Cơ hội và thách thức trong quản lý chuỗi cung ứng nông sản ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân tích quản lý chuỗi cung ứng cà phê ở việt nam (Trang 24 - 31)

II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG CÀ PHÊ VIỆT NAM

6. Cơ hội và thách thức trong quản lý chuỗi cung ứng nông sản ở Việt Nam

a. Chuỗi cung ứng nông sản ở Việt Nam Mô hình PEST

- Chính phủ ( Political)

+ Hộ trợ chính sách tài chính giải quyết khó khăn cho việc kinh doanh và sản xuất nông sản.

+Thu hút vồn đầu tư toàn xã hội. Sau dịch Covid-19 chính phủ cố gắng giải quyết các dự án theo đề xuất của doanh nghiệp , không để chậm trễ hồ sơ. Nghiên cứu và triển khai các cơ chế, chính sách khuyến khích, thúc đẩy khởi

nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp cà phê đầu tư khôi phục, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh

+ Đẩy mạnh và thực hiện giải ngân vốn đầu tư công.

+ Hệ thống những chính sách xuất khẩu, thương mại, tín dụng, khuyến nông…

nhằm thúc đẩy, ủng hộ xuất khẩu nông sản

+Chính sách tự do lưu thông và phát triển thị trường

+ Chính sách hỗ trợ, điều tiết xuất khẩu a/ Chính sách thuế xuất khẩu Đối với hàng nông sản xuất khẩu nói chung và cà phê xuất khẩu nói riêng chính sách thuế xuất khẩu được giảm đến mức tối thiểu góp phần khuyến khích xuất khẩu.

- Kinh tế ( Economic) + Cán cân thương mại

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu tháng 6 ước tính đạt 41,5 tỷ USD, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 6/2020 ước tính đạt 21 tỷ USD, tăng 9,5% so với tháng trước và kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 6/2020 ước tính đạt 20,5 tỷ USD, tăng 12,8% so với tháng trước.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,4 tỷ USD, giảm 2,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 121,2 tỷ USD, giảm 1,1%; nhập khẩu đạt 117,2 tỷ USD, giảm 3%.

Cán cân thương mại hàng hoá tháng 6 ước tính thặng dư 500 triệu USD nâng mức thặng dư trong 6 tháng đầu năm 2020 lên 4 tỷ USD

+ Định hướng thị trường

Để giải quyết bài toán phân phối, tiêu thụ cho nông sản Việt Nam, phải xây dựng được hệ thống, mạng lưới các trung tâm cung ứng nông sản hiện đại, phù hợp với nhu cầu thực tế phát triển của ngành nông nghiệp trong bối cảnh mới.

Về thị trường, nhu cầu tiêu thụ nội địa đang tăng trưởng nhanh, trong khi thị trường xuất khẩu cũng được mở rộng nhờ việc tham gia các hiệp định thương mại tự do.

Cùng với sự phát triển của sản xuất, hệ thống phân phối nông sản cũng có nhiều

thay đổi tích cực phục vụ nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Hệ thống cung ứng nông sản hiện đại phải kết nối được sản xuất với phân phối, tiêu dùng nông sản tại thị trường trong nước và xuất khẩu, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, thương mại nông sản và dịch vụ phát triển. Hệ thống cung ứng nông sản hiện đại sẽ bao gồm: các trung tâm cung ứng nông sản đặt tại các đô thị, thành phố lớn, có nhu cầu tiêu dùng cao; các trung tâm thu gom nông sản đặt tại các vùng sản xuất trọng điểm; các trung tâm cung ứng nông sản đường biên đặt tại các tỉnh biên giới có cửa khẩu quan trọng.

+ Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố cơ bản cho sự phát triển của mọi ngành nghề và đặc biệt giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đầu tư cơ sở hạ tầng cho ngành nông nghiệp bao gồm: đầu tư cho thuỷ lợi, hệ thống điện, đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, kho tàng, bến bãi, chợ…

Đầu tư vào cơ sở hạ tầng là đầu tư có tác động kép không chỉ là động lực để chuyển dịch cơ cấu ngành, địa phương mà còn kéo theo sự thu hút đầu tư vào khu vực này.

Cơ sở hạ tầng càng hoàn thiện thì quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế địa phương và sản xuất nông nghiệp càng có điều kiện mở rộng và nâng cao hiệu quả.

