III. Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây
2. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp
Một là, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam mang bản chất của giai cấp công nhân, đồng thời cũng gắn bó chặt chẽ với dân tộc, với nhân dân.
Tổ chức quyền lực của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đảm bảo quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao đối với việc xây dựng Nhà nước trong thời kỳ mới, trong các văn kiện của Đảng của các Đại hội VIII, IX, X, XI, XII đã nhấn mạnh một số chủ trương, nhiệm vụ với các yêu cầu sau đây:
Một là, tiếp tục phát huy tốt hơn và nhiều hơn quyền làm chủ của nhân dân.
Hai là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; cán bộ, công chức nhà nước thật sự là công bộc, tận tuỵ phục vụ nhân dân.
Ba là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước
Hai là, cải cách thể chế và phương thức hoạt động của nhà nước
• Kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức, và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội:
Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất và là cơ quan Nhà nước duy nhất do cử tri cả nước bầu ra, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân cả nước. Do đó, tổ chức và hoạt động của Quốc hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống tổ chức quyền lực chính trị và trong bộ máy Nhà nước
Về đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội có những vấn đề sau đây:
Cần tiến hành trong tổng thể đổi mới hệ thống chính trị trước hết là đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phù hợp với đặc điểm của đất nước, tính chất của thời đại.
Trong quá trình thực hiện đổi mới hoạt động của Quốc hội cần nhận thức, làm rõ những yêu cầu mang tính đặc thù như:
Tính hiệu quả
Tính chuyên nghiệp và hiện đại
Tính minh bạch trong tổ chức và hoạt động
• Xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hóa. Đẩy mạnh cải cách hành chính.
Nâng cao năng lực, chất lượng và tổ chức thực hiện cơ chế chính sách. Đẩy mạnh xã hội hóa các ngành phục vụ công phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến việc lãnh đạo, chỉ đạo cải cách hành chính nhà nước nhằm xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, chuyên nghiệp, vững mạnh, từng bước hiện đại.
Đẩy mạnh cải cách hành chính trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt giảm mạnh và bãi bỏ các thủ tục hành chính gây phiền nhiễu cho tổ chức và công dân.
Đẩy mạnh xã hội hóa các ngành phục vụ công phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Tại Trụ sở Chính ngày 08/02/2018, phó Thủ tướng Trương Hòa Bình chủ trì cuộc họp của Ban chỉ đạo cải cách hành chính, tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018 đã cho rằng: “thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực vẫn còn rườm rà, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp;
tổ chức bộ máy nhiều nơi vẫn cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế còn khó khăn, vướng mắc, chưa đạt yêu cầu đề ra”
Ba là, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực
• Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực là yếu tố quyết định chất lượng của bộ máy nhà nước. Ngay từ lúc sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã hết sức coi trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” ;“ Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”.
• Thứ nhất, để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch có năng lực thì đầu tiên bản thân đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý phải được nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí lãnh đạo, quản lý, ý thức trách nhiệm đối với sự phát triển của đất nước, xã hội, cộng đồng.
• Thứ hai, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cần được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng về năng lực công tác, kỹ năng nghiệp vụ.
• Thứ ba, tiếp tục quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức những kiến thức về lý luận chính trị, về kỹ năng lãnh đạo, quản lý, thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, hiểu biết và cập nhật về chủ thuyết phát triển đất nước trong tình hình mới, không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, lòng kiên định, có lập trường vững vàng
• Thứ tư là cần chú trọng bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về vai trò, ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ, thực hiện nghiêm chỉnh chức năng, nhiệm vụ của cơ quan mình và tôn trọng chức năng của các cơ quan khác của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đối với sự phát triển của đất nước, xã hội, cộng đồng, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý.
• Thứ năm, Nhà nước và các cấp, các ngành cần quan tâm, đầu tư nhiều hơn cho việc cải thiện, nâng cao đời sống tinh thần và đời sống vật chất cho cán bộ, công chức, viên chức, có chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Bốn là, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm
• Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm là nhiệm vụ cấp bách, lâu dài trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Với quan điểm này, Đảng và Nhà nước chủ trương:
Tiếp tục hoàn thiện các thể chế và đẩy mạnh cải cách hành chính phục vụ nhiệm vụ, phòng chống tham nhũng, lãng phí.
Xây dựng và hoàn thiện cơ chế khuyến khích và bảo vệ những người đấu tranh chống tham nhũng.
• Xây dựng các chế tài để xử lý các cá nhân, tổ chức vi phạm
Theo quy định của Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 và Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2017) thì những hành vi tham nhũng sau được hình sự hóa và bị xử lý bằng chế tài hình sự: Tội tham ô tài sản (Điều 353); Tội nhận hối lộ (Điều 354); Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355); Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 356),
…
• Động viên và khuyến khích toàn Đảng, toàn dân thực hành tiết kiệm
• Thực hành tiết kiệm chống lãng phí theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh