Giáo dục STEAM trên thế giới

Một phần của tài liệu Thiết kế một số chủ đề giáo dục STEAM trong dạy học chương sự điện li hóa học 11CB (Trang 22 - 26)

II. CƠ Sh giá năng lực trong gi

II.1. Giáo dục STEAM trên thế giới

Trên toàn thế giới, các nhà lãnh đạo, các nhà khoa học đều nhấn mạnh vai trò của giáo dục STEM. Chẳng hạn, ở Mỹ, Quốc hội, Tổng thống, và Bộ Lao động cùng chung quan điểm thúc đẩy, khuyến khích giáo dục STEM, xuất phát từ bài toán liên quan đến chất lượng nhân lực trong tương lai. Sự kiện Science Fair hằng năm ở Nhà Trắng cho thấy Chính phủ Mỹ quan tâm truyền hứng thú tìm tòi khoa học cho học sinh như thế nào. Tổng thống Barack Obama phát biểu tại Hội chợ Khoa học Nhà Trắng hàng năm lần thứ ba, tháng 4 năm 2013: “Một trong những điều mà tôi tập trung khi làm Tổng thống là làm thế nào chúng ta tạo ra một phương pháp tiếp cận toàn diện cho khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM)... Chúng ta cần phải ưu tiên đào tạo đội ngũ giáo viên mới trong các lĩnh vực chủ đề này và để đảm bảo rằng tất cả chúng ta là một quốc gia ngày càng dành cho các giáo viên sự tôn trọng cao hơn mà họ xứng đáng.”

Giáo sư Steven Chu, người đoạt giải Nobel Vật lý, phát biểu tại đại học SUSTech, ngày 16 tháng 10 năm 2016.: "Giáo dục STEM là một loại hình giáo dục hướng dẫn bạn học cách tự học", Giáo sư Chu đã chỉ ra lợi thế của giáo dục STEM, Tự học là rất quan trọng trong quá trình phát triển cá nhân. Và học STEM cho phép mọi người tự trang bị cho mình khả năng suy nghĩ hợp lý và khả năng rà soát và tìm kiếm xác nhận như học toán học và có kiến thức sâu rộng. Nó mang đến cho bạn sự tự tin để đi đầu trong lĩnh vực mà chúng ta đang làm, thậm chí nhảy vào một lĩnh vực mới mà chúng ta chưa bao giờ đặt chân vào trước đây. "Bạn sẽ không bao giờ nói rằng bạn không thể chỉ vì thiếu kiến thức đầy đủ, đó là điểm quan trọng nhất của giáo dục STEM".

Tháng 11/2016, Giáo sư Dan Shechtman, người đoạt giải Nobel về nghiên cứu hóa học và khoa học vật liệu, cho biết Israel phải làm nhiều hơn nữa để thúc đẩy nghiên cứu khoa học để đảm bảo giữ được công nghệ của mình. "Chính phủ phải khuyến khích các nghiên cứu khoa học và kỹ thuật ở độ tuổi trẻ", Shechtman nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại vào tuần trước. "Tất cả trẻ em đều phải học chương trình cốt lõi và chính phủ phải nâng cao trình độ của một số giáo viên".

Tháng 9/2013, Thủ tướng Malaysia ông Datuk Seri Najib Razak phát biểu:

Malaysia dự kiến 60% trẻ em và thanh thiếu niên tham gia chương trình giáo dục về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) và sự nghiệp cho một tương lai tốt đẹp hơn của đất nước. Najib cho biết trẻ em và thanh thiếu niên có thể bị cuốn hút bởi khoa học thông qua một phương pháp giảng dạy và học tập thú vị

hơn. Đó là hãy cho họ tham gia vào các dự án thực tế và cung cấp cho họ một số dự án đầy thách thức để tìm giải pháp so với cách tiếp cận từ trên xuống mà ông cảm thấy khá là nhàm chán. Bên cạnh đó các nước đều đã và đang phát triển mạnh mẽ Giáo dục STEM.

