Đánh giá, nhận xét chung về chuỗi cung ứng cà phê

Một phần của tài liệu Phân tích quản lý chuỗi cung ứng cà phê ở việt nam (Trang 20 - 24)

II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG CÀ PHÊ VIỆT NAM

5. Đánh giá, nhận xét chung về chuỗi cung ứng cà phê

a. Điểm mạnh

- Những năm gần đây các doanh nghiệp , tổ chức cà phê của Việt Nam ngày càng có những dự đoán chính xác hơn giúp định hướng thị trường, chủ động về giả cả,phương tiện , thời gian ,.. và quan trọng nhất là nhờ có những dự đoán ấy , người dân trồng cà phê ngày càng giảm bớt đi nỗi lo được mùa mất giá.

- Việt Nam đã xây dựng được đội ngũ dự báo nhu cầu ở nội địa và quốc tế một cách chuyên nghiệp , hiểu quả.

- Từ những dự đoán nhu cầu ngày một chính xác hơn , thì chính phủ , các bộ ngành , các doanh nghiệp càng có thể đưa ra các chỉ thị nuôi trồng sao cho hiệu quả hơn , giúp tăng năng suất , chất lượng của cây trồng.

- Nhà nước đã có những hộ trợ về tài chính , cung cấp các giống cây, phân bón thích họp với thổ nhưỡng , khí hậu , đất đai,... cho từng vùng

- Tổ chức thu mua ngày nay ngày càng giảm được sự hao phí thời gian do vận chuyển dài và nâng cao chất lượng nhờ các kiến thức, kỹ thuật khi thu mua cà phê.

- Thu mua cà phê ngày càng nhanh, gọn, chất lượng , đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia .

- Nhờ có lực lượng thương lái là trung gian của chuỗi cung ứng mà họ là những người rõ nhất ở đâu có cà phê ngon nhất, thu hoạch thời điểm nào là tốt nhất, giá nào là hợp lí nhất nên có thể chọn ra nững loạt cà phê ngon, đạt chuẩn và giá thành hợp lí.

- Với công nghệ tiên tiến , kỹ thuật hiện đại , các nhà máy chế biến ,các xưởng rang xay đang ngày một đồng bộ hóa các máy móc , trang thiết bị ,giảm thiểu trong chế biến còn xuát hiện công đoạn thủ công , có thể vừa thiếu vệ sinh an toàn sản phẩm , vừa không đảm bảo được độ ngon của cà phê.

- Việc phân phối sản phẩm cà phê Việt ngày càng được cải thiện hơn nhờ các bước đi lướn của các donah nghiệp , tổ chức nhà nước ,… trên thị trường quốc tế để đưa hạt cà phê có nhãn hiệu bay ra những thị trường hàng đầu. Còn vưới thị trường trong nước cũng đang rất phát triển. Nhờ sự đổi mới từ kênh phân phối truyền thống sang kênh phân phối hiện đại , nhiều vấn đề trong doanh nghiệp đã được giải quyết. Thông qua việc phân tầng các kênh phân phối , không những lượng tiêu thụ

tăng cao , lượng hàng tồn kho giảm và chất lượng hãng cà phê trong khách hàng lúc nào cũng tươi mới nhất.

- Khi công nghệ ngày càng tiên tiến , các công cụ , phần mềm quản lý hàng tồn kho, quản lý kho bãi ngày một phát triển nên việc quản lý lượng cà phê tồn kho càng ngày càng chuyên nghiệp và ít sự cố nhầm lẫn, mất hàng tồn kho xảy ra

- Tư duy quản lí hàng hóa , chiến lược Marketing , chiến lược kinh doanh, những đợt khuyến mãi đã làm cho doanh nghiệp có thể bán đi rất nhiều hàng tồn kho. Từ đó cắt giảm được những thiệt hãi do hàng cũ, chi phí quản lí kho, chi phí vận hành kho,...Thêm vao đó, kĩ thuật bảo quản cà phê tân tiến hơn, làm chất lượng cà phê không bị suy giảm khi tồn kho thời gian lâu.

- Các phương tiện vận chuyển hiện đại, tân tiến , giúp cho các doanh nghiệp, tổ chức thực hiện thành công nguyên lý vàng trong chuỗi cung ứng đó là “ Just in time “.Luôn đáp ứng khách hàng tốt nhất về mặt thời gian vận chuyển.

b. Điểm yếu

- Tuy đã có những dự báo về nhu cầu để cải thiện , quy hoạch việc trồng cà phê là rất khó khăn .Vì phần lớn người dân trồng cà phê ở Việt Nam đều theo loại hộ kinh doanh nhỏ lẻ , không đồng nhất ( chiếm 85% diện tích trồng cà phê cả nước) . Nếu muốn quy hoạch trên một vùng lớn là một điều vô cùng khó khăn.

- Chiến lược phát triển ngành cà phê trong tổng thể ngành nông nghiệp Việt Nam.

Hiện nay, các mục tiêu đề ra đối với ngành cà phê Việt Nam trong những năm tới chưa được đặt chung trong bối cảnh phát triển chung của ngành nông nghiệp cũng như ngành kinh tế Việt Nam. Vì vậy, ngành cà phê phát triển thiếu tính nhất quán và thống nhất chung với tổng thể ngành nông nghiệp Việt Nam. Hậu quả là không nhận được sự hỗ trợ tích cực từ chiến lược phát triển của ngành nông nghiệp cả nước.

