Một số ví dụ minh họa về tranh luận

Một phần của tài liệu Một số biện pháp kết thúc bài học theo hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT (Trang 37 - 43)

Chương 2: SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP TÍCH CỰC ĐỂ KẾT THÚC BÀI HỌC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT

2.3. Sử dụng hoạt động kết thúc bài học bằng tranh luận, giúp người học có cái nhìn đúng hơn về những quan điểm trái chiều

2.3.3: Một số ví dụ minh họa về tranh luận

- Một là tranh luận về nhân vật lịch sử :

Ví dụ sau khi học bài 17 - Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến từ thế kỉ X đến thế kỉ XV (Lớp 10 - Cơ bản), giáo viên có thể tổ chức HS tranh luận về nhân vật Dương Vân Nga. Cụ thể:

Giáo viên tổ chức hoạt động KTBH nhấn mạnh vấn đề bằng tổ chức hoạt động tranh luận về nhân vật lịch sử Thái hậu Dương Vân Nga.

+ Trước tiên giáo viên cho HS hoạt động luyện tập thực hành kiến thức vừa mới trải nghiệm qua giờ học bằng việc thống kê các triều đại phong kiến Việt Nam với bảng thống kê:

Thời gian Triều đại Người lập ra vương triều

Năm 938 Nhà Ngô Ngô Quyền

Năm 968 Nhà Đinh Đinh Bộ Lĩnh

Năm 980 Nhà Tiền Lê Lê Hoàn

... ... ...

+ Sau đó giáo viên tổ chức hoạt động tranh luận về nhân vật Dương Vân Nga trong lịch sử dân tộc. Trên cơ sở đó, GV lập kế hoạch tổ chức HS tranh luận.

GV giới thiệu nêu ngắn gọn về Hoàng hậu Dương Vân Nga:

Hoàng hậu Dương Vân Nga là người Ái Châu (Thanh Hóa) là con gái Dương Đình Nghệ. Bà là vợ vua Đinh Tiên Hoàng, sau khi vua Đinh và con trai cả là Đinh Liễn bị ám sát, bà đã giao quyền nhiếp chính cho Thập đạo tướng quân Lê Hoàn (Lê Đại Hành) sau đó bà trở thành vợ vua Lê Đại Hành, chính điều đó đã đƣa đến cho bà nhiều tai tiếng và cái nhìn kỳ thị của xã hội lúc bấy giờ. Có hai luồng ý kiến trái ngƣợc nhau về bà:

- Một là: Việc bà nhường ngôi cho thập đạo tướng quân Lê Hoàn là một việc làm sáng suốt nhất lúc bấy giờ khi đất nước đang gặp những khó khăn và thử thách lớn nên bà đáng đƣợc lịch sử ghi nhận khi dám đặt lợi ích dân tộc lên trên lợi ích dòng họ và cá nhân?

- Hai là: Bà đã thông đồng với Lê Hoàn từ trước để cướp ngôi và bản thân bà cũng là người phụ nữ không đoan chính vì sau đó đã lấy Lê Hoàn làm chồng?

Với vấn đề tranh luận nói trên, GV tổ chức HS làm việc theo nhóm trong thời gian khoảng 3 phút. Hết thời gian, GV tổ chức HS tranh luận. Bằng kiến thức của mình, HS đƣa ra ý kiến, quan điểm đánh giá của mình. GV khuyến khích HS tăng cường đưa ra ý kiến thông qua các câu hỏi gợi mở, và lập luận để bảo vệ một trong hai quan điểm trên.

Trọng tài: Giáo viên Nhóm 1 (Tổ 1,2)

Nhóm 1 cho rằng thái hậu Dương Vân Nga đã thông đồng với Lê Hoàn từ trước để cướp ngôi.

Nhóm 2 (tổ 3,4)

Nhóm 2 cho rằng thái hậu Dương Vân Nga có công với lịch sử dân tộc

Kết quả: Sau khi học sinh tranh biện, GV đóng vai trò trọng tài, đƣa ra nhận xét:

Nhóm 2 (tổ 3,4)

Nhóm 2 cho rằng thái hậu Dương Vân Nga có công với lịch sử dân tộc

Nhóm 1 (Tổ 1,2)

Nhóm 1 cho rằng thái hậu Dương Vân Nga đã thông đồng với Lê Hoàn từ trước để cướp ngôi

Vì sẵn sàng bỏ qua lợi ích dòng tộc để đặt lợi ích dân tộc trên hết, nên đã không ngại nhường ngôi cho thập đạo tướng quân Lê Hoàn.

vì sau khi Đinh Tiên hoàng bị ám sát bà đã nhường ngôi cho thập đạo tướng quân Lê Hoàn.

Nhờ việc nhường ngôi cho Lê Hoàn, mà ông đã tổ chức đánh bại cuộc tiến công xâm lƣợc của quân Tống năm 981, giữ vững nền độc lập cho dân tộc

Điều quan trọng là ngay sau đó bà lại trở thành vợ của vua Lê Đại Hành, một người phụ nữ có hai đời chồng làm vua Vậy chúng ta suy nghĩ thế nào trước hành động này của Dương Vân Nga?

Kết thúc tranh luận, GV tổng kết, chốt lại vấn đề bằng cách đƣa ra những đánh giá khách quan và gợi cho HS những suy nghĩ sâu sắc hơn: Thái hậu Dương Vân Nga, một con người nổi tiếng về tài sắc, mạnh mẽ và quyết đoán. Dù LS có đánh giá bà như nào đi nữa thì hành động nhường ngôi cho Thập đạo tướng quan Lê Hoàn là một quyết định đúng đắn với vận mệnh dân tộc lúc bấy giờ.

Tuy nhiên, hành động của bà ở mỗi giai đoạn LS lại có cái nhìn khác nhau: trách cứ hoặc cảm thông. Song có thể nói, cho dù có đánh giá nhƣ nào đi nữa, thì vai trò của bà đối với LS dân tộc là không thể phủ nhận. Thân phận bà đi bên cạnh hai người đàn ông – hai hoàng đế. Ở vị trí nào bà cũng làm tròn vai trò của người vợ, bậc mẫu nghi thiên hạ, đóng góp không nhỏ vào sự thịnh trị của hai vương triều Đinh- Tiền Lê.

- Ngoài tổ chức tranh luận về nhân vật Thái hậu Dương Vân Nga, giáo viên còn có thể mở tổ chức thêm trò chơi cho học sinh bằng cách “thi hùng biện vai trò người phụ nữ xưa và nay qua nhân vật Dương Vân Nga”

* Hai là : Tranh luận về vấn đề lịch sử :

Ví dụ minh họa 1: Sau khi dạy bài 20 : Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng.

Sau khi hoàn thành bài 20, đặc biệt là mục 2. Hai bản Hiệp ƣớc 1883 và 1884. Nhà nước phong kiến Nguyễn đầu hàng. Giáo viên tổ chức hoạt động KTBH bằng việc nêu sự kiện nhà Nguyễn chấp thuận kí kết Hiệp ƣớc Pa-tơ-nốt (1884) và tổ chức cho HS tranh luận về vấn đề: “Trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp”.

- Để tổ chức tranh luận, GV dẫn dắt HS vào vào tình huống chứa đựng những mâu thuẫn, xung đột về nhận thức bằng cách đƣa ra 2 quan điểm nhƣ sau:

+ Quan điểm 1: Nhà Nguyễn là “phản động”, là “cõng rắn cắn gà nhà” để rồi cam tâm bán nước cho giặc; vì thế nhà Nguyễn phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc để Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp.

+ Quan điểm 2: Nhà Nguyễn là một triều đại có công với LS dân tộc. Trong việc để Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp có rất nhiều nguyên nhân trong đó nhà Nguyễn phải chịu trách nhiệm chủ yếu.