Sau 2014, thực tiễn triển khai STEM tại Mỹ tiếp tục đưa ra thách thức tiếp theo cho các nhà lập pháp: đó là sự mở rộng của các chương trình STEM để bao gồm yếu tố Arts: các lĩnh vực nghệ thuật trong nội hàm của Giáo dục khai phóng.

Khái niệm STEAM được chào đón và ngày càng nhiều chương trình STEM được thiết kế với Arts để học sinh không chỉ hợp tác sáng tạo khoa học, mà cả sáng tạo khai phóng, sáng tạo nhân văn.

II.21. Giáo dục STEAM tại Việt Nam

II.12.1. Thực trạng giáo dục STEAM tại Việt Nam

Nếu như các nước phát triển trên thế giới, STEM/STEAM xuất phát từ trường học trước khi bước ra thị trường, thì ở Việt Nam STEM/STEAM bước ra thị trường trước khi đi vào trường học và hiện đang phát triển ở khía cạnh thương mại mạnh hơn so với khía cạnh giáo dục cộng đồng. Hay nói cách khác, giáo dục STEM/STEAM ở Việt Nam mới chỉ bùng nổ trên thị trường, chưa thực sự phát triển mạnh mẽ ở học đường.

Giáo dục STEM/STEAM được giới thiệu ở Việt Nam lần đầu cách đây khoảng 7 năm, ở thời điểm đó nó hướng đến thị trường cao cấp ở những thành phố lớn và cũng chỉ tập trung vào mảng Robot và lập trình. Từ đó đến nay giáo dục STEM/STEAM đã bắt đầu có sự lan toả với nhiều hình thức, nhiều cách thức thực hiện, nhiều tổ chức hỗ trợ khác nhau. Hệ thống các công ty giáo dục tư nhân Việt Nam đã rất nhanh nhạy đưa giáo dục STEM/STEAM, mà chủ yếu là các hoạt động Robot vào giảng dạy tại các trường tiểu học, trung học phổ thông tại một số thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng bằng hình thức xã hội hoá. Giáo dục STEM/STEAM hiện nay tại Việt Nam hầu hết là cuộc chơi của các công ty tư nhân tại các thành phố lớn và một số hoạt động phong trào tại nhiều địa phương. Và những phát triển ào ạt đó khiến người ta đôi lúc quên mất rằng, giáo dục STEM/STEAM theo nghĩa rộng là một định hướng dạy học mang tính thực hành và gắn liền với thực tiễn cuộc sống chứ không đơn thuần là hướng dẫn cách làm những thí nghiệm vật lý, hóa học hay lắp ráp, lập trình cho một con Robot cụ thể.

Tiến hành một thí nghiệm thì dễ nhưng giúp học sinh hiểu bản chất của thí nghiệm và liên kết được thí nghiệm với các ứng dụng trong cuộc sống lại không hề đơn giản; việc xây dựng một định hướng dạy và học mới trong nhà trường cũng như vậy, vô cùng thách thức.

Với Chỉ thị số 16/CT-TTg vào ngày 4 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó có những giải pháp và nhiệm vụ thúc đẩy giáo dục STEM/STEAM tại Việt Nam, giáo dục STEM/STEAM đã bắt đầu sôi nổi tại học đường. Nhiều

