Chương III: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH VÀ LẶP
B. Hình thành kiến thức
III. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC (Tiết 03)
A. Khởi động
HĐ1: Kiểm tra bài cũ-5’
- Mục tiêu: Giúp HS nhớ được cứ pháp và hiểu được hoạt động của câu lệnh for-do trong bài học trước.
- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Vấn đáp - Hình thức tổ chức hoạt động: thảo luận nhóm - Phương tiện dạy học: SGK Tin học 11, MT và MC.
- Sản phẩm: HS trả lời được câu trả lời kiểm tra bài cũ.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Cho chương trình sau:
Var S,i,j:integer;
Begin S:=0;
For i:=1 to 4 do
For j:=1 to 5 do s:=s+1;
Writeln(s);
Readln End.
Yêu cầu: Kết quả đưa ra màn hình là gì
A. 15 B. 9 C. 20 D. 5
Các nhóm thảo luận rồi báo cáo kết quả
Đáp án: C
HĐ2: Tìm hiểu thuật toán giải bài toán 2-5’
- Mục tiêu: Giúp HS hiểu được cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước.
- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện vấn đề, rèn tư duy so sánh và phân tích.
- Hình thức tổ chức hoạt động: thảo luận nhóm - Phương tiện dạy học: SGK Tin học 11, MT và MC.
- Sản phẩm: HS trả lời được phiếu câu hỏi, qua đó HS hiểu được cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV chiếu thuật toán tong1a và tong2 trong sgk, rồi yêu cầu HS trả lời phiếu câu hỏi sau:
(1). Như đã mô tả cách tính tổng S trong BT2 ở những tiết trước có thể thấy thuật toán giải BT2 chỉ khác thuật toán giải BT1 ở một điểm duy nhất. Hãy phát hiện điểm duy nhất đó?
(2). Để thu được thuật toán Tong2 từ thuật toán Tong1a, ta sẽ thay ĐK ở bước 3 thành ĐK nào?
(3). Sau khi sửa thuật toán Tong1a để thu được thuật toán Tong2, có nên thay đổi thứ tự bước 2 và bước 3 cho nhau hay không? Tại sao?
Gv nhận xét. Chuyển sang tìm hiểu câu lệnh while-do.
Các nhóm thảo luận rồi báo cáo kết quả
- tong_1a biết trước số lần lặp còn tong_2 chưa biết trước số lần lặp.
N>100 thành N a+
1 <0,0001
- không được. vì cần KT ĐK trước
B. Hình thành kiến thức và luyện tập HĐ3: Tìm hiểu câu lệnh while-do-10’
- Mục tiêu: Giúp HS hiểu được ý nghĩa và hoạt động của câu lệnh lặp while-do.
- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện.
- Hình thức tổ chức hoạt động: thảo luận nhóm - Phương tiện dạy học: SGK Tin học 11, MT và MC.
- Sản phẩm: HS phát biểu được hoạt động của câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước, kiểm tra Đk trước while-do.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV yêu cầu các nhóm nghiên cứu sgk rồi đưa ra - Cú pháp.
- Giải thích.
- Sơ đồ - Hoạt động
GV chính xác lại câu trả lời của các nhóm.
Các nhóm nghiên cứu trả lời
+ CP: While <ĐK> do <Câu lệnh>;
Trong đó:
- while, do: là những từ khóa - Điều kiện là biểu thức logic
- Câu lệnh là lệnh đơn/ghép trong (p) + Sơ đồ
Sai Đúng
+ HĐ: Trong khi Đk còn đúng thì tiếp tục thực hiện câu lệnh cho đến khi Đk sai thì thoát khỏi vòng lặp.
HĐ4: Xây dựng chương trình giải BT2-10’
- Mục tiêu: Giúp HS tham gia xây dựng được CT thể hiện thuật toán sử dụng câu lệnh while-do để giải quyết bài toán quen thuộc.
- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện vấn đề.
- Hình thức tổ chức hoạt động: thảo luận nhóm - Phương tiện dạy học: SGK Tin học 11, MT và MC.
- Sản phẩm: HS trả lời được phiếu câu hỏi, từ đó các em có thể xây dựng được CT giải quyết bài toán quen thuộc bằng cách sử dụng câu lệnh while-do.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV chiếu thuật toán Tong2 và CT giải BT2 chưa hoàn thiện. Yêu cầu các nhóm hoàn thiện CT.
Các nhóm thảo luận rồi báo cáo kết quả
*) Thuật toán Tong_2 B1: S
a
1; N0; {Khởi tạo S và N}
B2: Nếu N a+
1 <0,0001 thì sang B5 ;
B3: NN+1;
B4: SS+
N a+
1 rồi quay lại B2;
B5: Đưa S ra màn hình rồi kết thúc.