- Hình thức: Giáo viên lập kế hoạch tranh luận, những HS có cùng quan điểm sẽ lập thành một nhóm; thậm chí để thay đổi không khí của lớp học, GV có thể lựa chọn nhóm theo hình thức bắt thăm để tạo lập một đội.

- Quá trình tranh luận được tổ chức như sau:: “Trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp”.

Trọng tài: Giáo viên Nhóm 1 (Tổ 1,2)

Quan điểm 1: Nhà Nguyễn là “phản động”, là “cõng rắn cắn gà nhà” để rồi cam tâm bán nước cho giặc; vì thế nhà Nguyễn phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc để Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp.

Nhóm 2 (tổ 3,4)

Quan điểm 2: Nhà Nguyễn là một triều đại có công với LS dân tộc. Trong việc để Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp có rất nhiều nguyên nhân trong đó nhà Nguyễn phải chịu trách nhiệm chủ yếu.

Nhiệm vụ cụ thể - Tổ 1: Đƣa ra luận điểm bảo vệ quan

điểm của nhóm 1

Tổ 3: Đƣa ra luận điểm bảo vệ quan điểm của nhóm 2

- Tổ 2: Đƣa ra luận chứng phản biện lại quan điểm của nhóm 2

- Tổ 4: Đƣa ra luận điểm phản biện quan điểm của nhóm 1.

Hết thời gian làm việc nhóm, từng nhóm sẽ sử dụng những lí lẽ, quan điểm, lập luận để bảo vệ quan điểm của nhóm mình trước toàn lớp trong thời gian 2-3 phút. Sau phần trình bày của mỗi nhóm, nhóm còn lại có thể đặt câu hỏi yêu cầu nhóm trình bày trả lời. Cuối cùng, GV chốt lại các vấn đề trọng tâm trên cơ sở ý kiến của các nhóm.

Kết quả: Sau khi học sinh tranh luận, GV đóng vai trò trọng tài, đƣa ra nhận xét:

GV nêu vấn đề tranh luận: “Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lƣợc Việt Nam. Đến năm 1884, việc kí Hiệp ƣớc Pa-tơ-nốt đã chấm dứt sự tồn tại của triều đình phong kiến nhà Nguyễn với tƣ cách là một quốc gia độc lập, thay vào đó là

chế độ thuộc địa nửa phong kiến. Xung quanh việc đánh giá trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp có rất nhiều ý kiến khác nhau.

Đánh giá trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước?

Nhóm 1 (Tổ 1,2)

Quan điểm 1: Nhà Nguyễn là “phản động”, là “cõng rắn cắn gà nhà” để rồi cam tâm bán nước cho giặc, vì thế nhà Nguyễn phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc để Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp.

Nhóm 2 (tổ 3,4)

Quan điểm 2: Nhà Nguyễn là một triều đại có công với LS dân tộc. Trong việc để Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp có rất nhiều nguyên nhân trong đó nhà Nguyễn phải chịu trách nhiệm chủ yếu.

- Đó là việc Nguyễn Ánh trên con đường lưu vong trước sức tấn công của nghĩa quân Tây Sơn, đã phải bám víu vào tƣ bản Pháp háu lợi đang cùng tƣ bản các nước khác chạy đua tìm kiếm thuộc địa trong khu vực Viễn Đông.

Để làm rõ trách nhiệm chủ quan của nhà Nguyễn trong việc để mất nước vào cuối thế kỉ XIX, phải thấy đƣợc việc mất nước là một quá trình từ không tất yếu cuối cùng chuyển sang tất yếu.

+ Việc bị thực dân Pháp xâm lƣợc là tất yếu, vì trong bối cảnh đó không thực dân Pháp thì cũng là một nước tư bản phương Tây khác.

+ Nhưng việc để mất nước là do nhà Nguyễn đi từ sai lầm này đến sai lầm khác đã dẫn tới việc mất nước:

Triều Nguyễn đã tiến hành chính sách cấm đạo, bế quan tỏa cảng, khi thấy rõ âm mưu của Pháp.

