CHƯƠNG 2: DỰ KIẾN KẾ HOẠCH 3 NĂM TỚI CỦA BẢN THÂN 13 2.1. Các cơ sở để tiến hành lập kế hoạch 3 năm
2.3. Đánh giá về kế hoạch 03 năm của bản thân
Kế hoạch 03 năm nêu trên là một kế hoạch trung hạn của sinh viên được trình bày khá chi tiết, đầy đủ. Đối với sinh viên, việc tự đề ra các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn là điều cần thiết. Điều này tác động không nhỏ tới thói quen và tác phong của sinh viên. Đối với bản thân là một sinh viên, em nhận thấy việc tự đề ra kế hoạch 03 năm tới cho bản thân là một bước đệm cho quá trình tốt nghiệp ra trường. Bản thân sẽ có sự chuẩn bị nhiều hơn cho cuộc sống sau khi tốt nghiệp. Điều này cũng mang lại cho bản thân sự chủ động hơn trong quá trình tìm kiếm việc làm sau này. Và hơn hơn hết, việc có thái độ tốt, đúng đắn đối với công tác lập kế hoạch cho bản thân là điều nên có đối với mỗi sinh viên.
20
Trên cơ sở phân tích kế hoạch đã nêu ra, bản thân nhận thấy đã đạt được một số kết quả nhất định. Cụ thể:
a. Về tích cực
- Thứ nhất, đã có nhận thức tốt về lập kế hoạch và đã tự lập kế hoạch cho bản thân, kế hoạch có sự kiểm tra, đánh giá thường xuyên.
Bản thân đã có nhận thức về lập kế hoạch là việc cần thiết đối với mỗi sinh viên. Có lập kế hoạch, sinh viên mới có lối sống và tác phong khoa học, chuyên nghiệp. Từ đó rèn luyện bản thân một cách tích cực. Việc tự lập kế hoạch 03 năm cho bản thân là minh chứng sinh động về việc đã có nhận thức tốt về lập kế hoạch.
Trong ghi chú của kế hoạch đã có nêu ra các nội dung về kiểm tra, đánh giá.
- Thứ hai, đã sử dụng Phương pháp dự báo theo kịch bản công cụ SWOT trong việc lập kế hoạch.
Hai công cụ nêu trên đều là những công cụ có những công dụng và hiệu quả nhất định. Việc vận dụng các công cụ này giúp bản thân có kỹ năng tốt hơn trong quá trình sử dụng chính hai công cụ nêu trên. Nhờ vào đó, bản thân đã có sự nhìn nhận tích cực về các vấn đề liên quan đến môi trường xung quanh cũng như là các yếu tố tác động mạnh mẽ tới bản thân. Có thể thấy, việc có sự vận dụng hai công cụ nêu trên là cần thiết và hợp lý. Ngoài ra cũng cần có sự vận dụng và tìm hiểu các công cụ khác để hoàn thiện kỹ năng của bản thân.
- Thứ ba, đã xác định được mục tiêu phù hợp với bản thân thông qua việc xác định mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể.
Thông qua việc phân tích các đặc điểm từ công cụ SWOT, nêu ra được các kịch bản trong tương lai, bản thân đã lựa chọn được các mục tiêu phù hợp với bản thân. Việc xác định đúng mục tiêu, hay nói cách khác là biết mình đang ở đâu là tiền đề khẳng định tính đúng đắn của các hoạt động sẽ triển khai. Nếu việc xác định mục tiêu trở nên sai lầm ngay từ đầu thì sẽ làm mất đi tính khả thi của kế hoạch. Kế hoạch chắc chắn sẽ không đạt hiệu quả.
21
- Thứ tư, đã tổng thể hóa được kế hoạch một cách cụ thể, chi tiết.
Việc tổng thể hóa hay trình bày được kế hoạch một cách cụ thể là cơ sở quan trọng để tiến hành triển khai kế hoạch. Nhiều mục tiêu, nội dung của con người không được thực hiện hoặc thực hiện không thành công bởi vì không có sự trình bày cụ thể cách thức thực hiện các nội dung đó. Chính vì vậy, khi triển khai kế hoạch, người đề ra mục tiêu sẽ không biết phải bắt đầu từ đâu, thực hiện cái gì, từ đó làm mất động lực của bản thân và lại bỏ dở kế hoạch. Từ đó, việc lập kế hoạch trở nên luẩn quẩn từ đưa ra mục tiêu, không biết bắt đầu từ đâu, sau đó chán nản, sau đó lại tự tạo động lực, sau đó lại đưa ra mục tiêu, lại không biết bắt đầu từ đâu, lại chán nản,...
Đưa ra mục tiêu
Tạo động lực Không biết bắt đầu từ đâu
Chán nản b. Về hạn chế
- Thứ nhất, nguồn lực tài chính được nêu ra nhưng chưa cụ thể.
Trong quá trình lập kế hoạch dù đã đưa ra được nguồn lực tài chính và có sự phân tích nguồn lực đó dùng để làm gì, tuy nhiên lại chưa có sự đưa ra mức tài chính cần có là bao nhiêu và chi tiêu cho từng nội dung hết bao nhiêu. Sở dĩ có điều này là do kế hoạch được đưa ra vẫn là một kế hoạch tổng quát, việc biết chính xác tài chính cần bao nhiêu cho từng năm hay từng nội dung là điều rất khó để xác định. Cùng với đó, bản thân cũng chưa có sự điều tra cụ thể về chi phí cho các nội dung này, mà chỉ khi thực hiện kế hoạch mới có thể đi điều tra và tham khảo một cách kỹ lưỡng qua đó đưa ra được mức chi phí cần thiết để thực hiện kế hoạch. Ngoài ra, qua các năm, mức chi phí cũng cần có điều chỉnh nên vấn đề nêu trên vẫn là một hạn chế của kế hoạch.
22
- Thứ hai, việc tích lũy 02 năm kinh nghiệm tại một vị trí việc làm còn phân vân và gây tranh cãi.
Về điều này, có thế thấy, khi vừa mới ra trường, sinh viên vẫn có sự khó khăn phần nào trong việc tìm kiếm công việc ổn định ngay lập tức. Trái lại, thời gian đầu khi tìm việc, sinh viên có thể trải qua nhiều lần “nhảy việc”. Việc tích lũy 02 năm kinh nghiệm còn nhiều tranh cãi và trở thành một nội dung của kế hoạch bổ trợ. Để tích lũy được 02 năm kinh nghiệm trong thời gian ngắn đối với sinh viên là có phần khó khăn và có lẽ theo kế hoạch vẫn cần phải có sự chỉnh sửa. Tuy nhiên, vẫn không được loại bỏ khả năng nội dung này vẫn có thể thực hiện được trên thực tế. Chính vì vậy, cần có sự liên tục kiểm tra, đánh giá, qua đó rút kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch 03 năm của bản thân.
Tóm lại, việc đề ra và thực hiện kế hoạch 03 năm của mỗi sinh viên là điều cần thiết, phù hợp với hoàn cảnh môi trường hiện tại. Để làm được điều này, mỗi sinh viên cần có nhận thức tốt về việc lập kế hoạch cho bản thân, cần có tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật cao. Có như vậy, kế hoạch mới có cơ sở để thực hiện thành công các mục tiêu đã đề ra.
23