+ Trình độ phát triển

Sự phát triển của ngành chế biến nông sản chưa tương xứng với tiềm năng, còn bộc lộ một số nút thắt tồn tại trong chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp. Đó là: doanh nghiệp chế biến nông lâm, thủy sản chủ yếu là doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ.Năng lực chế biến một số ngành hàng còn thấp, cơ sở chế biến phần lớn quy mô nhỏ chưa đáp ứng yêu cầu của sản xuất nguyên liệu và thị trường tiêu thụ; Chất lượng của nguyên liệu và sản phẩm chế biến không ổn định, còn tiềm ẩn nguy cơ không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nên giá bán nông sản Việt Nam thấp so với các nước khác.Tổ chức liên kết sản xuất – chế biến và tiêu thụ còn lỏng lẻo, chưa tạo được sự gắn kết chặt chẽ giữa công nghiệp chế biến với sản xuất nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.

+ Lạm phát

Năm 2019, lạm phát bình quân của Việt Nam ở mức khoảng 3%, đạt mục tiêu đề ra. Lạm phát được kiểm soát trong năm 2019 nhờ giá hàng hóa thế giới giảm, chính

sách tín dụng thận trọng, tỷ giá ổn định và giá dịch vụ y tế không tăng nhiều. Tuy nhiên, sang năm 2020, mục tiêu lạm phát bình quân dưới 4% sẽ là một thách thức khi giá hàng hóa thế giới dự báo phục hồi và cầu trong nước tiếp tục xu hướng tăng. Để kiểm soát được lạm phát trong năm 2020, các chính sách vĩ mô cần cùng phối hợp, nhất quán hướng tới mục tiêu “tập trung ổn định kinh tế vĩ mô”.

Giá hàng hóa thế giới giảm cũng giúp ổn định giá tiêu dùng trong năm 2019, nhất là giá thực phẩm và giá giao thông. Trong tháng 11, mặc dù giá thực phẩm, mặc dù tăng đột biến trong tháng 11 do nguồn cung thịt lợn thiếu hụt tạm thời, nhưng mức tăng bình quân chỉ đạt 4,4%, không cao hơn nhiều mức tăng 3,5% của năm 2018;

giá giao thông giảm bình quân 1,4%, trong khi năm 2018 tăng 6,4%.

- Xã hội ( Social)

+ Các tiêu chuẩn và giá trị văn hóa +Dân số và tỷ lệ gia tăng dân số

Tỉ lệ tăng dân số bình quân năm giai đoạn 2009-2019 là 1,14%/năm, giảm nhẹ so với giai đoạn 10 năm trước (1,18%/năm).

Tỉ số giới tính là 99,1 nam/100 nữ, trong đó khu vực thành thị là 96,5 nam/100 nữ, khu vực nông thôn là 100,5 nam/100 nữ. Tỉ số giới tính tăng liên tục trong những năm qua nhưng luôn thấp hơn 100 trên phạm vi toàn quốc.

Kết quả Tổng điều tra 2019 cũng cho thấy Việt Nam là quốc gia có mật độ dân số cao so với các nước trên thế giới và trong khu vực. Năm 2019, mật độ dân số của Việt Nam là 290 người/km2, tăng 31 người/km2 so với năm 2009. Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai địa phương có mật độ dân số cao nhất cả nước, tương ứng là 2.398 người/km2 và 4.363 người/km2.

Phân bố dân cư giữa các vùng kinh tế-xã hội có sự khác biệt đáng kể, vùng Đồng bằng sông Hồng là nơi tập trung dân cư lớn nhất của cả nước với 22,5 triệu người, chiếm gần 23,4%; tiếp đến là vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với 20,2 triệu người, chiếm 21,0%. Tây Nguyên là nơi có ít dân cư sinh sống nhất với tổng dân số là 5,8 triệu người, chiếm 6,1% dân số cả nước.

+Tốc độ đô thị hóa

Tỷ lệ đô thị hóa Việt Nam năm 2019 là 38,4% và dự kiến sẽ vượt mốc 40% vào năm 2020.Tăng trưởng kinh tế khu vực đô thị trung bình đạt từ 12 - 15%, cao hơn từ 2 - 2,5 lần so với mặt bằng chung của cả nước.