Không tổ chức toàn dân chống giặc, mà còn quá nhu nhƣợc, thẳng tay đàn áp phong trào quần chúng, bóc lột nhân dân…

+ Nhà Nguyễn đã thỏa hiệp với thực dân Pháp, đi từ nhƣợng bộ này đến nhƣợng bộ khác và với Hòa ƣớc 1884, Việt Nam hoàn toàn mất độc lập, bị xóa tên trên bản đồ thế giới, trở thành thuộc địa của Pháp, bị Pháp đô hộ.

- Nhà Nguyễn sau khi thiết lập đã có những đóng góp lớn cho lịch sử dân tộc, trong suốt 143 năm tồn tại triều Nguyễn cũng có những đóng góp nhất định cho dân tộc đó là:

+ Dưới triều Nguyễn đất nước được thống nhất từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, lãnh thổ cơ bản đƣợc thống nhất, chính triều Nguyễn đã biên soạn những bộ sử học đồ sộ và xây dựng nên những công trình kiến trúc độc đáo mà hiện nay đƣợc công nhận là di sản văn hóa thế giới.

+ Trong bối cảnh chung của lịch sử thế giới là cuộc chạy đua ráo riết giữa các nước tư bản chủ nghĩa săn tìm các thuộc địa thì Việt Nam mất nước là điều không tránh khỏi.

+ Việc chế độ phong kiến ở Việt Nam khủng hoảng và lỗi thời, bế quan tỏa cảng.. đều là đặc điểm chung của các nước châu Á lúc bấy giờ.

+ Mặc dù nhà Nguyễn có những sai lầm trong chính sách đối ngoại và đối nội để dẫn đến mất nước nhưng những trách nhiệm đó hoàn toàn không phải tất cả là lỗi của nhà Nguyễn

* Ví dụ minh họa 2: Bài 11 - Tây Âu hậu kỳ trung đại (Lịch sử 10 - Ban cơ bản).

- Sau khi hoàn thành bài học, giáo viên tổ chức học sinh hoạt động luyện tập thực hành để KTBH bằng biện pháp tích cực trong dạy học lịch sử:

+ Hoạt động 1: Thuyết trình về các cuộc phát kiến địa lý( hoặc lập bảng thống kê các cuộc phát kiến địa lý):

+ Hoạt động 2: Tổ chức học sinh tranh luận về tình huống lịch sử sau cuộc phát kiến địa lý đặt ra với những quan điểm trái chiều về hệ quả đó:

- Bước 1: Giáo viên nêu ra hai quan điểm trái chiều về hệ quả của cuộc phát kiến địa lý:

+ Quan điểm 1: Có ý kiến cho rằng công cuộc phát kiến địa lý và tìm ra những vùng đất mới, dân tộc mới của các nước phương Tây là bắt đầu của quá trình khai phá văn minh đến các dân tộc này.

+ Quan điểm 2: Có ý kiến lại cho rằng việc tìm ra những vùng đất mới, dân tộc mới của các nước tư bản phương tây là bắt đầu một quá trình ăn cướp và nô dịch đến các nước này.

Từ hai quan điểm trên em đồng ý với quan điểm nào? Và lấy dẫn chứng chứng minh quan điểm đó, giáo viên chia lớp thành hai nhóm đê tranh luận và đƣa ra lập luận để bảo vệ quan điểm của nhóm mình.

- Bước 2: Giáo viên tổ chức cho HS tranh luận vấn đề theo từng nhóm và đưa ra quan điểm bảo vệ của mình. Sau đó trình bày trước lớp và phản biện quan điểm của nhóm khác.

- Dự kiến sản phẩm Phụ lục 4:

+ Các nhóm Hs thảo luận và đƣa ra lập luận để bảo vệ quan điểm của mình Trọng tài: Giáo viên

Nhóm 1 (Tổ 1,2)

+ Quan điểm 1: Có ý kiến cho rằng công cuộc phát kiến địa lý và tìm ra những vùng đất mới, dân tộc mới của các nước phương Tây là bắt đầu của quá trình khai phá văn minh đến các dân tộc này.

