III. Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây
1. Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Một là, xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tạo ra cơ sở kinh tế vững chắc cho xây dựng dân chủ xã hội chủ nghĩa.
• Cần thể chế hóa quan điểm của Đảng về phát triển đa dạng các hình thức sỡ hữu (Sở hữu toàn dân, Sở hữu riêng, Sở hữu chung theo BLDS 2015) , thành phần kinh tế, loại hình doanh nghiệp; bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản thuộc các hình thức sỡ hữu, loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế
• Tại Đại hội XII của Đảng, Đảng tiếp tục khẳng định vai trò của hai thành phần kinh tế cơ bản đó là: Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế. Điều này thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng ta đối với thành phần kinh tế nhà nước, đồng thời nêu nhận thức mới về vai trò của thành phần kinh tế tư nhân.
• Xây dựng, hoàn thiện luật pháp về sở hữu đối với các tài sản mới như sở hữu trí tuệ, cổ phiếu, trái phiếu…quy định rõ quyền, trách nhiệm của các chủ sở hữu đối với xã hội.
• Cùng với đó là có nhận thức đúng đắn về vai trò quan trọng của thể chế, xây dựng và hoàn thiện thể chế phải được tiến hành đồng bộ cả ba khâu:
Ban hành văn bản, quy định của thể chế;
Xây dựng cơ chế vận hành, thực thi thể chế trong hoạt động kinh doanh cụ thể;
Hoàn thiện tổ chức bộ máy theo dõi, giám sát việc thi hành thể chế, xử lý vi phạm và tranh chấp trong thực thi thể chế.
• Trong khi triển khai đồng bộ thể chế môi trường kinh doanh phải tập trung cải cách hành chính từ bộ máy hành chính đến thủ tục hành chính.
• Đồng thời phải phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường. Hình thành việc rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật về kinh doanh phù hợp với Việt Nam.
Để đảm bảo vai trò của mình cũng như thực hiện mục tiêu tiếp tục xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
• Thứ nhất, Đảng phải vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức nâng cao trình độ trí tuệ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực lãnh đạo.
Hai là, xây dựng Đảng cộng sản Việt Nam trong sạch, vững mạnh với tư cách điều kiện tiên quyết để xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Các bị cáo là thành viên của tổ chức phản động VNCH tại tỉnh An Giang bị xét xử về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” thông qua mạng xã hội Facebook
TAND TP.HCM đã xét xử và tuyên phạt bị cáo Châu Văn Khảm (Việt kiều Úc) thuộc tổ chức Việt Tân 12 năm tù về tội “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân”
• Thứ hai, Đảng phải dân chủ hóa trong sinh hoạt, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình.
Tình hình thực hiện công tác dân chủ hóa trong sinh hoạt, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình của Đảng:
• Về phát huy dân chủ trong Đảng:
Đảng ta luôn xác định thực hành dân chủ trong Đảng có ý nghĩa quyết định đối với phát triển dân chủ
Nội dung phát huy dân chủ được Đảng ta quy định rất rõ, bảo đảm tự do tư tưởng trong sinh hoạt đảng, khuyến khích và tôn trọng sự suy nghĩ độc lập, sáng tạo, thảo luận, tranh luận dân chủ nhằm phát huy trí tuệ của toàn Đảng, của từng cán bộ, đảng viên. Các nghị quyết, quyết định của tổ chức đảng được thảo luận tập thể và biểu quyết theo đa số.
Việc bầu cử trong Đảng đều được tiến hành dân chủ theo nguyên tắc bỏ phiếu kín, không gò ép, áp đặt... Đặc biệt, trong các nhiệm kỳ gần đây, việc thực hành dân chủ trong Đảng tiếp tục được nâng cao.
• Về công tác phê bình và tự phê bình:
Để nâng cao hiệu quả công tác tự phê bình và phê bình, Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, quy định và hướng dẫn để triển khai thực hiện.
Trong đại hội đảng các cấp, trong các hội nghị của Đảng, mỗi đảng viên đều có quyền thảo luận, phê bình, chất vấn các cán bộ, đảng viên khác. Ở cấp cơ sở, việc phê bình và tự phê bình được diễn ra thường xuyên thông qua các cuộc họp chi bộ nhằm kịp thời khắc phục những khuyết điểm và sớm nhận ra những biểu hiện tiêu cực
• Những hạn chế cần khắc phục:
Nhiều việc đưa ra tập thể cấp ủy bàn bạc, nhưng chỉ cốt để hợp thức hóa ý đồ của cá nhân người đứng đầu.
Không ít đảng viên, tổ chức đảng không tự giác phê bình mà tìm mọi cách để giấu giếm, bao che, đỗ lỗi cho hoàn cảnh khách quan; một số cán bộ, đảng viên chưa mạnh dạn nói thẳng, nói thật, phê bình, góp ý cho cấp trên, vẫn còn tình trạng lợi dụng tự phê bình và phê bình để đã kích, nói xấu, hạ bệ chỉ trích, phê phán lẫn nhau.
Ba là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vững mạnh với tư cách điều kiện để thực thi dân chủ xã hội chủ nghĩa.
• Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam phải thực thi quyền dân chủ của nhân dân trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thể hiện bằng Hiến pháp và pháp luật.
• Nhà nước phải đảm bảo quyền con người là cao nhất. Vì vậy, tất cả các chính sách, pháp luật đều phải dựa vào ý chí, nguyện vọng của nhân dân.
• Trên phương diện xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về thực hiện dân chủ, Đại hội XII đánh giá: “Đảng và Nhà nước tiếp tục ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật nhằm phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được xác định đầy đủ hơn trong Hiến pháp năm 2013 và trong hệ thống pháp luật mới được ban hành và sửa đổi. Khẳng định rõ các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật; gắn quyền công dân với nghĩa vụ và trách nhiệm đối với xã hội”.
• Ngoài ra, quyền dân chủ của nhân dân còn được ghi nhận tại Chương II Hiến pháp năm 2013 bao gồm các quy định về: quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân…cũng như trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác.
• Bên cạnh đó, Nhà nước còn đảm bảo quyền tự do của công dân, đảm bảo danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân bằng pháp luật và trên thực tế đời sống xã hội.
Bốn là, nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị- xã hội trong xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
• Tổ chức chính trị - xã hội là các tổ chức tự nguyện được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có hệ thống tổ chức từ trung ương đến địa phương. Các tổ chức xã hội này có điều lệ hoạt động do hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu các thành viên thông qua. Bao gồm:
• Tất cả các tổ chức này đều có vai trò riêng nhưng đều mang trong mình trọng trách bảo vệ quyền lợi cho nhân dân, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện chủ trương đường lối chính sách của đảng, góp phần vào cồn cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
• Tuy nhiên các tổ chức chính trị xã hội ở nước ta vẫn cần có những phương pháp đổi mới mạnh mẽ trong phương thức hoạt động để nâng cao vị trí, vai trò của mình, để tham gia giám sát phản biện đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước.
Năm là, xây dựng và từng bước hoàn thiện các hệ thống giám sát, phản biện xã hội để phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
• Giám sát và phản biện xã hội là sự tham gia của cá nhân, các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội vào một vấn đề, một chủ trương, chính sách nào đó của Nhà nước nhằm làm cho chủ trương, chính sách đó ngày càng hoàn thiện trong thực tiễn, đáp ứng nhu cầu xã hội, tạo nên sự đồng thuận, phục vụ tốt hơn những vấn đề quốc kế, dân sinh
• Tăng cường công tác giám sát, phản biện xã hội là yếu tố đảm bảo xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, nó ảnh hưởng tới đời sống tâm lý của nhân dân khi nhìn nhận đánh giá các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
• Do đó cần công khai hóa, minh bạch hóa, dân chủ hóa về thông tin, về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến lợi ích chính đáng của nhân dân.
• Cần cụ thể hóa hơn nữa các quy chế và hình thức thể hiện sự tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân đối với các vấn đề phát triển của đất nước.
• Trong đó, giám sát và phản biện xã hội là một trong những chức năng cơ bản của báo chí.
Những năm qua, báo chí đã thực hiện khá tốt chức năng này, đã cùng với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, nhân dân tích cực tham gia giám sát, phản biện xã hội, góp phần đáng kể tạo sự đồng thuận, thống nhất trong việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tại Đại hội lần thứ XI, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chính thức ghi nhận, yêu cầu báo chí cách mạng Việt Nam đảm nhận vai trò, nhiệm vụ phản biện xã hội. Nghị quyết Đại hội nêu rõ: “Chú trọng nâng cao tính tư tưởng, phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin, giáo dục, tổ chức và phản biện xã hội của các phương tiện thông tin đại chúng vì lợi ích của nhân dân và đất nước...”
• Các hình thức phản biện xã hội hiện nay rất phong phú, chúng ta nên xây dựng cái mới và từng bước hoàn thiện các hệ thống giám sát, phản biện xã hội một cách tối ưu và hoàn hảo nhất để phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Cụ thể:
Ý kiến đóng góp của nhân dân cho Đảng, Quốc hội, đặc biệt là vào các dịp họp Trung ương, họp Quốc hội, vào các dịp Hội nghị Thành ủy, Hội đồng nhân dân; về các nghị quyết, các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước…
Các ý kiến của cử tri, đại biểu cử tri khi các đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân tiếp xúc trực tiếp với cử tri.
Các ý kiến chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Lấy ý kiến của nhân dân về các dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc và Đảng bộ thành phố; dự thảo các luật của Quốc hội, các nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố trước khi thảo luận và thông qua; các dự án, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội có liên quan đến lợi ích của nhân dân.
Trưng cầu ý dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Ngoài ra cần nâng cao dân trí, văn hóa pháp luật cho toàn thể xã hội. Bao gồm cán bộ đảng viên, công chức, viên chức, nhân dân…
Cần nâng cao ý thức pháp luật nhằm xây dựng lối sống tuân thủ pháp luật của nhân dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nâng cao dân trí, mở rộng dân chủ và giữ gìn bản sắc dân tộc trong bối cảnh hiện nay.
Giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên - nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu.