Tăng cường tập hợp và đoàn kết thanh niên trong các đối

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CỦNG CỐ, MỞ RỘNG MẶT TRẬN ĐOÀN KẾT TẬP HỢP THANH NIÊN, XÂY DỰNG HỘI LHTN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 21 - 32)

tượng, lĩnh vực đặc thù.

- Triển khai Đề án xây dựng lực lượng cốt cán trong thanh niên dân tộc thiểu số và tín đồ tôn giáo. Ban Bí thư Trung ương Đoàn sẽ hướng

dẫn các tỉnh thành Đoàn khảo sát, đánh giá toàn diện tình hình thanh niên và công tác thanh niên trên địa bàn có đông thanh niên dân tộc, thanh niên tín đồ tôn giáo; rà soát, đánh giá, phát hiện những đoàn viên, hội viên có ý thức chính trị,

nhiệt tình, năng nổ để tuyển chọn làm lực lượng cán bộ cốt cán xây dựng tổ chức và phong trào thanh niên trong thanh niên dân tộc, thanh niên tín đồ tôn giáo.

• Ban Bí thư Trung ương Đoàn sẽ ký

chương trình phối hợp với Ủy ban Dân tộc và Ban Tôn giáo Chính phủ để tạo cơ chế, chính sách cho lực lượng cán bộ cốt cán;

tiến hành các khóa đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, phương pháp, kỹ năng công tác thanh niên.

- Tập trung xây dựng tổ chức Đoàn, Hội trong

các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Trước mắt là thực hiện Đề án xây dựng Hội LHTN Việt Nam trong doanh nghiệp là thành viên Hội Doanh

nhân Trẻ Việt Nam (mục tiêu đến năm 2015 đạt 50% tổng số doanh nghiệp có tổ chức Hội);

hướng dẫn xây dựng các chi đoàn, chi hội, CLB, đội, nhóm thanh niên trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu nhà trọ có đông thanh niên

công nhân.

• Tổ chức các hoạt động hỗ trợ, chăm lo, bảo vệ quyền lợi và đáp ứng những nhu cầu chính đáng của thanh niên như: mua hàng bình ổn giá, thăm khám và tư vấn sức khỏe, những vấn đề về tình yêu và

hôn nhân, an toàn lao động, thời gian làm việc và tiền lương, tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, xem phim, diễn kịch…

để nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho thanh niên công nhân.

- Có các hình thức hỗ trợ thanh niên yếu thế về cơ hội phát triển như: phối hợp với Tổng cục 8, Bộ Công an tổ chức chương trình “Thắp sáng ước mơ hoàn lương”, thành lập các câu lạc bộ,

“nhóm đồng đẳng”, tuyên truyền giúp đỡ thanh niên mắc tệ nạn xã hội; thành lập Hội thanh niên khuyết tật để vận động cơ chế, chính sách và

các nguồn lực, đặc biệt là việc trợ giúp y tế và sức khỏe cho thanh niên khuyết tật…

- Nghiên cứu xây dựng Đề án tập hợp thanh niên trên mạng Internet và các mạng viễn thông khác, xây dựng mạng xã hội của thanh niên. Theo hướng, xây dựng và hoàn thiện các website Đoàn Thanh niên, Hội LHTN Việt Nam và các đơn vị trực thuộc từ Trung ương đến các tỉnh, huyện và cơ sở. Tăng cường tính liên kết giữa các website của Đoàn, Hội, nâng cao tốc độ xử lý, tích hợp nhiều giá trị gia tăng, cập nhật thông tin thời sự, cung cấp thông tin, kiến thức về nhiều lĩnh vực mà thanh niên quan tâm, hoàn thiện giao diện, tổ chức nhiều diễn đàn, nhiều sân chơi trên mạng đáp ứng nhu cầu giao lưu, giải trí của đông đảo thanh niên.

• Khai thác các ứng dụng, tiện ích của một số

mạng xã hội đang có số lượng thành viên đông như: Youtube, Facebook, Zing Me, Google

Plus… để truyền tải thông tin và định hướng giáo dục cho thanh niên. Ở cấp cơ sở, Ban Chấp hành Đoàn, Ủy ban Hội có thể thiết lập các mạng thông tin nội bộ theo nhóm, theo đội, trên cơ sở các ứng dụng về công nghệ thông tin trên các mạng điện thoại di động, mạng internet (gửi tin nhắn, chia sẻ thông tin và những mối

quan tâm chung trong tập thể, đội, nhóm).

- Khảo sát, nắm bắt tình hình, trao đổi thông tin và từng bước tập hợp các tổ chức của thanh niên và sinh viên Việt

Nam ở nước ngoài. Hiện nay, có khoảng 4 triệu người Việt Nam ở nước ngoài. Trong đó khoảng 1 triệu là thanh niên, chủ yếu là học sinh, sinh viên và một lực lượng cán bộ trẻ đi học tập, công tác có thời hạn.

• Bên cạnh tổ chức Hội Sinh viên ở một số nước đã được thành lập như Anh, Hà Lan, Pháp, Hàn Quốc… đã xuất hiện nhiều tổ chức của thanh niên Việt Nam ở nước ngoài như: Câu lạc bộ Ôlympia tại Australia, Câu lạc bộ Những người Việt trẻ tại Singapo, các câu lạc bộ được thành lập từ các trại hè của học sinh, sinh viên và

những người Việt trẻ tổ chức hàng năm ở Việt Nam, nhiều hội, câu lạc bộ lưu học sinh tại các nước có đông lưu học sinh Việt Nam như Nga, Trung Quốc…

• Phương hướng chung là vận động xây dựng Hội Sinh viên ở các nước có điều kiện, đồng thời

tăng cường cơ chế trao đổi thông tin, từ đó tổ chức các hoạt động kết nối như: Trại hè,

Festival, hành trình về cội nguồn dành cho học sinh, sinh viên và thanh niên Việt Nam ở nước ngoài. Trong năm 2013 Ban Bí thư Trung ương Đoàn, Hội LHTN Việt Nam dự kiến chủ trì phối hợp với Ban Đối ngoại Trung ương, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ

Ngoại giao tổ chức gặp gỡ đại diện những tổ chức của thanh niên Việt Nam ở nước ngoài.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CỦNG CỐ, MỞ RỘNG MẶT TRẬN ĐOÀN KẾT TẬP HỢP THANH NIÊN, XÂY DỰNG HỘI LHTN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 21 - 32)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(64 trang)