Nhóm 2 (Tổ 3,4)

+ Quan điểm 2: Có ý kiến lại cho rằng việc tìm ra những vùng đất mới, dân tộc mới của các nước tư bản phương tây là bắt đầu một quá trình ăn cướp và nô dịch đến các nước này.

Kết quả tranh luận quan điểm trái chiều - Các cuộc phát kiến địa lí đƣợc coi là

cuộc cách mạng thực sự trong lĩnh vực giao thông vận tải và tri thức, một chứng minh thuyết phục cho luận điểm Trái Đất hình cầu.

- Việc tìm ra các dân tộc mới, vùng đất mới.. là bắt đầu quá trình nô dịch, bóc lột, buôn bán nô lệ...

- Mở ra các thị trường mới, các con đường thương mại và tuyến giao lưu hàng hoá mới, đƣa đến hiếu biết về các châu lục, các đại dương... và giúp người châu Âu bước vào thời kì phát triển kinh tế trọng thương.

- Góp phần thúc đẩy sự khủng hoảng và tan rã của chế độ phong kiến châu Âu, hình thành nên CNTB - Chủ nghĩa thực dân và cũng là bắt đầu của quá trình khai phá văn minh đến các dân tộc này

Cụ thể: Từ sự tiến bộ về một nền văn minh mới đã du nhập vào các dân tộc mới, làm cho các dân tộc này ít nhiều có sự thay đổi

- Quan điểm khai phá văn minh là hoàn tòn không chính xác: Bởi những lý do sau:

+ Chính trị: Từ sau các cuộc cách mạng tư sản, một thiết chế nhà nước mới tiến bộ hơn xuất hiện - nhà nước dân chủ tư sản

+ Chính trị: Thiết chế nhà nước dân chủ nhƣng chỉ đại diện cho giai cấp tƣ sản, còn nhân lao động không có quyền lợi, hơn nữa khi vào chiếm đƣợc các dân tộc mới CNTD không có ý định thay đổi thiết chế nhà nước mới mà vẫn chủ trương duy trì chế độ phong kiến làm công cụ tay sai

+ Kinh tế: Mang theo một phương thức sản xuât tiên tiến - sản xuất TBCN, mở rs một nền văn minh mới văn minh công nghiệp.

+ Kinh tế: Chủ nghĩa thực dân tuy mang theo phương thức sản xuất mới, nhƣng khi vào thì lại duy trì quan hệ bóc lột cũ

+ Xã hội: Đề cao giá trị nhân văn của con người... qua bản tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền năm 1789 của Pháp là tiêu biểu

+ Xã hội: Giá trị con người được đề cao nhưng chỉ cho người da trắng, còn người da đen, các dân tộc thuộc địa là thân phận nô lệ

+ Văn hóa: Một nền giáo dục tiến bộ chú trọng sự phát triển của khoa học - kĩ thuật nhằm thúc đẩy sức sản xuất, những giá trị trong lao động và sản xuất của người lao động được đề cao.

+ Văn hóa: Một nền văn hóa thực dân nhằm mục đích khai thác và bóc lột

Giáo viên nhận xét, bổ sung và kết luận vấn đề:

+ Hoạt động mở rộng: Giáo viên tổ chức cho học sinh phát biểu suy nghĩ của mình về con đường để phát minh ra những thành tựu mới. GV nhấn mạnh, để đạt được những phát minh mới trong lịch sử, nhiều nhà khoa học đã phải trải nghiệm những thử thách, chông gai, vì vậy, để đạt đƣợc kết quả, chúng ta phải có quá trình chuẩn bị, mạnh dạn thử thách để đi đến thành công.

- Học sinh tự tìm tòi kiến thức và lập luận chứng minh theo quan điểm của mình.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp kết thúc bài học theo hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)