Tăng trưởng của các đô thị chưa đa dạng; tăng trưởng thiếu bền vững, phụ thuộc vào việc khai thác tài nguyên; năng lực dự trữ và tầm nhìn dài hạn còn hạn chế.Bên cạnh đó, hệ thống đô thị phát triển chưa hài hòa, chưa đồng bộ giữa số lượng, quy mô, diện tích và chất lượng; chưa bảo đảm khả năng liên kết trong từng đô thị, giữa các đô thị và giữa khu vực đô thị với khu vực nông thôn.

+ Thái độ nghề nghiệp + Các tổ chức xã hội + Cơ cấu lứa tuổi

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương cho biết, tỷ trọng dân số từ 15-64 vẫn chiếm đa số, khoảng 68% tổng dân số, nhưng tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên đang tăng với tốc độ nhanh nhất, chiếm 7,7%. Điều này cho thấy, mặc dù Việt Nam đang ở trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng nhưng tốc độ già hóa dân số đang tăng nhanh, đòi hỏi chúng ta vừa phải đồng thời thực hiện các chính sách để thích ứng với già hóa dân số, vừa phải tranh thủ tận dụng nguồn nhân lực vàng cho phát triển kinh tế, tạo bứt phá để vượt qua bẫy thu nhập trung bình.

- Môi trường công nghệ ( Technological) + Đầu tư nghiên cứu và phát triển

Tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp có nội dung rộng lớn, liên quan đến sự phát triển của tất cả các yếu tố, bộ phận cấu thành lực lượng sản xuất của ngành này. Nhìn chung, chính phủ các nước đều quan tâm đến đầu tư cho nghiên cứu, triển khai, mời chuyên gia đến trao đổi kinh nghiệm, nhập nội các giống tốt và quá trình công nghệ tiên tiến, cử cán bộ đi đào tạo nước ngoài, chi phí tập huấn, chuyển giao công nghệ đến hộ nông dân, đến đồng ruộng, khuyến nông.

Nội dung chủ yếu bao gồm:

 Thuỷ lợi hoá nông nghiệp: là tiến bộ khoa học công nghệ liên quan đến vấn đề nước của sản xuất nông nghiệp và đời sống nông thôn nhằm cải tạo và chinh phục thiên nhiên trên cơ sở nhận thức quy luật tự nhiên. Đầu tư xây dựng các công trình thuỷ nông theo các hướng chủ yếu là đầu tư xây dựng phát triển các hệ thống thuỷ nông mới, đầu tư khôi phục, sửa chữa lớn và nâng cấp các hệ thống thuỷ nông đang vận hành đã hết hạn sử dụng, đầu tư ứng dụng các thành tựu công nghệ mới vào sản xuất, trợ giá dịch vụ thuỷ nông trong các trường hợp thiên tai, trợ cấp đầu tư phát triển thuỷ lợi nhỏ, thuỷ lợi nội đồng xã...

 Cơ giới hoá nông nghiệp: là quá trình thay thế công cụ thủ công thô sơ bằng công cụ lao động cơ giới, thay thế động lực người, gia súc bằng động lực của máy móc, thay thế phương pháp sản xuất thủ công, lạc hậu băng phương pháp sản xuất với kỹ thuật cao.

Để tiến hành cơ giới hoá nông nghiệp cần phải đầu tư mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, do đặc điểm sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam là lao động thủ công là chính nên cần đầu tư đào tạo lực lượng lao động nông nghiệp để họ có khả năng sử dụng máy móc thiết bị, công nghệ trong quá trình sản xuất.

 Điện khí hoá nông nghiệp, nông thôn:

 Là một tiến bộ khoa học công nghệ trong việc sử dụng nguồn điện năng vào các hoạt động sản xuất và phục vụ đời sống nông thôn. Tiến hành điện khí hóa nông thôn là bên cạnh các sở điện lực do trung ưng quản lý, cần đầu tư xây dựng các trạm thuỷ điện vừa và nhỏ kết hợp với nhiệt điện, xây dựng mạng lưới điện nông thôn để phục vụ sản xuất, đời sống sinh hoạt của người dân. Cần giáo dục cho mọi người ý thức tiết kiệm điện, nắm bắt được tối thiểu về kỹ thuật điện, sử dụng an toàn điện cho các cơ sở dùng điện ở nông thôn, đặc biệt là hộ nông dân.

