KTBH bằng tranh biếm họa nhằm khắc sâu nhận thức của học sinh về sự kiện lịch sử

Một phần của tài liệu Một số biện pháp kết thúc bài học theo hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT (Trang 32 - 35)

Chương 2: SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP TÍCH CỰC ĐỂ KẾT THÚC BÀI HỌC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT

2.2. Sử dụng hoạt động kết thúc bài học để nhấn mạnh các thông tin quan trọng. 20 1: Tổ chức hoạt động KTBH bằng các trò chơi

2.2.2: KTBH bằng tranh biếm họa nhằm khắc sâu nhận thức của học sinh về sự kiện lịch sử

Trong triết học Mác - Lê Nin có nói “Từ trực quan sinh động đến tƣ duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn đó là con đường nhận thức hiện thực khách quan, nhận thức chân lý” và kênh hình là một trong những phương tiện giúp người học nhận thức nhanh nhất. Trong kênh hình có nhiều khác nhau từ sơ đồ, bảng biểu, tranh ảnh, hình vẽ kể cả tranh biếm họa.

Tranh biếm họa cũng là một loại hình nghệ thuật dùng ngôn ngữ tạo hình đặc biệt mang tính cường điệu, trào phúng, hài hước... nhằm mục đích phản ánh nội dung cụ thể về nhân vật, sự kiện, hiện tƣợng lịch sử xã hội, hoặc khuyếch đại các mâu thuẫn trong các mối quan hệ chính trị, xã hội, giá trị đạo đức...

* Lợi ích khi sử dụng tranh biếm họa trong dạy học

- Thu hút sự chú ý của học sinh về loại hình nghệ thuật mang tính hài hước.

- Tạo ra sự liên tưởng, suy luận kiến thức đã học với mối liên hệ ẩn ý trong tranh.

- Học sinh dễ khắc sâu kiến thức, tự mình chiếm lĩnh kiến thức và có cái nhìn khách quan, cũng nhƣ cơ hội bỳ tỏ quan điểm của mình.

* Một số ví dụ minh họa:

Ví dụ minh họa 1: Sau khi dạy bài 17 - Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) (Tiết 1) - (Lịch sử lớp 11 - Ban cơ bản) giáo viên tổ chức hoạt động KTBH bằng việc quan sát một bức tranh biếm họa, vừa mang tính khái quát hóa nội dung bài học qua bức tranh, nhƣng cũng đồng thời tạo điều kiện để cho học sinh bày tỏ quan điểm của mình qua phần khai thác từ hình ảnh tranh biếm họa.

Hoạt động KTBH bằng tranh biếm họa:

Bước 1: - GV tổ chức cho HS khai thác bức tranh của hoạ sĩ Kukryniksy mô tả hành động bán đứng Tiệp Khắc của các nước phương Tây mà cụ thể ở đây là Anh và Pháp. Dòng chữ trên có nghĩa: “Hướng về phương Đông”.Hình ảnh tranh

biếm học, các nhân vật trong tranh và đặt câu hỏi: Có hay không Anh, Pháp, Mĩ cũng phải chịu một phần trách nhiệm trong việc để chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ?

Bước 2: Học sinh quan sát, thảo luận và trình bày quan điểm của mình + Hình ảnh nước Đức: Ví như chó sói

+ Hình ảnh Anh, Pháp (những quý ông lịch lãm) đang dâng miếng bánh béo bở Tiệp Khắc cho Đức (“Chó sói”)

+Hình ảnh nước Mĩ: Xa, mờ, đứng ngoài ngắm nhìn thể hiện chính sách ngoại giao của Mĩ “không can thiệp những vấn đề ngoài châu Mĩ”

Bước 3: HS kết hợp kiến thức SGK mục I và bức tranh, lí giải việc chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

- Từ đó rút ra:

+ Sự kiện chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ chưa hẳn là sự bành trướng và ngang ngƣợc của trục phát xít Đức - Italia - Nhật Bản, mà còn do thái độ dung dưỡng thỏa hiệp của các nước như Anh, Pháp và thái độ trung lập của Mĩ đã tạo điều kiện cho chiến tranh bùng nổ: Họ lo sợ chủ nghĩa phát xít sẽ gây chiến tranh và làm phá vỡ hệ thống Vec xai - Oa sinh tơn, nhƣng lại thù ghét chủ nghĩa cộng sản hơn nên muốn nhân cơ hội này đẩy chiến tranh về phía Đông (Liên Xô), vì vậy Anh, Pháp không ngại dâng đồng minh của mình (Tiệp Khắc) cho Đức để đổi lấy một sự thỏa thuận không chắc chắn từ HítLe là ngừng mọi hoạt động quân sự ở châu Âu.