trường học triển khai thúc đẩy các hoạt động STEM/STEAM thông qua các câu lạc bộ hay chương trình ngoại khóa. Các hoạt động STEM/STEAM đã tạo được hiệu ứng tích cực nhưng cũng có nhiều vấn đề đáng nói. Các CLB STEM/STEAM hiện giờ chủ yếu do giáo viên định hướng và tổ chức hoạt động, học sinh về cơ bản chỉ thực hành theo hướng dẫn. Trong khi đó, một CLB STEM/STEAM có nội lực đúng nghĩa phải là nơi học sinh tự vận hành được CLB, giáo viên chỉ đóng vai trò hỗ trợ khi cần thiết. Có những CLB STEM/STEAM nổi tiếng với những học sinh có thể lắp ráp, lập trình những robot tương đối phức tạp, nhưng nếu tìm hiểu kỹ thì đó là do nỗ lực của cá nhân học sinh và gia đình học sinh bởi vậy sự xuất sắc đó không phản ánh đúng nội lực của câu lạc bộ. Còn các ngày hội STEM/STEAM lẽ ra phải là nơi trưng bày và trình diễn các sản phẩm thể hiện hoạt động trong suốt một năm của CLB STEM/STEAM ở các trường nhưng thực tế nhiều đơn vị đến gần ngày hội mới lên chương trình, xây dựng sản phẩm và các thầy cô vẫn là những đạo diễn chính. Bên cạnh đó, một số trung tâm ngoại ngữ sẵn sàng huy động giáo viên tiếng Anh sang dạy STEM/STEAM với quan điểm chỉ cần lên mạng, tải tài liệu hướng dẫn về là có thể đứng lớp STEM/STEAM.

Tuy nhiên, bất kì sự thay đổi lớn nào cũng có những khó khăn khi mới bắt đầu, bằng sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đặc biệt những năm gần đây, tôi tin rằng giáo dục STEM/STEAM sẽ ngày càng được chuẩn hóa nội dung, cùng đội ngũ giáo viên và công tác đánh giá. Và chúng ta chờ đợi sự bùng nổ của STEM/STEAM trên học đường vào một ngày không xa.

II.1.2. Những thuận lợi và khó khăn khi triển khai giáo dục STEM ở Việt NamII.2.2.

Những thuận lợi và khó khăn khi triển khai giáo dục STEAM tại Việt Nam II.12.2.1. Thuận lợi

- Về phía giáo viên: Nhiều người lo ngại rằng giáo dục STEAM sẽ làm mất đi các thành tựu đạt được của ngành giáo dục hiện nay và buộc giáo viên phải thay đổi hoàn toàn về nội dung và phương pháp giảng dạy. Trên thực tế, giáo viên dạy các môn khoa học và kỹ thuật ở Việt Nam đã có một nền tảng lý thuyết tốt, nay các giáo viên chỉ cần được trang bị thêm kỹ năng, phương pháp xây dựng bài giảng theo hướng tích hợp và gắn với thực tế nhiều hơn. Để làm được như vậy, khung chương trình đào tạo có thêm các khoảng thời gian sáng tạo, học sinh được học thực hành và trải nghiệm thực tế nhiều hơn. Giáo viên có thể kế thừa và chủ động trong việc xây dựng bài giảng trên cơ sở một chương trình khung, có thể tham khảo nhiều nguồn sách giáo khoa và chọn tài liệu giảng dạy tùy vào đặc điểm của lớp học và sự hứng thú của học sinh. Do đó giáo dục STEAM giúp giáo viên chủ động hơn trong việc dạy học sáng tạo và truyền cảm hứng, một cơ hội giúp giáo dục Việt Nnam theo kịp các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới.

- Về phía học sinh: Kinh nghiệm giáo dục STEAM tại Mỹ được xây dựng từ nền tảng của giáo dục các môn khoa học tự nhiên, do vậy, rất cần chuẩn hóa lại các chương trình giáo dục khoa học tự nhiên ở các bậc học theo hướng tiếp cận giáo dục STEAM. Ví dụ: giáo viên dạy Vật lý sẽ hướng các bài tập thực hành vật lý tích

hợp với công nghệ, kỹ thuật và toán nữa. Hay giáo viên sinh học cũng cần được hỗ trợ để tích hợp thêm cả công nghệ, kỹ thuật và toán vào các hoạt động dạy học và thực hành... Với thành tích gần đây của học sinh Việt Nam tại các kỳ thì khoa học tự nhiên quốc tế, chúng ta có được một động lực mạnh mẽ để tiếp tục kế thừa và phát triển giáo dục các môn này lên tầm cao mới, hướng đến thực hành và tích hợp liên ngành nhiều hơn, đưa các bài học lý thuyết gần hơn với thực tiễn. Ngoài ra, bên cạnh các giờ học chính khóa, cần có thêm đa dạng các hoạt động ngoại khóa, giúp tăng sự trải nghiệm và vận dụng kiến thức của học sinh.

