II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
II.3. Đối với giáo viên
-Giáo dục STEAM thành công phụ thuộc nhiều vào nội dung và phương pháp dạy học tích cực. Giáo viên phải có chuyên môn vững chắc và phương pháp giảng dạy đổi mới, sáng tạo.
-Luôn lắng nghe học sinh và tự đánh giá: Biên soạn giáo án STEAM không phải là công việc làm một lần là xong mà đó là quá trình thường xuyên điều chỉnh và thay đổi, tùy theo diễn biến học tập của lớp học và điều kiện thực tế. Do vậy, các giáo viên phải ghi nhận tất cả các ý kiến phản hồi của học sinh, đồng thời luôn hào hứng lắng nghe những ý kiến đóng góp làm cho bài học hấp dẫn hơn.
Vinh, ngày 09 tháng 03 năm 2020
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vụ giáo dục trung học (2019), Tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên về xây dựng chủ đề giáo dục STEM trong giáo dục trung học, BGD&ĐT
2. Vụ giáo dục trung học (2018), Định hướng giáo dục STEM trong trường trung học, BGD&ĐT
3. Nguyễn Thanh Nga, Hoàng Phước Muội, Phùng Việt Hải, Nguyễn Quang Linh, Nguyễn Anh Dũng, Ngô Trọng Tuệ (2019), Dạy học chủ đề STEM cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông, NXB ĐHSP TP. HCM.
4. Nguyễn Văn Biên, Tưởng Duy Hải, Trần Minh Đức, Nguyễn Văn Hạnh, Chu Cẩm Thơ, Nguyễn Anh Thuấn, Đoàn Văn Thược, Trần Bá Trình (2019), Giáo dục STEM trong nhà trường phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam.
5. Nguyễn Thành Hải (2019), Giáo dục STEM/STEAM từ trải nghiệm thực hành đến tư duy sáng tạo, NXB Trẻ
6.Tưởng Duy Hải, Đào Phương Thảo, Dương Xuân Quý, Kim Phương Hà, Nguyễn Thị Quyên, Nguyễn Thị Hồng Thái, Dương Kim Du, Đỗ Thị Huệ, Vũ Thị Thanh Nga, Vương Hồng Hạnh, Hồ Thị Hương, Phạm Quỳnh (2018), Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong các môn học lớp 9, NXB Giáo dục Việt Nam
7. Nguyễn Xuân Trường, Lê Mậu Quyền, Phạm Văn Hoan và Lê Chí Kiên (2009), Hóa học 11, NXB Giáodục.
8. Trịnh Văn Biều (2003), Các phương pháp dạy học hiệu quả, NXB ĐHSP TP.HCM.
PHỤ LỤC
THIẾT KẾ CHỦ ĐỀ 2, 3, 4
IV.2. Chủ đề 2: Chế tạo chất chỉ thị màu tự nhiên từ củ nghệ ứng dụng làm chỉ thị axit – bazo và nhận biết hàn the trong thực phẩm bẩn
Chủ đề 2: CHẾ TẠO CHẤT CHỈ THỊ MÀU TỰ NHIÊN TỪ CỦ NGHỆ ỨNG DỤNG LÀM CHỈ THỊ AXIT – BAZO VÀ NHẬN BIẾT HÀN THE TRONG THỰC PHẨM BẨN
Thời lượng: 2 tuần – HÓA HỌC lớp 11 (cơ bản) 1. Mô tả chủ đề:
Trên thực tế, vấn đề an toàn thực phẩm rất đáng lo ngại. Thực phẩm được bơm tẩm hóa chất độc hại, trong đó chất hay được sử dụng nhiều trong thực phẩm là hàn the. Hàn the có tính sát khuẩn nhẹ, lại làm cho sản phẩm tinh bột, thịt cá… trở lên dai, giòn và có màu sắc tươi mới, kéo dài được thời gian bảo quản và sử dụng. Tuy nhiên việc sử dụng nó là một trong số các phụ gia độc tính đang bị cấm sử dụng, hàm lượng cho phép trong thực phẩm bắt đầu gây hại từ 61,6 ppm đến 246,4 ppm. Người tiêu dùng mua phải những thực phẩm chứa quá nhiều hàn the mà không hề hay biết, trong khi các chất chỉ thị hàn the chỉ có thể trong các phòng thí nghiệm của các chi cục an toàn thực phẩm.
