PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ
3.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển của ngành dệt may
3.1.1 Quan điểm phát triển ngành dệt may
Ngành dệt may đang đóng vai tròđặc biệt quantrọng đối với nền kinh tế nước ta. Xuất khẩu hàng dệt may trong nước đang có những bước tiến quan trọng và ngày càng khẳng định vị thế trên trường quốc tế. Điển hình là những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt mayViệt Nam vẫn tăng trưởng cao nhất trong 7nước xuất khẩu dệt may lớn trên thế giới, cao hơn rất nhiều so với kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng khác.
Ngày 11 tháng 4 năm 2014, Bộ Công thương đã ban hành Quyết định số 3218/QĐ- BCT phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìnđến năm 2030 (Quy hoạch). Với quan điểm phát triển ngành dệt may phải gắn với bảo vệ môi trường; chuyển mạnh sản xuất từ gia công sang mua nguyên liệu, bán thành phẩm, đảm bảo nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu và lấy xuất khẩu làm phương thức cơ sở cho sự phát triển của ngành… Quy hoạch xây dựng mục tiêu phát triển ngành dệt may trở thành “một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn, hướng về xuất khẩu và có khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước ngày càng cao; tạo nhiều việc làm cho xã hội” và đến năm 2020 sẽ xây dựng được một số thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam. Đến năm 2020, tỷ trọng ngành dệt tăng lên 47%, ngành may giảm còn 53%; năm 2030, ngành dệt tăng lên 49%, ngành may còn 51% trong toàn bộ cơ cấu ngành dệt may.
Quan điểm phát triển:
- Phát triển ngành dệt may theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững.
- Lấy xuất khẩu làm phương thức cơ sở cho sự phát triển của ngành, đồng thời đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường nội địa. Tập trung phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu, nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm trong ngành.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc
SVTH: Trần Thị Tố Hảo 80
- Phát triển ngành dệt may phải gắn với bảo vệ môi trường và xu thế dịch chuyển lao động nông nghiệp, nông thôn. Phát triển các khu, cụmcông nghiệp sợi dệt nhuộm tập trung để tạo điều kiện xử lý môi trường. Chuyển các doanh nghiệp dệt may sử dụng nhiều lao động về các vùng nông thôn, đồng thời phát triển thị trường thời trang dệt may tại các đô thị và thành phố lớn.
- Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cho sự phát triển bền vững của ngành dệt may, trong đó chú trọng đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề nhằm tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi, cán bộ, công nhân lành nghề, chuyên sâu.
-Huy động cácnguồn lực để đầu tư phát triển dệt may, kêu gọi những nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào những lĩnh vực mà các doanh nghiệp trong nước còn yếu và thiếu kinh nghiệm.
3.1.2 Mục tiêu phát triển của ngành dệt may Mục tiêu tổng quát:
- Tiếp tục duy trì ổn định các thị trường truyền thống, bên cạnh đó tìm kiếm trên những thị trường mới. Tăng xuất khẩu trực tiếp đến nhà phân phối bán lẻ, giảm các khâu trung gian.
- Xây dựng ngành công nghiệp dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn, hướng về xuất khẩu và có khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước ngày càng cao; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
-Đảm bảo cho ngành dệt may phát triển bền vững, hiệu quả trêncơ sở công nghệ hiện đại, hệ thống quản lý chất lượng, quản lý lao động, quản lý môi trường theo các chuẩn mực quốc tế.
- Phân bố dệt may ở các vùng phù hợp: thuận lợi về nguồn cung cấp lao động, giao thông, cảng biển.
