Ung thư cổ tử cung đang là mối nguy hại tới sức khỏe và tâm lý của mọi chị em phụ nữ, nó đang được mọi người quan tâm, làm sao có thể phòng ngừa và khắc phục ung thư. Nguyên nhân của nó bắt nguồn từ nhiều lí do. Khi biết được lí do thì làm sao giúp chị em giảm được gánh nặng bệnh tất, đó là điều trăn trở cần được giải đáp.
Hằng năm trên thế giới có khoảng 500.000 người mắc bệnh, trong đó có hơn 200.000 chị em phụ nữ bị mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Ung thư cổ tử cung là căn bệnh hiện nay chỉ đứng sau ung thư vú.
Đề phòng ngừa ung thư cổ tử cung, các nhà khoa học đã tìm ra 1 loại vaccine có thể phòng ngừa virus HPV gây ung thư cổ tử cung. Sau đây, sẽ là một số vấn đề liên quan tới vaccine ngừa HPV và ung thư cổ tử cung.
2.5.1 Nguyên nhân
- Do nhiễm virus papilloma (HPV). Nhưng không phải loại HPV nào cũng gây bệnh, trong 100 loại HPV chỉ có khoảng 15 loại có nguy cơ gây bệnh cao, còn lại là gây bệnh lành tính.
- Phụ nữ là đối tượng xâm nhiễm của HPV, đặc biệt là phụ nữ đang thời thời kì sinh đẻ và phụ nữ tuổi trung niên.
- Các trường hợp nhiễm HPV có khả năng tự khỏi.
Nhóm 6 26
- Một số căn bệnh liên quan tới ung thư cổ tử cung như: ung thư âm đạo và âm hộ ở phụ nữ, ung thư hậu môn và hầu họng (mặt sau của cổ họng, kể cả gốc lưỡi và amidan) ở cả nam giới và nữ giới. HPV cụng có thể gây ra mụn cơm sinh dục và mụn cơm ở cổ họng.
2.5.2 Tại sao phải tiêm vaccine HPV
- Vaccine HPV được dùng để ngăn ngừa HPV. Có thể dùng vaccine HPV cho cả nam và nữ.
- Ngoài ra, còn ngừa được ung thư âm đạo và âm hộ ở phụ nữ, mụn cơm sinh dục và ung thư hậu môn ở cà nam và nữ.
- Mặc dù tiêm vaccine nhưng phụ nữ vẫn phải đi khám định kì Pap.
2.5.3 Liều lượng tiêm
Tiêm vắc xin HPV một đợt 3 liều:
- Liều thứ nhất: Hiện tại
- Liều thứ hai: Sau liều 1 từ 1 đến 2 tháng - Liều thứ ba: Sau liều 1 là 6 tháng
2.5.4 Vaccine này có nguy cơ gì?
Bất kì loại vaccine nào cũng đều có tác dụng phụ, có thể gây ra các vấn đề
trầm trọng như phản ứng dị ứng nặng, vaccine HPV cũng không loại trừ khả năng đó. Đối với vaccine HPV, phản ứng đe dọa tính mạng là rất hiếm. Nếu xảy ra thì sẽ kéo dài trong một vài phút tới vài giờ sau tiêm chúng. Các phản ứng ở cánh tay có vết tiêm:
- Đau ( khoảng 8/10 người)
- Da bị đỏ hoặc sưng tấy (1/4 người) - Sốt
- Nhức đầu
- Ngất xỉu: Ngất xỉu trong thời gian ngắn và các triệu chứng có liên quan khác (như các động tác co giật) có thể xảy ra sau bất kỳ thủ thuật y tế nào, bao gồm cả tiêm chủng. Ngồi hoặc nằm xuống khoảng 15 phút sau khi tiêm chủng có thể giúp ngăn ngừa ngất xỉu và các thương tích do ngã. Cho bác sĩ biết nếu bệnh nhân cảm thấy chóng mặt hoặc choáng
Nhóm 6 27
váng hoặc có thay đổi thị lực hoặc ù tai. Giống như tất cả các loại vắc xin, người ta tiếp tục theo dõi vắc xin HPV để phát hiện các vấn đề bất thường hoặc trầm trọng.
2.5.5 Hiệu quả của vaccine HPV như thế nào?
Loại vắc xin được nghiên cứu chính trên phụ nữ trẻ chưa từng mắc một trong bốn type virus HPV 6, 11, 16, 18 và các nhà nghiên cứu nhận thấy hiệu quả của vắc xin đạt 100% trong ngăn ngừa ung thư cổ tử cung do bốn type HPV trên gây ra. Tương tự, họ cũng ghi nhận hiệu quả bảo vệ 100% cho ung thư âm hộ, âm đạo và bệnh mụn cóc ở đường sinh dục. Loại vắc xin này tỏ ra hiệu quả nhất ở phụ nữ chưa quan hệ tình dục, kém hiệu quả trên những phụ nữ trẻ từng mắc một trong bốn loại HPV trên và chỉ có tác dụng phòng ngừa chứ không có tác dụng điều trị khi người đó đã mắc ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo hay mụn cóc đường sinh dục.
2.5.6 Tên các loại vắc xin hiện có tại Việt Nam
- Gardasil: chỉ định cho phụ nữ từ 9-26 tuổi, phòng chống HPV type 16, 18, 6, 11.
- Cervarix: chỉ định cho phụ nữ 10-25 tuổi, phòng chống HPV type 16, 18.