Vậy, liệu có thể tạo ra loại chất chỉ thị đơn giản, nhanh gọn, tiện lợi, sẵn có ngay trong đời sống để mọi người đều có cơ hội kiểm tra nguồn thực phẩm sạch hay bẩn, chứa nhiều hay ít lượng hàn the? Theo các nhà khoa học, từ xưa đến nay, cách để phát hiện hàn the tốt nhất là dựa vào sự đổi màu của nghệ khi tiếp xúc với hàn the. Chính vì vậy, tôi chọn chủ đề “Chế tạo chất chỉ thị màu tự nhiên từ củ nghệ ứng dụng làm chỉ thị axit – bazo và nhận biết hàn the trong thực phẩm bẩn”.
Thông qua chủ đề, HS biết được ngoài các chất chỉ thị màu quen thuộc, còn có các chất chỉ thị màu tự nhiên được làm từ rau, củ, quả…, đồng thời HS cũng nắm bắt được các khái niệm pH, chất chỉ thị axit – bazo.
Địa điểm tổ chức: Lớp học và sân trường Môn học phụ trách chính: môn Hóa học
Bài 3. Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit - bazo 2. Mục tiêu
Sau chủ đề, HS có khả năng 2.1. Kiến thức
o HS phải tìm hiểu và chiếm lĩnh các kiến thức mới: nắm được nước là chất điện li rất yếu; khái niệm tích số ion của nước, ý nghĩa tích số ion của nước; khái niệm pH; chất chỉ thị axit – bazo; đánh giá được độ axit và độ kiềm của dung dịch theo nồng độ ion H+ và theo thang pH.
o Vận dụng kiến thức về pH và môi trường của dung dịch để
▪ Chế tạo và thử nghiệm chất chỉ thị màu tự nhiên từ củ nghệ trong các môi trường pH khác nhau.
▪ Mở rộng thêm: Ngoài củ nghệ, trong tự nhiên còn có chất chỉ thị màu nào khác.
▪ Hàn the là gì? Các cách nhận biết hàn the trong thực phẩm? Vì sao có thể nhận biết hàn the bằng chất chỉ thị màu.
2.2. Kỹ năng
Tính toán, thiết kế, đưa ra quy trình Chế tạo chất chỉ thị màu tự nhiên từ củ nghệ ứng dụng làm chỉ thị axit – bazo và nhận biết hàn the trong thực phẩm bẩn từ nguyên vật liệu đơn giản.
2.3. Thái độ
o Có ý thức an toàn vệ sinh thực phẩm, biết cách phòng ngừa tác hại của hàn the đối với sức khỏe
o Nhận thấy sự vận dụng của kiến thức môn học để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
o Nghiêm túc tìm hiểu giải thích các hiện tượng
o Có thái độ tìm tòi học hỏi, có tinh thần trách nhiệm trong công việc o Nhiệt tình, tích cực trong quá trình thiết kế, thử nghiệm, đánh giá
o Có ý thức làm việc nhóm, từ đó có ý thức cộng đồng trong vấn đề xã hội 2.4. Về định hướng phát triển năng lực
- Thông qua giáo dục STEAM, học sinh có cơ hội phát triển các năng lực chung sau:
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo khi khảo sát; chế tạo được chất chỉ thị màu tự nhiên từ các nguyên vật liệu dễ kiếm một cách sáng tạo.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thống nhất ý tưởng và phân công thực hiện từng phần nhiệm vụ cụ thể.
- Năng lực tự chủ và tự học: học sinh tự nghiên cứu kiến thức nền và vận dụng kiến thức nền để chế tạo chất chỉ thị màu tự nhiên từ củ nghệ.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ, tin học, thẩm mĩ.
- Năng lực tư duy phản biện.
Năng lực chuyên môn Hóa học:
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cuộc sống.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
- Năng lực thực hành hóa học: quan sát, mô tả , giải thích các hiện tượng TN và rút ra kết luận; xử lý thông tin liên quan đến TN.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học.
- Năng lực tính toán thông qua việc giải các bài tập hóa học có bối cảnh thực tiễn.
3. Nội dung STEAM liên quan đến chủ đề
Thông qua chủ đề Chế tạo chất chỉ thị màu tự nhiên từ củ nghệ ứng dụng làm chỉ thị axit – bazo và nhận biết hàn the trong thực phẩm bẩn, giáo viên lồng ghép các yếu tố
- Science: Vận dụng kiến thức hóa học như: chất chỉ thị màu là gì, giá trị pH, ý nghĩa của pH… để chế tạo chất chỉ thị màu; tính toán được nồng độ các dung dịch đưa vào thử nghiệm.
- Technology: + Sử dụng Internet để tìm hiểu kiến thức, cách thức chế tạo chất chỉ thị màu tự nhiên đơn giản.
