( 2014) : Đào tạo được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Đó là quá trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc của mình, là những hoạt động học tập để nâng cao trìnhđộ, kỹ năng của người lao động đểthực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả hơn.

Theo Vander Zanden (2003) : Đào tạo là quá trình học hỏi những kỹ năng cần thiết để thực hiện một công việc cụthể. Thăng tiến là việc di chuyển lên vị trí làm việc có trách nhiệm cao hơn trong tổchức. Tổ chức muốn thành công phải tìm cách tạo ra một bầu không khí làm việc hài hòa và kích thích nhân viên làm việc chăm chỉ bằng cách cung cấp cho họ cơ hội đểhọc hỏi và phát triển

Bảng 1.2 Tổng hợp các biến của từng nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc Nguồn

Nhân tố 1 : Môi trường và điều kiện làm việc ( MTDK) ( Kếtha ) MTDK1 : Môi trường làm việc an toàn và thoải mái

MTDK2 : Có đầy đủmáy móc thiết bị MTDK3 : Không gian làm việc bốtrí hợp lí

MTDK4 : Cấp trên hướn dẫn và chia sẽ kinh nghiệm với nhân viên

Nhân tố 2 : Lương , thưởng ( LT) ( Kếtha ) LT1 : Lương trả đúng hạn

LT2 : Trả lương công bằng giữa các nhân viên LT3 : Tiền thưởn tron các dịp lễ, tết

LT4 : Tiền thưởng do hoàn thành tốt công việc được giao LT5 : Tiền lương xứng đáng với công sức mà anh chị bỏ

ra Trường Đại học Kinh tế Huế

Nhân tố 3 : Chính sách phúc lợi ( PL ) ( Chuyên gia) PL1 : Công ty thực hiện tốt các quy định theo pháp luật (

BHXH, BHYT, nghỉ phép….)

PL2 : Chế độ chăm sóc sức khỏe của công ty PL3 : Được đi du lịch, nghỉ mát cùng công ty

Nhân tố 4 : Đồng nghiệp ( ĐN ) ( Kếtha ) DN1 : Anh chị có mối quan hệtốt với đồng nghiệp

DN2 : Đồng nghiệp sẵn sàng chia sẽ kinh nghiệm với nhau

DN3 : Đồng nghiệp hòađồng, thân thiện và vui vẻ DN4 : Đồng nghiệp đáng tin cậy và trung thực

Nhân tố 5 : Bản chất công việc ( BC) ( Kếtha ) BC1 : Công việc phù hợp với năng lực

BC2 : Côn việc có nhiều thú vịvà thách thức BC3 : Công việc đòi hỏi nhiều kĩ năng

Nhân tố 6 : Cơ hội đào tạo và thăng tiến ( Kếtha ) DTTT1 : Cơ hội thăng tiến cao

DTTT2 : Công ty cung cấp và bồi dưỡng chương trìnhđào tạo cần thiết cho nhân viên

DTTT3 : Nội dung đào tạo có ích cho nhân viên DTTT4 : Công ty cóchính sách thăng tiến công bằng DTTT5 : Công ty quy định các tiêu chuẩn để thăng tiến

Động lực ( DL) ( Kếtha )

DL1 : Anh chị luôn có hứng thú trong công việc DL2 : Anh chị hài lòng với côn việc hiện tại

DL3 : Anh chị luôn là người có trách nhiệm, tận tình với mỗi công việc được giao

DL4 : Tâm trạng làm việc luônởmức độtốt, vui vẻ

DL5 : Anh chị có nguyện vọng tiếp tục làm việc tại công

ty trong thời gian lâu dàiTrường Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại công ty cổ phầ đầu tư IMG huế (Trang 24 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)