- Giáo dục STEAM không nhất thiết đầu tư nhiều vào cơ sở vật chất: hầu hết các hoạt động giáo dục đều cần mức đầu tư nhất định, giáo dục STEAM có rất nhiều mức độ, trong đó hầu hết các hoạt động giáo dục đều cần mức đầu tư chi phí giống như các hoạt động giáo dục khác, chỉ có một số hoạt động giáo dục có tính đặc thù mới đòi hỏi mua sắm thiết bị hiện đại, còn phần lớn đều tận dụng các cơ sở vật chất có sẵn giống như ở các trường học khi dạy các môn thí nghiệm thực hành cho học sinh. Ví dụ khi dạy chủ đề STEAM liên quan đến môi trường, học sinh chỉ cần thực hiện trồng một chậu cây nhỏ ở nhà và quan sát sự phát triển của cây, hay chỉ là tận dụng các vật liệu có sẵn trong gia đình như bình nước nhựa, hộp giấy, vỏ chai… Thậm chí có những bài học STEAM tốn rất ít chi phí, chẳng hạn như khi lớp học được tổ chức ở những nơi công cộng, sở thú, bảo tàng, công viên, vườn cây… giúp học sinh rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích và đánh giá.

II.21.2.2. Khó khăn

- Giáo dục Việt Nam còn quá chú trọng kiến thức hàn lâm, thi cử: Một điều thú vị, mặc dù nước Mỹ là cái nôi khai sinh ra khái niệm STEAM, nó đã lan tỏa đi khắp thế giới, nhưng thành tích của giáo dục phổ thông thường kém xa với các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân để lý giải cho hiện tượng bất thường trên. Và một trong những nguyên nhân đó chính là hệ thống giáo dục bậc phổ thông của Mỹ không quá chú trọng vào thi cử đối phó và luyện thi, thay vào đó họ tập trung cho các kỹ năng và phát triển những năng lực mang tính nền tảng cho học sinh để có thể đi một con đường xa hơn, hướng đến sự sáng tạo và lãnh đạo thế giới.

- Mặc dù bài toán nhân lực cũng đặt ra cho Việt Nam như ở bất kỳ quốc gia nào khác nhưng chúng ta chưa thấy những nỗ lực tổng thể nhằm giải quyết bài toán này. Những năm gần đây việc tuyển sinh vào các trường đại học khoa học – kỹ thuật đều khó khăn, khó tuyển đủ số lượng với chất lượng như kỳ vọng, và đó là cảnh báo cho chất lượng nghiên cứu khoa học – kỹ thuật trong thời gian tới.

- Đường đi của giáo dục STEAM ở Việt Nam đang chủ yếu theo một chiều, từ phía các tổ chức xã hội, nói cách khác, đang được phát triển từ dưới lên, nên chúng tôi hết sức trông đợi vào những động thái mạnh mẽ từ trên xuống. Việc xây dựng chính sách không nhất thiết phải to tát, đôi khi chỉ đơn giản là đặt ra tiêu chuẩn có phương pháp giảng dạy định hướng STEAM trong các cuộc thi giáo viên giỏi, hay đề ra quy định mỗi trường học phải có ít nhất một CLB STEAM...

Một phần của tài liệu Thiết kế một số chủ đề giáo dục STEAM trong dạy học chương sự điện li hóa học 11CB (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)