+ Các công cụ, thiết bị sử dụng trong suốt quá trình triển khai tạo thành sản phẩm: giấy lọc, cối, chày, dao, kéo…
- Engineering: HS thực hiện các giải pháp kĩ thuật thiết kế nên sản phẩm, sử dụng các dụng cụ, phương tiện kỹ thuật để gia công. Chế tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Ví dụ: ngâm, lọc, cắt… để thực hiện hóa ý tưởng chế tạo.
- Mathematics: Kiến thức về toán, như tính toán dự trù chi phí cho sản phẩm, tính toán kích thước vật liệu cần để thiết kế.
- Arts: + Vẽ được bản mô tả ý tưởng đẹp, rõ ràng, cụ thể
+ Thiết kế được sản phẩm vừa sử dụng tốt, vừa mang tính thẩm mỹ.
+ Sử dụng nguyên vật liệu thân thiện, hạn chế ô nhiễm môi trường.
+ Có ý thức vệ sinh an toàn thực phẩm.
4. Chuẩn bị 4.1. Giáo viên
- Phương pháp dạy học: dạy học theo nhóm - Tài liệu hướng dẫn
- Phiếu học tập, Phiếu đánh giá -– Máy tính, máy chiếu
–- Phim: Rùng mình phát hiện hàn the trong thực phẩm khô – Người đưa tin 24G
4.2. Học sinh
- Mỗi học sinh: Sổ ghi chép nhật kí dự án cá nhân - Nhóm trưởng: Sổ ghi chép nhật kí dự án nhóm
- Một số nguyên vật liệu dễ kiếm như: củ nghệ, giấy lọc, cồn 90°ᴼ…
5. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1. GIAO NHIỆM VỤ YÊU CẦU CHẾ TẠO CHẤT CHỈ THỊ MÀU TỰ NHIÊN TỪ CỦ NGHỆ ỨNG DỤNG LÀM CHỈ THỊ AXIT – BAZO VÀ NHẬN BIẾT
HÀN THE TRONG THỰC PHẨM BẨN
(45 phút) A. Mục đích:
Sau hoạt động này, HS có khả năng
o Nắm được nguyên nhân đổi màu của nghệ trong các môi trường khác nhau, hàn the là gì, vì sao có thể dùng nghệ nhâận biết hàn the trong thực phẩm bẩn.
o Xác định được nhiệm vụ dự án là chế tạo chất chỉ thị màu tự nhiên từ củ nghệ ứng dụng làm chỉ thị axit – bazo và nhận biết hàn the trong thực phẩm bẩn với các yêu cầu:
(1) Nguyên lí hoạt động có vận dụng kiến thức về pH.
(2) Được chế tạo từ những vật liệu dễ kiếm, chi phí thấp (3) Sản phẩm đẹp,màu sắc đều,bám màu.
(4) Có thông số kĩ thuật cơ bản: Bảng màu của nghệ ứng với các giá trị pH khác nhau
(5) Sản phẩm có khả năng dùng làm chất chỉ thị màu.
o Liệt kê được các tiêu chí đánh giá sản phẩm, từ đó định hướng thiết kế sản phẩm dự án.
○ HS nắm bắt được:
1. Chế tạo chất chỉ thị màu tự nhiên từ củ nghệ ứng dụng làm chỉ thị axit – bazo và nhận biết hàn the trong thực phẩm bẩncó phải là nhu cầu cần thiết hay không?
2. Vấn đề này đã được giải quyết như thế nào rồi?
B. Nội dung:
GV trình bày một số thông tin về nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm vì có chứa hàn the, từ đó giới thiệu nhiệm vụ dự án là chế tạo chất chỉ thị màu tự nhiên từ củ nghệ ứng dụng làm chỉ thị axit – bazo và nhận biết hàn the trong thực phẩm bẩnvới các yêu cầu:
▪ Nguyên lí hoạt động có vận dụng kiến thức về pH.
▪ Được chế tạo từ những vật liệu dễ kiếm, chi phí thấp
▪ Sản phẩm đẹp, màu sắc đều, bám màu.
▪ Có thông số kĩ thuật cơ bản: Bảng màu của nghệ ứng với các giá trị pH khác nhau
▪ Sản phẩm có khả năng dùng làm chất chỉ thị màu.
HS quan sát đoạn phim ngắn về “Rùng mình phát hiện hàn the trong thực phẩm khô – Người đưa tin 24G”, từ đó hình thành ý tưởng ban đầu về sản phẩm dự án.
GV thông báo, phân tích và thống nhất với học sinh các tiêu chí đánh giá sản phẩm chất chỉ thị màu tự nhiên từ củ nghệ (phụ lục đính kèm)
GV hướng dẫn HS về tiến trình dự án và yêu cầu HS ghi nhận vào nhật kí học tập.
