Đăng kí thương hiệu sản phẩm trên thị trường quốc tế

Một phần của tài liệu Khóa luận đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc tại công ty cổ phần dệt may huế (Trang 94 - 100)

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế

3.2.7. Đăng kí thương hiệu sản phẩm trên thị trường quốc tế

Vấn đề nhãn mác của sản phẩm là một vấn đề ngày càng trở nên quan trọng nhất là khi xu thế xuất khẩu trực tiếp thay thế cho gia công xuất khẩu hàng may mặc. Mỗi nhà sản xuất cần tạo ra được nhãn hiệu hàng hoá, thương hiệu sản phẩm cho riêng mình và phải sớm tiến hành đăng kí nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại thị trường quốc tế mà trước hết là các thị trường trọng điểm nhưMỹ, EU, Nhật Bản...bởi đó là yếu tố chứng nhận chất lượng hàng hoá ; tạo lập tên tuổi và khẳng định uy tín của nhà sản xuất, kinh doanh xuất khẩu. Để xuất khẩu trực tiếp, sản phẩm Công ty phải được kinh doanh bằng nhãn mác của mình trên thị trường quốc tế.

Một khi sản phẩm của Công ty chưa được đăng kí nhãn hiệu trên thị trường xuất khẩu thì sản phẩm xuất khẩu của Công ty, tên tuổi của Công ty chưa được người tiêu dùng thế giới biết đến và bắt buộc sản phẩm đó chỉ có thể được mua bán trên thị trường xuất khẩu đó dưới nhãn hiệu, tên tuổi một hãng khác tại thị trường đó.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc

SVTH: Trần Thị Tố Hảo 95

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Quá trình hội nhập của nền kinh tế đã tạo ra cho Công ty một môi trường kinh doanh đầy biến động với nhiều cơ hội phát triển và thể hiện mình nhưng cũng không ít khó khăn và thử thách. Trong quá trình hội nhập đó, tất yếu sẽ diễn ra hoạt động thương mại quốc tế giao lưu với các nước trên thế giới bằng con đường xuất khẩu hàng hóa.

Xuất khẩu cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng của nước này với nước khác. Có thể nói sự phát triển của của xuất khẩu sẽ là một trong những động lực chính để thúc đẩy sản xuất. Xuất khẩu cũng là một trong những yếu tố tạo đà, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Chính vì vậy việc nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu là một mục tiêu quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế của một quốc gia nói chung và của doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng. Công ty Cổ Phần Dệt May Huếlà một Công ty chuyên xuất khẩu hàng may mặc. Do vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc là một giải pháp then chốt nhằm nâng cao doanh thu và lợi nhuận của công ty. Thị trường xuất khẩu hàng may mặc ngày càng có nhiều các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước điều này đòi hỏi công ty phải luôn có sự thay đổi và có những giải pháp kịp thời để nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Cùng với sự phát triển củanềnkinh tế, Công ty HUEGATEX đã không ngừng vươn lên lớn mạnh cả về quy mô và chất lượng. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu công ty nên áp dụng một số các biện pháp như: hoàn thiện công tác marketing, nâng cao chất lượng nguồn lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường xuất khẩu tránh phụ thuộcquá nhiều vào thị trường Hoa Kì, đồng bộ trong sản xuất,tăng cường công tác quản trị rủi ro trong việc xuất khẩu hàng hóa, tiết kiệm chi phí,…

2. Kiến nghị

Để đạt nhiều thành tựu và đối diện vớinhững thách thức phía trước, Công ty Cổ phần Dệt May Huế cần phải có những bước đi đúng đắn ngay từ đầu để tránh những sai sót nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng may mặc để nâng cao vị thế của mình trên thị trường trong nước và quốc tế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc

SVTH: Trần Thị Tố Hảo 96

Công ty cần phải chú trọng vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh hoạt động marketing, quảng bá sản phẩm cho công ty. Cải cách các thủ tục Hải Quan theo hướng đơn giản hóa, chuẩn mực và đúng quy định Quốc tế. Cần loại bỏ các loại phí bất hợp lý ở tất cả các khâu vận tải, bốc xếp, thủ tục Hải Quan, thuế. Thường xuyên cập nhật thông tin về thị trường xuất khẩu để có những biện pháp và kế hoạch sản xuất. Tiếp tục duy trì vàđẩy mạnh sản lượng, kim ngạch xuất khẩu và tìm kiếm các thị trường mới nhằm tạo sự đa dạng hóa cho thị trường xuất khẩu của công ty.

Tập trung đào tạo nguồn nhân lực có trìnhđộ chuyên môn, đội ngũ lao động có tay nghề cao, đầu tư thêm trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ sản xuất đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Đồng thời có các chính sách đãi ngộ, khuyến khích lao động làm việc nhiệt tình, hăng say, nâng cao năng suất lao động, tăng hiệu quả kinh doanh.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc

SVTH: Trần Thị Tố Hảo 97

Tài liệu tham khảo

Báo cáo tài chính của Công ty Cổ Phần Dệt May Huế giai đoạn 2015 –2017

Báo cáo tổng kết công tác xuất nhập khẩu giai đoạn 2015 – 2017 của Công ty Cổ phần Dệt May Huế.

Võ Thanh Thu (2006), Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu, Nhà xuất bản lao động –xã hội.

Trần Chí Thành (2000), Giáo trình quản trị kinh doanh xuất nhập khẩu, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

Nguyễn Quang Hùng (2010), Phân tích kinh tế trong doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh (2010), “Bài giảng môn quản trị tài chính”.

Tham khảo thông tin các bài khoá luận của các khoá trước ở Trường Đại học Kinh Tế Huế

Và một số website:

http://huegatex.com.vn/

http://www.customs.gov.vn

http://www.thongkethuathienhue.gov.vn http://cafef.vn

http://www.vietnamtextile.org.vn/

http://www.vietrade.gov.vn/

http://www.logistic.vn/

http://www.moit.gov.vn/

http://voer.edu.vn/

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc

SVTH: Trần Thị Tố Hảo 98

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc

SVTH: Trần Thị Tố Hảo 99

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Khóa luận đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc tại công ty cổ phần dệt may huế (Trang 94 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)