2.5.7 Giá thành của vắc xin
Khoảng 120 đô la Mỹ một đợt tiêm. Ở Việt nam, giá thành của vắc xin thay đổi trong khoảng trên dưới 1 triệu đồng tùy theo cơ sở tiêm vắc xin và loại vắc xin.
2.5.8 Vắc xin ngừa HPV có an toàn
Tổ chức FDA (Food and Drug Administration) đã công nhận tính an toàn và hiệu quả của vắc xin ngừa HPV. Vắc xin đã được thử nghiệm trên 11000 phụ nữ (tuổi từ 9-26 tuổi) ở nhiều quốc gia trên thế giới. Những nghiên cứu cũng chỉ ra rằng vắc xin không gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Tác dụng phụ
Nhóm 6 28
thường thấy là đau vùng tiêm. Tuy nhiên cũng giống như các loại vắc xin khác, nó cũng có một số chống chỉ định như không sử dụng trên phụ nữ dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc, hoãn tiêm ở phụ nữ đang sốt. Vì vắc xin sử dụng đường tiêm bắp nên phụ nữ bị rối loạn đông máu hay sử dụng các chất chống đông phải cẩn thận khi dùng. Đối với người bị suy giảm miễn dịch hay đang điều trị các chất ức chế miễn dịch, hiệu quả của vắc xin có thể giảm.
2.5.9 Phụ nữ đã tiêm ngừa thì không cần thực hiện các test tầm soát ung thư cổ tử cung?
Không phải. Có rất nhiều lý do để vẫn phải tầm soát ung thư tử cung ở những người đã tiêm ngừa. Thứ nhất, loại vắc xin này không có tác dụng bảo vệ chống lại tất cả các type của HPV có khả năng gây ra ung thư cổ tử cung. HPV type 16 và 18 gây ra 70% ung thư cổ tử cung và type 6 và 11 có thể gây ra 90%
mụn cóc đường sinh dục. Bởi vì vắc xin không có tác dụng chống tất cả các type nên nó chỉ có tác dụng phòng ngừa 30% ung thư cổ tử cung nói chung. Thứ hai, không phải ai cũng chích ngừa đầy đủ các mũi của vắc xin do đó hiệu quả của vắc xin có thể không phát huy đầy đủ. Thứ ba, phụ nữ có thể không thể đạt được hiệu quả bảo vệ 100% nếu như họ chích ngừa sau khi đã mắc phải một trong bốn loại HPV. Do vậy sau khi tiêm ngừa phụ nữ vẫn có thể mắc ung thư nếu như rơi vào ba trường hợp trên.
2.5.10HPV liên quan như thế nào với ung thư cổ tử cung?
Vài type HPV có thể gây nhiễm trùng ở cổ tử cung và gây nên những biến đổi tế bào ở cổ tử cung, từ chỗ gây ra loạn sản ở cổ tử cung đến ung thư tại chỗ và cuối cùng là ung thư lan tràn. Nếu như tác nhân gây biến đổi này bị loại bỏ, tế bào cổ tử cung sẽ phục hồi bình thường, nếu kích thích tiếp tục sẽ dẫn đến ung thư. Nhưng không phải bất cứ phụ nữ nào nhiễm HPV cũng phát triển thành ung thư cổ tử cung sau đó, có khoảng 60-70% phụ nữ quan hệ tình dục có nhiễm HPV, nhưng sau một năm chỉ còn lại 30% trong số đó tiếp tục mang HPV và sau
Nhóm 6 29
2 năm con số này là 9%, điều này có nghĩa là cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể như miễn dịch tại chỗ và miễn dịch toàn thân đã góp phần quan trọng loại bỏ HPV ra khỏi cơ thể.
2.5.11 Thời gian bảo vệ của loại vắc xin này?
Thời gian bảo vệ của loại vắc xin này chưa được hiểu rõ. Những tính toán của các nghiên cứu gần đây cho thấy thời gian bảo vệ khoảng 30 năm.
2.5.12Phụ nữ có nên làm test tầm soát ung thư cổ tử cung trước khi chích ngừa?
Không cần thiết vì PAP’smear hay HPV test chỉ cho bệnh nhân biết họ có những biến đổi tiền ung thư hay không và họ có nhiễm HPV không chứ không thể cho biết chính xác type HPV bị nhiễm. Thậm chí nếu họ đã nhiễm một loại HPV thì vắc xin cũng có tác dụng bảo vệ chống các type còn lại.
2.5.13Phụ nữ có thai có thể chích ngừa?
Vắc xin không có chỉ định trên phụ nữ có thai. Số lượng nghiên cứu còn hạn chế trong việc chứng tỏ tính an toàn của vắc xin cho mẹ và thai. Hiện tại phụ nữ có thai nên sinh con xong mới nên chích ngừa, nếu như họ phát hiện mình mang thai sau khi mới chích một hoặc hai đợt nên chờ khi thai kỳ chấm dứt mới chích tiếp.
3 Tài liệu tham khảo.
[1] HPV Vaccines and Screening in the Prevention of Cervical Cancer.
Vaccine, Vol 24, Sup3, Aug 2006. ELSEVIER
[2] Weinstock H, Berman S, Cates W Jr. Sexually transmitted diseases among American youth: incidence and prevalence estimates, 2000.
Perspect Sex Reprod Health 2004;36:6--10.
Nhóm 6 30