▪ Bước 1. Tiếp nhận nhiệm vụ.
▪ Bước 2. Tìm hiểu kiến thức kĩ năng liên quan.
▪ Bước 3. Khảo sát (đĐiều tra).
▪ Bước 4. Lên các ý tưởng (lập bản phương án thiết kế) và báo cáo.
▪ Bước 5. Lên kế hoạch thực hiện sản phẩm.
▪ Bước 6. Tạo dựng (làm sản phẩm).
▪ Bước7. Kiểm tra (thử nghiệm, kiểm tra và đánh giá sản phẩm).
▪ Bước 8. Chia sẻ (bBáo cáo sản phẩm).
GV giao nhiệm vụ cho các nhóm tìm hiểu kiến thức, kĩ năng liên quan và khảo sát vấn đề trước khi lập bản thiết kế sản phẩm.
C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:
– Bảng tổng kết cơ sở chế tạo chất chỉ thị màu tự nhiên từ củ nghệ ứng dụng nhận biết hàn the: chỉ rõ hàn the là gì, sự đổi màu của nghệ trong các môi trường, các khái niệm về pH…
– Bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm chất chỉ thị màu tự nhiên từ củ nghệ.
– Bản ghi nhận nhiệm vụ, kế hoạch dự án và phân công công việc.
D. Cách thức tổ chức hoạt động:
Tổ chức nhóm học tập
GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm dự án. Mỗi nhóm bầu nhóm trưởng, thư kí.
Đặt bối cảnh thực tiễn, và từ đó chuyển giao nhiệm vụ học tập
Trong phần trình bày thông tin về nguy cơ mất an toàn vệ sinh khi sử dụng thực phẩm có chứa hàn the, GV có thể chuẩn bị một số ví dụ điển hình và các thông số thống kê để HS có thể nhận thấy rõ mối liên hệ của dự án học tập với thực tiễn cuộc sống.
Ví dụ. GV chiếu đoạn phim về “Rùng mình phát hiện hàn the trong thực phẩm khô – Người đưa tin 24G” để học sinh thấy được nguy cơ khi sử dụng thực phẩm có chứa hàn the… từ đó dẫn đến nhiệm vụ dự án là chế tạo chất chỉ thị màu tự nhiên từ củ nghệ ứng dụng làm chỉ thị axit – bazo và nhận biết hàn the trong thực phẩm bẩn.
Thống nhất tiến trình dự án
GV đặt vấn đề: Để hoàn thành hiệu quả nhiệm vụ học tập này cần thực hiện theo tiến trình như thế nào? GV thống nhất cùng HS kế hoạch dự án.
– Với HS chưa quen làm dự án, GV thông báo tiến trình và hướng dẫn HS.
Đối với HS đã có kinh nghiệm thực hiện dự án, GV yêu cầu HS tự đề xuất các công việc và phân phối thời gian trong dự án.
Ví dụ về tiến trình dự án:
TT Nội dung Thời gian Ghi chú
1 Tiếp nhận nhiệm vụ 45 phút Kế hoạch dự án, phân nhóm, bầu nhóm trưởng 2 Tìm hiểu kiến thức, kĩ năng
liên quan; khảo sát vấn đề
5 ngày HS làm việc theo nhóm 3 Báo cáo kiến thức, kĩ năng
liên quan; kết quả khảo sát vấn đề
45 phút HS báo cáo tại lớp, poster
4 Lên các ý tưởng thiết kế 5 ngày HS làm việc theo nhóm 5 Trình bày phương án thiết kế 45 phút HS báo cáo tại lớp 6 Tạo dựng sản phẩm theo
phương án thiết kế
5 ngày HS làm việc theo nhóm 7 Chia sẻ sản phẩm 45 phút HS báo cáo tại lớp
Thống nhất tiêu chí đánh giá
– GV đặt vấn đề: Làm thế nào để đánh giá sản phẩm học tập? GV nhấn mạnh cần phải có bản tiêu chí đánh giá để định hướng cũng như đánh giá công bằng.
– GV và HS thống nhất các tiêu chí đánh giá và tỉ lệ điểm.
TT Tiêu chí Đạt/Không đạt
1 Nguyên lí hoạt động có vận dụng kiến thức về pH.
2 Được chế tạo từ những vật liệu dễ kiếm, chi phí thấp.
3 Sản phẩm đẹp, màu sắc đều, bám màu.
4 Có thông số kĩ thuật cơ bản: Bảng màu của nghệ ứng với các giá trị pH khác nhau
5 Sản phẩm có khả năng dùng làm chất chỉ thị màu.
Giao nhiệm vụ tìm kiến thức nền
– GV thông báo các chủ đề kiến thức nền liên quan.