+ Vì thế Anh, Pháp và Mĩ cũng phải chịu một phần trách nhiệm trong việc để chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và bức biếm họa trên là hình ảnh thể hiện rõ đỉnh cao của thái độ thỏa hiệp mà các nước Anh, Pháp đã thực hiện.

- Hoạt động mở rộng: Giáo viên tổ chức biện luận hoặc thuyết minh về vấn đề: Từ nguyên nhân bùng nổ của chiến tranh thế giới thứ hai, em hãy trình bày suy nghĩ của em về vấn đề gìn giữ hòa bình và nỗ lực ngăn chặn các chiến tranh, xung đột hiện nay.

- Ví dụ minh họa 2: Bài 35: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa (Lịch sử 10 - Ban cơ bản)

- Sau khi hoàn thành nội dung bài học, giáo viên tổ chức hoạt động KTBH bằng việc nhấn mạnh một thông tin quan trọng về đặc điểm các nước đế quốc, trong đó đặc biệt là đế quốc Anh, đƣợc mạnh danh là “đế quốc thực dân”

- Bước 1: Giáo viên cho học sinh quan sát tranh biếm họa “Người khổng lồ”: qua đó đặt câu hỏi: vì sao đế quốc Anh đƣợc ví là “đế quốc mặt trời không bao giờ lặn”

- Bước 2: Hs dựa vào tranh biếm họa cùng câu hỏi để trả lời và khai thác hình ảnh làm nổi bật những đặc điểm của đế quốc Anh.

- Dự kiến sản phẩm:

Tranh Người khổng lồ Rhodes, một hình tượng của Cecil Rhodes sau khi công bố kế hoạch nối đường điện tín từ Cape Town tới Cairo. Nó thể hiện tham vọng thuộc địa theo hướng Bắc - Nam của Anh tại châu Phi.

+ Cụm từ "đế quốc mặt trời không bao giờ lặn" đã đƣợc sử dụng để miêu tả những đế quốc với lãnh thổ rộng lớn đến nỗi luôn luôn có một phần lãnh thổ của nó nằm trong ban ngày.

+ Những phần thuộc địa bao la của Anh ở các châu lục chiếm 1/4 diện tích thế giới tương đương khoảng 35 500 0000 km2 cai trị khoảng 412,2 triệu người chiếm 23%

dân số thế giới.

+ Tranh giành châu Phi là quá trình tranh chấp giữa các cường quốc ở châu Âu trong việc chiếm châu Phi làm thuộc địa kéo dài từ giữa thế kỷ 19 tới khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ vào năm 1914. Vào cuối quá trình này, ngoại trừ Ethiopia, nhà nước Dervish và Liberia được độc lập, toàn bộ châu Phi đã bị bảy nước châu Âu chia nhau làm thuộc địa, trong đó Anh chiếm được phần nhiều nhất với diện tích trên 30%. Với hệ thống thuộc địa rộng lớn như vậy nên nước Anh đƣợc ví là "đế quốc mặt trời không bao giờ lặn".

- Hoạt động mở rộng:

GV tổ chức cho HS tranh biện về vấn đề: Từ hình ảnh về bức tranh biếm họa, em hãy trình bày suy nghĩ của em về nhận xét: Anh là “Đế quốc mặt trời không bao giờ lặn”

HS thể hiện suy nghĩ của bản thân, sau đó GV phân tích bức tranh, để học sinh hiểu rõ về bản chất của đế quốc mặt trời không bao giờ lặn trên nước Anh, và nhấn mạnh: dưới chân của đế quốc mặt trời không bao giờ lặn là sự xâm lược, bóc lột tàn nhẫn và làm giàu trên xương máu của nhân dân thuộc địa.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp kết thúc bài học theo hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)