1: Program tong2;
2: Uses crt;
3: Var s:real;
4: .... :integer;
5: Begin 6: Clrscr;
7: ....
8: S:=1/a;n:=0;
9: While not(1/(a+n)<0.0001) do 10: Begin
11: ....
12: ....
13: End;
14:Writeln(‘Tong S: ‘,S:8:2);
4: a,n
7: write(‘Nhap a’);
readln(a);
11: n:=n+1;
12: S:=s+1/(a+n);
điều kiện
Câu lệnh
15: Readln 16: End.
C. Vận dụng
HĐ5: Lập trình tìm ước chung lớn nhất-10’
- Mục tiêu: Giúp HS có thể tham gia vào quá trình giải quyết bài toán tương tự bằng cách sử dụng câu lệnh while-do.
- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện, rèn tư duy logic so sánh tương tự.
- Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân và thảo luận nhóm
- Phương tiện dạy học: SGK tin học 11, MT và MC hoặc phiếu học tập - Sản phẩm: HS trả lời được phiếu câu hỏi
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV chiếu thuật toán UCLN trong SGK lên màn chiếu Yêu cầu HS đọc hiểu nhanh thuật toán.
GV đưa ra phiếu câu hỏi
(1). Hãy viết câu lệnh khai báo biến cho chương trình?
(2). Hãy viết câu lệnh nhập M và N?
(3). Hãy sử dụng câu lệnh while-do để viết đoạn CT thể hiện cách tính UCLN như đã mô tả trong thuật toán?
(4). Hãy viết câu lệnh đưa UCLN ra màn hình rồi kết thúc chương trình?
GV chính xác lại CT cho HS.
Quan sát
Đọc hiểu thuật toán
Các nhóm/ cá nhân trả lời phiếu câu hỏi
D. Tìm tòi mở rộng HĐ6: Câu hỏi-4’
- Mục tiêu: Giúp HS vận dụng để trả lời câu hỏi trắc nghiệm - Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện - Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân và thảo luận nhóm - Phương tiện dạy học: SGK, MT và MC hoặc phiếu học tập - Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi trắc nghiệm
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Với lớp giỏi Cho câu lệnh:
For i:=1 to n do writeln(i*(i+1) div 2);
Hãy thay thế câu lệnh trên bằng đoạn CT dùng while-do Với lớp TB khá
Câu 1: Câu lệnh While – do nào dưới đây viết đúng cú pháp?
A. While – do x:=x-y; B. While x>y do x:=x-y;
C. While (x<y) do (x:=x-y); D. While <x>y> do x:=x-y;
Câu 2: Cho đoạn chương trình sau:
While M<>N do
If M>N then M:=M-N else N:=N-M;
Writeln(‘ UCLN la: ‘,M);
Yêu cầu: hãy cho biết kết quả của UCLN bằng bao nhiêu?
Nhap M, N : 2 5
UCLN la: a/ 1 b/ 2 c/ 3 d/ 4
E. Hướng dẫn về nhà-1’
- Ôn lại bài học hôm nay.
- Làm Câu hỏi cuối bài 5b sgk/51.
- Chuẩn bị trước bài: bài tập và thực hành 2
Ngày soạn:05/10/2019 Tiết 16+17 KHGD Ngày giảng:12 /10/2019 Lớp 11A1,2,6,7
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 2 (2 tiết) I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Xây dựng chương trình có sử dụng cấu trúc rẽ nhánh.
- Hiểu đoạn chương trình sử dụng cấu trúc rẽ nhánh, biểu thức điều kiện.
2. Kĩ năng:
- Làm quen với việc hiệu chỉnh chương trình.
- Thực hiện được việc kiểm chứng kết quả với bộ số liệu đơn giản.
3. Thái độ: Nghiêm túc, trật tự và hứng thú trong quá trình thực hành.
4. Các năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực chung: Năng lực hợp tác, đọc hiểu, giải quyết vấn đề, thực hành.
- Năng lực chuyên biệt: vận dụng được câu lệnh rẽ nhánh trong bài tập thực hành.
- Năng lực sử dụng CNTT: Sử dụng máy tính để lập trình pascal II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên: SGVTH11, SGKTH11, KHDH, phòng máy và MT_MC.
2. Chuẩn bị của học sinh: Sách, vở, bút và các dụng cụ học tập.
III. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tiết 01
A. Khởi động
HĐ1: Ổn định và nhắc lại kiến thức cũ-5’
- Mục tiêu: Giúp HS ổn định lớp nhanh chóng và nhớ lại kiến thức về câu lệnh if-then - Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Vấn đáp
- Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân
- Phương tiện dạy học: SGK Tin học 11, MT và MC.
- Sản phẩm: HS ổn định nhanh và nhớ lại cú pháp của câu lệnh if-then.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV yêu cầu HS ổn định chỗ ngồi.
GV gọi 2 HS lên bảng viết cú pháp của câu lệnh if-then dạng thiếu và dạng đủ.
Gv nhận xét và chính xác lại cho HS.
HS ổn định lớp 2HS lên bảng
B. Hình thành kiến thức và luyện tập
HĐ2: Tìm hiểu về bài toán bộ số pi_ta_go-5’
- Mục tiêu: Giúp HS hiểu về bài toán bộ số pi_ta_go - Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại và phát hiện - Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân
- Phương tiện dạy học: SGK Tin học 11, MT và MC.
- Sản phẩm: HS hiểu bộ số pi_ta_go là bộ số như thế nào Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV yêu cầu HS quan sát bài toán trong
SGK/màn chiếu Quan sát
- Input: cho ba số nguyên dương a,b,c
? Hãy xác định input và output của bài toán
? Ba số a,b,c là bộ số Pi_ta_go khi nào
? Các đẳng thức đó xảy ra như thế nào GV chính xác câu trả lời của học sinh
- Output: a,b,c là bộ số pi-ta-go hoặc a,b,c không là bộ số pi-ta-go.
- Ba số a,b,c là bộ số Pi_ta_go khi và chỉ khi thỏa mãn 3 đẳng thức sau:
a2 = b2 + c2; b2 = a2 + c2; c2 = b2 + a2 - Các đẳng thức chỉ xảy ra 1 trong 3 HĐ3: Tìm hiểu nội dung phần a, b trong sgk/49+50-20’
- Mục tiêu: Giúp HS hiểu được chương trình tìm bộ số pi_ta_go - Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đọc hiểu và giải quyết vấn đề - Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân
- Phương tiện dạy học: SGK Tin học 11, MT và MC.
- Sản phẩm: Kết quả thực hành trên máy tính
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV yêu cầu HS gõ CT vào máy tính. Sau đó thực hiện lưu bài: TênHS-Tên lớp-pitago.pas
GV quan sát HS thực hành và trợ giúp với những HS yếu kém.
GV yêu cầu HS đọc hiểu CT và trả lời các câu hỏi sau:
? Các biến a,b,c,a2,b2,c2 có kiểu DL là gì
? Các biến a2,b2,c2 khai báo là integer có được không? Vì sao?
? Bài đã sử dụng câu lệnh if-then dạng nào
HS thực hành
Đọc hiểu CT rồi trả lời các câu hỏi:
- Có kiểu nguyên
- Không. Vì các biến đó dùng để lưu trữ các bộ giá trị lớn hơn integer.
- Dạng đủ HĐ4: Tìm hiểu nội dung phần c,d trong sgk/50-10’
- Mục tiêu: Giúp HS biết cách dịch từng câu lệnh một bằng cách nhấn phím F7.
- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại và phát hiện - Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân và thảo luận nhóm - Phương tiện dạy học: SGK Tin học 11, MT và MC.
- Sản phẩm: Kết quả thực hành trên máy tính
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV hướng dẫn HS thực hiện phần c và d ở bước 1.
Yêu cầu HS thực hiện tiếp các bước còn lại.
Gọi 1 HS lên bảng làm lại hoàn chỉnh các bước GV quan sát HS làm và nhận xét.
Nghe và theo dõi GV hướng dẫn Thực hành
C. Vận dụng
HĐ5: Tình huống-5’
- Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu về tình huống
- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Hình thức tổ chức hoạt động: thảo luận nhóm
- Phương tiện dạy học: MT và MC hoặc phiếu học tập - Sản phẩm: HS giải quyết được tình huống đưa ra.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV yêu cầu các nhóm HS quan sát vào bài của mình.
Thảo luận tình huống sau: Các nhóm HS quan sát rồi thảo
luận sau báo cáo kết quả.
? CT gồm những công việc chính nào
? Viết sơ đồ khối cho câu lệnh if-then đó.
GV nhận xét và đánh giá D. Tìm tòi mở rộng HĐ6: Vấn đề mở rộng-4’
- Mục tiêu: Giúp HS tự vận dụng, tìm tòi mở rộng những kiến thức trong bài học.
- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân và thảo luận nhóm - Phương tiện dạy học: MT và MC hoặc phiếu học tập
- Sản phẩm: HS tự làm hoặc báo cáo kết quả hoạt động của nhóm.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV đưa ra vấn đề:
? Nếu đảo hai câu lệnh sau then và else thì ĐK sẽ phải thay đổi như thế nào
GV nhận xét và đánh giá.
Nghe và trả lời
Chỉ việc thay các dấu = bởi dấu
<> là được.
E. Hướng dẫn về nhà-1’
- Ôn lại bài học hôm nay.
- Chuẩn bị tiếp nội dung của bài: phần e,f,g,h Tiết 02
A. Khởi động
HĐ1: Ổn định và kiểm tra kiến thức cũ-5’
- Mục tiêu: Giúp HS ổn định lớp nhanh chóng và nhớ lại kiến thức về câu lệnh if-then - Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Vấn đáp
- Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân
- Phương tiện dạy học: SGK Tin học 11, MT và MC.
- Sản phẩm: HS ổn định nhanh và nhớ lại câu lệnh if-then.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV yêu cầu HS ổn định chỗ ngồi.
GV gọi 1 HS lên bảng viết sơ đồ khối của câu lệnh if- then dạng đủ
Gv nhận xét và cho điểm.
GV điểm qua nội dung thực hành của tiết trước.
HS ổn định lớp 1HS lên bảng
B. Hình thành kiến thức và luyện tập
HĐ2: Tìm hiểu về phần e,f,g trong sgk/50-15’
- Mục tiêu: Giúp HS biết cách thực hiện từng câu lệnh và biết quan sát quá trình rẽ nhánh.
- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đọc hiểu và Giải quyết vấn đề - Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân và nhóm
- Phương tiện dạy học: SGK Tin học 11, MT và MC.
- Sản phẩm: Kết quả thực hành trên máy tính
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Gv yêu cầu HS
- Mở lại bài TH2 tiết trước
- Đọc và thực hiện tiếp phần e và f
? Với bộ giá trị của phần c và kết quả của phần e theo em thì quá trình rẽ nhánh như thế nào
GV nhận xét và quan sát kết quả trên máy tính của HS.
Nghe và thực hành
- Rẽ nhánh là bộ số pi_ta_go Nghe
Gv yêu cầu HS
- Đọc và thực hiện phần g
? Với bộ DL ở phần g thì quá trình rẽ nhánh ntn
GV nhận xét và quan sát kết quả trên máy tính của HS.
Nghe và thực hành
- Rẽ nhánh không là bộ số pi_ta_go
Nghe HĐ3: Tìm hiểu về phần h trong sgk/50-15’
- Mục tiêu: Giúp HS biết cách chỉnh sửa chương trình
- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đọc hiểu và giải quyết vấn đề - Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân và nhóm
- Phương tiện dạy học: SGK Tin học 11, MT và MC.
- Sản phẩm: Kết quả thực hành trên máy tính
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
? Phần h yêu cầu chúng ta làm gì
Gv yêu cầu HS chỉnh sửa chương trình sử dụng chú thích không xóa đoạn CT cũ.
Quan sát Hs thực hành và ghi nhận kết quả trên máy của HS.
- Chỉnh sửa chương trình - HS thực hành trên máy
C. Vận dụng
HĐ4: Tình huống-5’
- Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu về tình huống
- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Hình thức tổ chức hoạt động: thảo luận nhóm
- Phương tiện dạy học: MT và MC hoặc phiếu học tập - Sản phẩm: HS giải quyết được tình huống đưa ra.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Tình huống
? Tại sao biến a2,b2,c2 lại khai báo kiểu DL là longint
? CT có thể chạy được với kiểu DL lớn hơn được hay không? Nếu có hãy thay đổi?
Gv ghi nhận kết quả của HS thể hiện trên máy
Nghe và thực hiện
D. Tìm tòi mở rộng HĐ5: Vấn đề mở rộng-4’
- Mục tiêu: Giúp HS tự vận dụng, tìm tòi mở rộng những kiến thức trong bài học.
- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân và thảo luận nhóm - Phương tiện dạy học: MT và MC hoặc phiếu học tập
- Sản phẩm: HS tự làm hoặc báo cáo kết quả hoạt động của nhóm.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Vấn đề
? Hãy chỉnh sửa CT bằng cách sử dụng hàm số học chuẩn sqr
Gv ghi nhận kết quả thực hành trên máy của HS
Nghe và thực hành việc chỉnh sửa CT
E. Hướng dẫn về nhà-1’
- Ôn lại bài học hôm nay.
- Chuẩn bị bài mới: Kiểu mảng (mục 1).
Ngày soạn: 10 /10/2019 Tiết 18 KHGD Ngày giảng: 17/10/2019 Lớp 11A1,2,6,7