- Vì việc trồng cà phê nhỏ lẻ thoe hộ gia đình nên chất lượng hạt cà phê cũng không đồng nhất.

- Quan niệm của người nông dân phần lớn là trồng và chăn sóc cà phê theo kinh nghiệm nên vậy việc đưa kế hoạch trồng và chăm sóc cây theo tiêu chuẩn chất lượng hay nuôi trồng hữu cơ là vấn đề rất nan giải.

- Phần lớn người nông dân trồng cà phê vẫn đang lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật để tăng năng suất chứ không quan tâm nhiều đến việc sử dụng chất bảo vệ thực vật gây hại như thế nào đến hạt cà phê, môi trường nước , đất ,và chính sức khỏe của cây cà phê.

- Tâm lý thích bán cho những người mua đắt hơn làm cho những người nông dân mất đi uy tín đối với những người mua lâu dài và không tạo được đầu cung bền vững,

- Tại Việt Nam và trên nhiều quốc gia trồng cà phê , thương lái có một vai trò rất quan trọng. Họ là những người am hiểu thị trường; họ hiểu về các nhà cung cấp cà phê và làm chủ giá cả; họ là những người có tác động rất lớn đén thị trường trong khi họ không mang lại giá trị cho hạt cà phê.Những thương lái là những người làm tăng giá cà phê khi bán cho những nhà máy , những doanh nghiệp sản xuất nhưng lại mua cà phê với giá rất rẻ từ người nông dân.

-Rất nhiều trường hợp chính doanh nghiệp hay người nông dân bị phụ thuộc quá mức vào người thương lái vì họ chính là “ cầu nối “ giữa hai bên . Nếu họ không có ở đó việc gặp mặt để trao đổi hàng hóa giữa bên cung và bên cầu là rất khó khăn.

- Giống như việc nuôi trồng , ngành sản xuất cà phê vẫn còn đang ở thời kỳ manh nhún, nhiều doanh nghiệp trung bình và nhỏ, chất lượng và kỹ thuật không đồng đều tạo nên một thị trường cà phê không đồng đều.

- Vì có nhiều doanh nghiệp trung bình và nhỏ nên tài chính của các doanh nghiệp này thường không đủ để nhập các máy móc tiên tiến , hiện đại. Sự hiện đại , chất lượng nhất thường chỉ tập trung vào một vài tập đoàn lớn : Trung Nguyên , Nestle, Vinacafe.

- Tuy mỗi năm xuất khẩu gần 2000 triệu tấn cà phê thô nhưng Việt Nam lại có rất ít cà phê thành phẩm để xuất khẩu . Điều đó làm cho lợi nhuận thu về rất thấp

- Phân phối sản phẩm là nội dung gặp nhiều lỗ hổng nhất trong chuỗi cung ứng của nước ta. Tuy nước ta là nước xuât khẩu lớn thứ 2 thế giới nhưng , các liên kết dọc và liên kết nganh trong chuỗi cung ứng cà Phê Việt rất lỏng lẻo , thiếu chặt chẽ và bền vững .

- Nhiều nước sử dụng hàng rào phi thuế quan như là biện pháp bảo hộ ngành công nghiệp chế biến cà phê trong nước. Đây là những rào cản rất lớn đối với các doanh

nghiệp Việt Nam khi thâm nhập trực tiếp vào các thị trường này và buộc phải xuất khẩu qua các công ty trung gian ở các nước được hưởng mức thuế quan ưu đãi hơn.

Điều này như một lá chắn khiến doanh nghiệp Việt không thể tiếp xúc trực tiếp với các thị trường lớn cũng như tăng thêm cơ hội tiếp xúc với những hợp đồng , các đơn đặt hàng lớn hơn.

- Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chỉ thực sự thực hiện các giao dịch kinh tế quốc tế trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây. Do đó, nhiều chủ doanh nghiệp thiếu những kỹ năng cơ bản khai thác, xử lý tin tức và đàm phán thương mại. Hơn nữa, sự phát triển rầm rộ của các doanh nghiệp tham gia chế biến và xuất khẩu cà phê chủ yếu trong giai đoạn giá cà phê thế giới cao nên những kỹ năng này chưa được chú trọng đúng mức.

-Việt Nam là quốc gia cung cà phê nhưng lại bị động trong vấn đề lưu trữ , quản trị tồn kho mặt hàng này . Hiện nay chỉ có khoảng 34% số cà phê có thể dự trữ trong kho từ một năm trở đi , việc này là một vấn đề lớn khi thị trường cà phê thế giới có nhiều biến động , dịch bệnh vẫn đang hoành hành tại các nước lớn , xuất khẩu cà phê gặp nhiều khó khăn nhưng lại không thể lưu trữ trong nước vì không đủ kho . - Việc không đủ kho hàng cũng gây nên trở ngại cho nhiều doanh nghiệp , khi mà họ muốn cất trữ cà phê chờ khi giá tăng cao nhưng lại không thể thực hiện được.

Một phần của tài liệu Phân tích quản lý chuỗi cung ứng cà phê ở việt nam (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)