-Đến năm 2020, ngành dệt may xây dựng được một số thương hiệu nổi tiếng.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc
SVTH: Trần Thị Tố Hảo 81
Mục tiêu cụ thể:
-Giai đoạn 2016 đến 2020: tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành đạt 12% đến 13%/năm, trong đó ngành dệt tăng 13% đến 14%/năm, ngành may tăng 12% đến 13%/năm. Tăng trưởng xuất khẩu đạt 9% đến 10%/năm. Tăng trưởng thị trường nội địa đạt 10% đến 12%/năm;
-Giai đoạn 2021 đến 2030: tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành đạt 9% đến 10%/năm. Trong đó ngành dệt tăng 10% đến 11%/năm, ngành may tăng 9% đến 10%/năm. Tăng trưởng xuất khẩu đạt 6% đến 7%/năm. Tăng trưởngthị trường nội địa đạt 8% đến 9%/năm;
-Cơ cấu ngành dệt, ngành may trong cơ cấu toàn ngành dệt may: đến năm 2020, tỷ trọng ngành dệt tăng lên 47%, ngành may giảm còn 53%; năm 2030, ngành dệt tăng lên 49%, ngành may còn 51% trong toàn bộ cơ cấu ngành dệtmay.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc
SVTH: Trần Thị Tố Hảo 82
Bảng 3.1: Mục tiêu ngành dệt may Việt Nam đến năm 2030
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2020 Năm 2030
1. Kim ngạch xuất khẩu Tỷ USD 36-38 64-67
Tỷ lệ XK so với cả nước % 13-14 9-10
2. Sử dụng lao động 1.000 Người 3,3 4,4 3. Sản phẩm chủ yếu
Bông xơ 1.000 Tấn 15 30
Xơ, sợi tổng hợp 1.000 Tấn 700 1500
Sợi( kéo từ sơ cắt ngắn) 1.000 Tấn 1,3 2,2
Vải các loại Tr.m2 2000 4500
Sản phẩm may Tr.SP 6000 9000
4. Tỷ lệ nội địa hóa % 65 70
Nguồn: Bộ Công Thương 3.1.3. Định hướng của Công ty trong thời gian tới
Tình hình thị trường có nhiều bước chuyển nhanh chóng, Ban giám đốc Công ty tiếp tục hoàn thiện.Tập trung mọi giải pháp để ổn định lực lượng lao động , bốtrí hợp lý, sửdụng hiệu quảnguồn nhân lực hiện có, bổ sung đội ngũ cán bộkỹthuật, nghiệp vụ, cán bộquản lýđang yếu và thiếu, tập trung mọi nguồn lực đểnâng cao khả năng cạnh tranh và nâng cao uy tín về năng lực sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty Cổphần Dệt may Huế.Đẩy mạnh phát triển các đơn hàng mới, nâng cao tỷ lệ hàng sản xuất xuất khẩu FOB, bảo đảm nguồn hàng cho nhà máy May. Chú trọng nâng cao năng suất, giảm chi phí, giảm giờ làm, cải thiện tình hình chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Xây dựng nhanh dự án đầu tư nhà máy May 4 và đưa vào khai thác hiệu quả.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc
SVTH: Trần Thị Tố Hảo 83
Công ty Cổ phần Dệt May Huế luôn đưa ra những mục tiêu phấn đấu và cố gắng khắc phục những yếu điểm đang tồn tại, phát huy những thế mạnh vốn có để hoàn thành tốt những mục tiêu đề ra. Trong năm 2018, toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty Cổ phần Dệt May Huế phấn đấu đạt được các chỉ tiêu sau:
Mục tiêu chung:
- Tạo lập được một môi trường làm việc ổn định, an toàn, chuyên nghiệp mang lại hiệu quả cao nhất nhằm phát huy một cách toàn diện tài năng của từng cán bộ công nhân viên.
- Giữ vững mối quan hệ làm ăn lâu dài với các đối tác tiềm năng như Mỹ, Nhật, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ.
- Mở rộng thị trường với các đối tác trong khối EU, Nhật Bản, Trung Quốc,…
- Ngày càng phát triển sản phẩm cả về chất lượng lẫn mẫu mã nhằm thoả mãn nhu cầu của đối tác với giá cả cạnh tranh nhất.
- Tối thiểu hóa chi phí để tăng doanhthu nhắm đưa công ty ngày càng phát triển.