Các biến đổi về văn hoá của người Mường ở Hoà Bình

Một phần của tài liệu MÔ TẢ, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ BẢO TỒN VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI THÁI MAI CHÂU, HÒA BÌNH (Trang 31 - 35)

III. ĐÁNG GIÁ, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT HUY VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG

1. Các biến đổi về văn hoá của người Mường ở Hoà Bình

Để xây được ngôi nhà sàn người Mường tốn khá nhiều thời gian và phải tiến hành nhiều rất nhiều công việc và trải qua nhiều công đoạn. Trong đó, công việc đầu tiên và mang tính quyết định là tìm được gỗ, sau đó làm cột, kèo, quá giang, dầm ngang, dầm dọc, gỗ làm cầu thang… Sau khi chuẩn bị đầy đủ gỗ để làm nhà thì tiến hành làm khung nhà. Những việc này đòi hỏi

người xây phải có kỹ thuật và cần nhiều gỗ, trên thực tế hiện nay, vật liệu để xây dựng được một căn nhà sàn ngày càng khan hiếm. Vì vậy, không nhiều người dân có đủ điều kiện để xây nhà sàn nên họ đã chuyển sang kiểu nhà trệt. Cụ thể hơn đó là sự biến đổi sang nhà trệt nền đất sử dụng nguyên vật kiệu khai thác trong tự nhiên, hoặc loại hình nhà đất sử dụng kết hợp cả nguyên vật liệu tự nhiên và nguyên vật liệu nhân tạo, hoặc chuyển hẳn sang loại hình nhà xây kiên cố, thậm chí là nhà cao tầng với kiến trúc hiện đại như người Kinh. Trước sự biến đổi này diễn ra ngày càng phổ biến và mạnh mẽ thì những ngôi nhà sàn truyền thống của người Mường dần thưa vắng và có nguy cơ bị xóa sổ.

1.2. Trang phục

Ngày nay xã hội phát triển, kéo theo là sự du nhập của nhiều xu hướng thời trang mới, trang phục của phụ nữ dân tộc ngày càng được cải tiến phù hợp với đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất thường ngày. Hiện nay, trang phục truyền thống thì đang dần bị mai một. Đa số đồng bào Mường ngày nay vẫn còn mặc trang phục truyền thống, nhưng chủ yếu vào các dịp lễ hội. Tuy nhiên, việc mặc trang phục truyền thống “hàng ngày” đã không còn phổ biến nữa, đặc biệt với nam giới. Đồng thời, trang phục của đồng bào Mường ngày nay đã có sự cách tân, cải biến khác nhiều so với trước, ngay cả về chất liệu vải. Nếu như trước kia, vải vóc được dệt thủ công thì ngày nay chủ yếu là vải vóc công nghiệp, mua từ chợ về.

1.3. Ẩm thực

Trong quá trình hội nhập và nền kinh tế ngày một phát triển, ngày nay người Mường với văn hóa truyền thống đặc biệt là văn hóa ẩm thực cũng có nhiều biến đổi mạnh mẽ do bị ảnh hưởng bởi các dân tộc khác nhau và sự hiện đại của xã hội ngày nay.

Ngày nay, ăn cơm nếp đồ vẫn là một nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của người Mường, không thể thiếu trong các dịp lễ tết và được sử dụng thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày của người Mường. Thói quen ăn cơm đồ, rau

đồ và lợn thui, thịt gà nấu măng chua hạt dổi là những đồ ăn thức uống không thể thiếu được trong những ngày lễ. Người Mường có xu hướng đơn giản hóa những món ăn, tránh những món ăn chế biến cầu kỳ và các món ăn trong các dịp lễ tết cũng rất gần gũi, thậm chí, những đồ ăn như cơm đồ, rau đồ và thịt gà nấu măng chua hạt dổi trở thành những món ăn hàng ngày của đồng bào.

Đã bắt đầu sử dụng các loại bắt đũa, thìa, cốc,…để ăn uống. Ngoài đồ ăn do họ tự cung cấp thì học đã có đi các chợ, cửa hàng để mua những loại thực phẩm khác. Ngoài rượu cần thì họ còn uống bia, nước có ga,…

1.4. Phong tục tập quán và tín ngưỡng

• Cưới xin

Đám cưới của người Mường ngày nay cũng gần tương tự như người Kinh, cũng vẫn gồm các bước chạm ngõ, ăn hỏi, xin cưới và đón dâu hay xem ngày giờ 84 tổ chức đám cưới. Trong quá trình đính hôn, ông mối vẫn cần thiết. Tuy nhiên, việc mai mối cũng chỉ còn là hình thức mà thôi. Tục thách cưới ngày nay vẫn còn rất phổ biến, nhưng dường như chỉ mang tính hình thức, tượng trưng, lễ vật thách cưới không yêu cầu cao, không còn khắt khe như trước kia nữa.