Chủ đề 1. Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit – bazo (Hóa học 11CB) Chủ đề 2. Những chất chỉ thị màu tự nhiên
Chủ đề 3. Hàn the là gì? Các cách nhận biết hàn the trong thực phẩm? Vì sao có thể nhận biết hàn the bằng chất chỉ thị màu?
– GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm.
+ Mỗi nhóm 1 chủ đề
+ Hình thức trình bày: Powerpoint
+ Thời gian báo cáo và trả lời câu hỏi cho mỗi nhóm: 7 phút
+ Sau khi nghe các nhóm báo cáo, có phần kiểm tra đánh giá và GV chốt chuẩn kiến thức.
* Lưu ý: GV có thể sử dụng hệ thống câu hỏi định hướng trong mỗi chủ đề để gợi ý HS nghiên cứu các vấn đề trọng tâm hoặc sử dụng hệ thống câu hỏi này để trao đổi trong buổi báo cáo kiến thức.
Hệ thống câu hỏi định hướng cho các chủ đề kiến thức Chủ đề 1. Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit – bazo (Hóa học 11CB)
1. Tích số ion của nước là gì?
2. Ý nghĩa tích số ion của nước?
3. pH là gì? Công thức tính pH về mặt toán học?
4. Giá trị pH biến đổi như thế nào trong các môi trường?
5. Biến thiên của thang pH thường dùng?
6. Ý nghĩa của pH trong đời sống?
7. Chất chỉ thị axit – bazo là gì?
8. Các chất chỉ thị axit – bazo thường gặp?
Chủ đề 2. Những chất chỉ thị màu tự nhiên
1. Những chất chỉ thị màu tự nhiên thường được tạo ra từ rau, củ, quả nào?
2. Vì sao nước rau muống đang xanh khi vắt chanh vào có màu đỏ?
Chủ đề 3. Hàn the là gì? Các cách nhận biết hàn the trong thực phẩm? Vì sao có thể nhận biết hàn the bằng chất chỉ thị màu?
1. Hàn the là gì?
2. Vì sao hiện nay Bộ y tế cấm sử dụng hàn the trong thực phẩm?
3. Hàn the thường có trong những thực phẩm nào?
4. Các cách nhận biết thực phẩm có chứa hàn the?
5. Vì sao có thể nhận biết hàn the bằng chất chỉ thị axit - bazo?
6. Vì sao người ta thường sử dụng chất chỉ thị màu tự nhiên từ nghệ để thử hàn the?
Giao nhiệm vụ khảo sát vấn đề
1. Chế tạo chất chỉ thị màu tự nhiên từ củ nghệ ứng dụng làm chỉ thị axit – bazo và nhận biết hàn the trong thực phẩm bẩncó phải là nhu cầu cần thiết hay không?
2. Người ta đã giải quyết vấn đề này như thế nào rồi? (GV lưu ý HS ở câu hỏi này chỉ mang tính chất khảo sát tổng quát, không nhất thiết đòi hỏi HS phải chế tạo sản phẩm có tính mới, sáng tạo)
Hoạt động 2. NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC NỀN; KHẢO SÁT VẤN ĐỀ;
ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN CHẾ TẠO CHẤT CHỈ THỊ MÀU TỰ NHIÊN TỪ CỦ NGHỆ ỨNG DỤNG LÀM CHỈ THỊ AXIT – BAZO VÀ NHẬN BIẾT
HÀN THE TRONG THỰC PHẨM BẨN (Báo cáo: 45 phút)
A. Mục đích:
Sau hoạt động này, HS có khả năng
1. Nắm được nước là chất điện li rất yếu; khái niệm tích số ion của nước, ý nghĩa tích số ion của nước; khái niệm pH; chất chỉ thị axit – bazo; đánh giá được độ axit và độ kiềm của dung dịch theo nồng độ ion H+ và theo thang pH.
2. Biết được các chất chỉ thị axit – bazo trong tự nhiên;
3. Biết được hàn the là gì, tác hại của thực phẩm có chứa hàn the;
4. Biết được có thể nhận biết hàn the trong thực phẩm bằng chất chỉ thị màu tự nhiên từ củ nghệ;
5. Khảo sát được vấn đề đang thực hiện;.
7. Lựa chọn được những kiến thức nền liên quan có thể lên các ý tưởng vận dụng chế tạo chất chỉ thị màu tự nhiên từ củ nghệ ứng dụng làm chỉ thị axit – bazo và nhận biết hàn the trong thực phẩm bẩn.;
B. Nội dung: