§11: KIỂU MẢNG (tiết 1) I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hiểu khái niệm mảng một chiều.
- Hiểu cách khai báo và truy cập đến các phần tử của mảng.
2. Kĩ năng:
- Cài đặt được thuật toán của 1 số bài toán đơn giản với kiểu dữ liệu mảng 1 chiều.
- Thực hiện được khai báo mảng, truy cập và tính toán các phần tử của mảng.
3. Thái độ: Nghiêm túc, sáng tạo và tư duy logic cao.
4. Các năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực chung: Năng lực tự đọc/học, giải quyết vấn đề và vận dụng.
- Năng lực chuyên biệt: Hiểu và vận dụng được mảng 1 chiều trong bài toán cụ thể
- Năng lực sử dụng CNTT: Vận dụng để viết được câu lệnh với những bài toán cần trợ giúp đến mảng 1 chiều.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên: SGVTH11, SGKTH11, KHDH và MT_MC.
2. Chuẩn bị của học sinh: Sách, vở, bút và các dụng cụ học tập.
III. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. Khởi động
HĐ1: Tạo tình huống có vấn đề-3’
- Mục tiêu: Giúp HS nhận thấy vấn đề cần giải quyết trong tình huống.
- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại và giải quyết vấn đề - Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân
- Phương tiện dạy học: SGK Tin học 11, MT và MC.
- Sản phẩm: HS có thể trả lời được vấn đề
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV đưa ra bài toán sau:
Viết CT tính điểm TB của 1 nhóm có 10 HS trong lớp 11A.
? Làm ntn để tính điểm TB của 1 nhóm 10 HS đó
? CT có những công việc chính nào
Theo dõi
Phải biết điểm của 10 HS - Nhập điểm của 10 HS - Tính điểm TB
- Đưa điểm TB ra màn hình HĐ2: Đặt vấn đề-2’
- Mục tiêu: Giúp HS có thể trả lời được vấn đề
- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Vấn đáp và đàm thoại - Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân
- Phương tiện dạy học: SGK Tin học 11, MT và MC.
- Sản phẩm: HS trả lời được vấn đề đưa ra.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
? Muốn tính điểm TB của 2/3/4 nhóm hoặc cả lớp hoặc cả trường được không
? Có nhận xét gì về CT hay không
Có
Phải khai báo nhiều biến
Khắc phục: sử dụng mảng 1 chiều CT viết dài khó theo dõi.
B. Hình thành kiến thức và luyện tập
HĐ3: Khái niệm và quy tắc xác định mảng một chiều – 10’
- Mục tiêu: Giúp HS nắm được khái niệm và quy tắc xác định mảng 1 chiều.
- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại và vấn đáp - Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân và thảo luận nhóm - Phương tiện dạy học: SGK Tin học 11.
- Sản phẩm: HS hiểu được khái niệm và biết các quy tắc của mảng 1 chiều.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV yêu cầu HS nghiên cứu sgk
? Nêu khái niệm mảng 1 chiều
? Đặc điểm của mảng 1 chiều
? Quy tắc xác định mảng 1 chiều
VD:
DTB 6.2 5.
5 4.
5 7.
5
8.0 7.8 4.8 5.
0
7.6 9.0
Chỉ số 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
? Mảng tên gì
? Mảng có bao nhiêu phần tử
? Kiểu các pt trong mảng là kiểu gì Gv chính xác lại cho HS.
Nghiên cứu và trả lời
- Mảng 1 chiều là 1 dãy hữu hạn các phần tử cùng kiểu
- Đặc điểm:
+ Mảng được đặt tên
+ Mỗi phần tử của mảng sẽ có 1 chỉ số.
- Quy tắc:
+ Tên mảng 1 chiều + Số lượng pt
+ Kiểu phần tử của mảng + cách khai báo
+ cách tham chiếu Theo dõi và trả lời - Tên mảng: DTB - Có 10 pt
- Kiểu thực HĐ4: Khai báo mảng 1 chiều và cách tham chiếu-15’
- Mục tiêu: Giúp HS biết cách khai báo mảng theo 2 cách.
- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Giải quyết vấn đề, đàm thoại - Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân
- Phương tiện dạy học: SGK Tin học 11.
- Sản phẩm: HS nắm được cú pháp của 2 cách khai báo mảng.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Gọi 2 HS lên bảng viết cú pháp của 2 cách khai báo mảng
GV nhận xét rồi giải thích cú pháp + Type, var, array, of là những từ khóa.
+ Kiểu chỉ số: là 1 đoạn số nguyên liên tục có dạng n1..n2 và n1, n2 là các hằng hoặc biểu thức nguyên xác định chỉ số đầu và chỉ số cuối (n1<=n2).
+ Kiểu phần tử: là kiểu của các phần tử mảng.
+ Tên biến mảng và tên kiểu mảng: là do người lập
Khai báo
*/ Cách 1: Khai báo trực tiếp:
Var <tên biến mảng>: array[kiểu chỉ số] of <kiểu phần tử>;
*/ Cách 2: Khai báo gián tiếp
Type <tên kiểu mảng>= array[kiểu chỉ số] of <kiểu phần tử>;
Var <tên biến mảng>:<tên kiểu mảng>;
trình tự đặt.
Chú ý kiểu chỉ số là đoạn số nguyên dương và bắt đầu từ 1, kiểu của mảng là kiểu nguyên.
GV giới thiệu cách tham chiếu
<tên biến mảng>[chỉ sô] Ví dụ: A[2], A[5], A[i],…
C. Vận dụng HĐ5: Ví dụ-10’
- Mục tiêu: Giúp HS biết vận dụng cách khai báo mảng 1 chiều.
- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Phát hiện và rèn luyện tư duy - Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân và thảo luận nhóm - Phương tiện dạy học: MT và MC hoặc phiếu học tập - Sản phẩm: HS làm được các ví dụ
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Ví dụ 1: Viết khai báo mảng 1 chiều với biến mảng DTB gồm 10 phần tử (trực tiếp)
Ví dụ 2: Viết khai báo mảng 1 chiều với biến mảng A gồm 200 phần tử (gián tiếp).
Yêu cầu các nhóm thảo luận rồi báo cáo kết quả.
GV quan sát HS thảo luận và ghi nhận kết quả thảo luận của nhóm HS.
Các nhóm thảo luận rồi báo cáo kết quả:
1, Var DTB: array[1..10] of real;
2, Type mang: array[1..200] of integer;
Var A: mang;
D. Tìm tòi mở rộng HĐ6: Tình huống-4’
- Mục tiêu: Giúp HS tự vận dụng, tìm tòi mở rộng những kiến thức trong bài học - Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân hoặc thảo luận nhóm - Phương tiện dạy học: MT và MC hoặc phiếu học tập
- Sản phẩm: Bài tập HS tự làm hoặc báo cáo kết quả hoạt động của nhóm.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Tình huống
? Hãy viết khai báo 1 biến mảng M gồm 26 số nguyên đánh số qua các chỉ dẫn là các chữ cái từ A đến Z.
Gv nhận xét và sửa chữa (nếu có)
Theo dõi và thực hiện
Var M: array[‘A’..’Z’] of integer;
E. Hướng dẫn về nhà-1’
- Ôn lại bài học hôm nay.
- Làm câu hỏi cuối bài
- Chuẩn bị tiếp nội dung của bài mục 1b.
Ngày soạn: 17 /10/2019 Tiết 20 KHGD Ngày giảng: 24/10/2019 Lớp: 11A1,2,6,7