Đã có một số ít các thanh niên tổ chức tuần trăng mật sau khi kết hôn ở vùng thị trấn, chứng tỏ đã có sự thâm nhập của nền văn hóa mới. Đồng thời, thời gian tổ chức lễ cưới cũng được rút ngắn, thường chỉ kéo dài trong 2 ngày và các thủ tục được đơn giản hóa, chỉ còn các bước như chạm ngõ, ăn hỏi, đón dâu.

• Ma chay

Lễ tang của người Mường ngày nay đã khác nhiều so với trước kia.

Thời gian rút ngắn và các thủ tục, trình tự tang lễ cũng đơn giản hơn rất nhiều.

Một số trình tự cơ bản vẫn được duy trì như trước kia, song nhiều thủ tục rườm rà đã bị lược bỏ. Tang lễ được tổ chức trang trọng, phù hợp với truyền thống đạo lý của dân tộc. Thời gian tổ chức lễ tang được thực hiện đúng quy định, không kéo dài trong nhiều ngày. Các hủ tục lạc hậu trong tang lễ đã cơ

bản loại bỏ. Khi các gia đình có đám tang, các ban, ngành, đoàn thể và bà con hàng xóm cùng giúp đỡ gia đình tang chủ tổ chức lễ tang một cách chu đáo.

Đặc biệt, việc rắc tiền thật trong khi đưa tang đã được xoá bỏ; việc rắc tiền vàng mã từng bước được hạn chế. Thời gian quàn thi hài và tang lễ không quá 48 giờ. Người mất được chôn cất chu đáo, đúng nơi quy định

• Lễ hội truyền thống

Các lễ hội truyền thống ở địa phương đã bị mai một đi rất nhiều. Ở Xóm Nghĩa (Vụ Bản), lễ hội xuống đồng (còn gọi là Tết khai hạ) vẫn còn được duy trì, tổ chức vào mồng 7 tháng giêng hàng năm. Lễ hội này đã thu hút đông đảo đồng bào Mường tham gia. Đồng bào thường góp tiền, góp gạo và công sức tham gia tổ chức lễ hội.

Các hội làng được tổ chức nhưng không thường xuyên như trước nữa (2-3 năm một lần), thường là hội cồng chiêng, đánh mảng, ném còn, hát đôi, hát đúm, và thường được kết hợp với ngày hội đoàn kết văn hóa dân tộc.

Ngày nay, các hội lớn như sắc bùa hầu như không còn nữa, chỉ có người già còn biết đến hội này mà thôi.

Sự biến động còn thể hiện đó là các trò chơi dân gian truyền thống đang bị phôi phai, thay vào đó là các trò chơi như bóng đá, bóng chuyền… trong những ngày đầu năm hoặc trong các lễ hội của bản làng, những áng Mo, sử thi, ca dao, tục ngữ không còn sức thu hút những thế hệ người trẻ hiện nay nữa mà chúng bị thay bằng những chương trình giải trí đặc sắc.

• Tín ngưỡng

Sự thay đổi tập quán sản xuất với việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất làm người lao động ngày càng chủ động trong sản xuất, giảm dần sự phụ thuộc vào thiên thiên. Vì vậy, quan niệm “vạn vật hữu linh”, sùng bái thiên nhiên với nhiều tục lệ lễ nghi nông nghiệp trong lao động sản xuất như rước vía lúa, lễ cầu mùa, lễ mừng cơm mới, đến tục đóng cửa rừng, mở cửa rừng kèm theo lệ cấm kiêng kị có tính chất siêu nhiên, linh thiêng cũng đã

mất dần, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Người Mường cũng có những ngày lễ tương tự như người Kinh. Đây chính là nét tương đồng về văn hóa sâu sắc, thể hiện sự giao thoa và sự gắn bó sâu sắc giữa hai dân tộc Kinh và Mường.

Một phần của tài liệu MÔ TẢ, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ BẢO TỒN VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI THÁI MAI CHÂU, HÒA BÌNH (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w