 Hoá học hoá nông nghiệp: Là quá trình áp dụng những thành tựu của ngành công nghiệp hoá chất phục vụ cho nông nghiệp bao gồm việc sử dụng các phương tiện hoá học vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, phục vụ đời sống ở nông thôn.

Nội dung của hoá học hoá là: Bổ xung, tăng cường cung cấp thức ăn cho cây trồng vật nuôi bằng việc sử dụng các loại phân bón hoá học, thức ăn gia súc có bổ xung các nguyên tố vi lượng, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ, trừ dịch bệnh gia súc, gia cầm....

 Sinh học hoá nông nghiệp: Là quá trình nghiên cứu và áp dụng những thành tựu về khoa học sinh vật và khoa học sinh thái vào nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái. Như vậy, cần nghiên cứu, phát hiện và nắm chắc các quy luật phát sinh và phát triển của cá thể và quần thể để nghiên cứu ra giống vật nuôi cây trồng phù hợp với quy luật và điều kiện tự nhiên của nước ta

+ Vòng quay công nghệ

+ Bản quyền

+Quyết định phát triển, điều kiện áp dụng công nghệ mới b. Chuỗi cung ứng cà phê của Việt Nam

- Đối thủ cạnh tranh: Với một thị trường rộng lớn như thị trường cà phê , đây là một nơi lý tưởng để sáng tạo và phát triển . Nên vậy nơi đây luôn tồn tại những đối thủ mạnh của nhau như cà phê hòa tan có Trung Nguyên , Vinacafe , Netsle; hay thị trường cà phê đặc biệt có Starbuck , Highland. Những đối thủ luôn tạo ra những cơ hội và thách thức cho mỗi doanh nghiệp.

Đối thủ luôn là những người cạnh tranh về giá cả , chất lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm , tư duy mới trong sản phẩm để có thể lấy được thị phần cao hơn về mình. Không chỉ vậy, những đối thủ cạnh tranh đôi khi còn có những chiêu trò kinh doanh nhằm phá hoại các doanh nghiệp khác

Bên cạnh đó sự tồn tại của đối thủ cạnh tranh luôn nhắc bản thân mỗi doanh nghiệp không được đứng im , trì trệ , doanh nghiệp phải luôn phấn đấu , sáng tạo hơn nữa để bảo vệ chính mình. Đối thủ cạnh tranh đôi khi cũng là nguồn động lực lớn nhất của mỗi doanh nghiệp để không bị bỏ quên bản thân trên con đường kinh doanh cà phê này.

-Nhà cung cấp: Những nhà cung cấp là lợi thế đầu vào của những doanh nghiệp cà phê. Họ cung cấp những sản phẩm tốt , có chất lượng , tiêu chuẩn cao hì sản phẩm mới có thể tốt được . Hơn thế nữa , khi nhà cung cấp đưa ra những mức giá hợp lí thì còn có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh về giá cả đầu vào cho doanh nghiệp

Nhưng việc lựa chọn những nhà cung cấp cũng là sự khó khăn của doanh nghiệp . Doanh nghiệp cần những nhà cung cấp có mặt hàng tốt nhưng giá thành phải hợp lí, doanh nghiệp luôn mong muốn nhà cung cấp của họ có thể đưa hàng đến mọi lúc họ cần để bổ sung vào quá trình sản xuất. Để có thể chọn lựa những nhà cung cấp có đầy đủ những yếu tố trên là một việc khó khăn.

-Nhà phân phối: Nhà phân phối thành công sẽ làm cho sản phẩm cà phê của doanh nghiệp càng có cơ hội để tiếp cận đến nhiều khách hàng hơn, tạo ra hình ảnh thương hiệu trong long người tiêu dùng . Nhà phân phối tốt cũng giúp cho donah nghiệp bỏ qua được những rủi ro về hàng tồn kho .

Nhưng những nhà phân phối kém sẽ làm cho sản phẩm lu mờ trên thị trường thậm chí còn làm ảnh hưởng xấu đến sản phẩm.

- Các sản phẩm thay thế: Các sản phẩm thay thế là những lựa chọn về cùng loại mặt hàng với cà phê như:trà ,trà sữa,…Nó thúc đẩy cà phê phải có hương vị ,giá cả phù hợp hơn,thích hợp hơn với khách hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích quản lý chuỗi cung ứng cà phê ở việt nam (Trang 24 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)