CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH 3 NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
3.3. Kiến nghị và đề xuất
Các bộ ngành cần xây dựng kế hoạch dài hạn để có cơ chế chính sách phù hợp và lộ trình cụ thể nhằm giúp cho các DN hoạch định chiến lược của đơn vị…
- Nhà nước nên có ngay các biện pháp kinh tế, hành chính tăng cường bắt buộc các doanh nghiệp phải chấp hành đúng pháp lệnh kế toán thống kê, thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc hàng năm đối với tất cả các doanh nghiệp.
- Nhà nước nên có những biện pháp nhằm đảm bảo môi trường kinh tế ổn định cho hoạt động của doanh nghiệp trong đó có các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng. nên có những bước đệm hoặc những giải pháp thiết thực tháo gỡ những khó khăn gây ra khi có sự chuyển đổi, điều chỉnh cơ chế, chính sách liên quan đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế. Mặt khác, nhà nước cần có những chính sách, biện pháp nhằm bảo vệ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước, cần điều chỉnh và tăng cường hiệu lực pháp lý của các chính sách thuế, chính sách bảo hộ đối với hàng hoá sản xuất trong nước … đảm bảo tác dụng của các chính sách này.
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Ngân hàng nhà nước nên đẩy mạnh hiện đại hoá công nghệ ngân hàng có đề án ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các khâu trong hoạt động ngân hàng và triển khai mạnh trong toàn hệ thống ngân hàng trên toàn quốc. Việc hiện đại hoá công nghệ ngân hàng sẽ rất thuận tiện cho các ngân hàng trong việc mở rộng hoạt động tín dụng.
Ngoài ra, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng sẽ giúp cho các ngân hàng trong nước theo kịp trình độ công nghệ của các ngân hàng trên thế giới, dần dần xác lập danh tiếng và uy tín cuả ngân hàng Việt Nam trên trường quốc tế.
- Hoàn thiện và phát triển hệ thống thông tin tín dụng, phòng ngừa rủi ro của ngành ngân hàng. Hệ thống thông tin CIC đã phần nào cải thiện được tình trạng thiếu thông tin tín dụng phục vụ cho vay của các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng.
Tuy nhiên, hiện nay đang trong giai đoạn củng cố và hoàn thiện nên CIC vẫn còn phải đương đầu với nhiều khó khăn trong việc thu thập thông tin và xử lý thông tin. Việc xử lý và cập nhật các thông tin của CIC thực hiện vẫn chưa có hiệu quả, các số liệu cập nhập không kịp thời, độ tin cậy thấp nên đã khiến các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng thường ít sử dụng tài liệu do CIC cung cấp.Vì vậy mà ngân hàng nhà nước cần phải có những chính sách và biện pháp tích cực sớm nâng cao chất lượng công tác thông tin tín dụng phục vụ hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng. Cần bắt buộc các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng tham gia bắt buộc vào hoạt động của hệ thống CIC coi đó như một quyền lợi và nghĩa vụ của mình.
3.3.3. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam 3.3.3.1. Hoàn chỉnh hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng
Để nâng cao chất lượng tín dụng và từng bước chuẩn hoá công tác quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế thì việc xây dựng và áp dụng một quy trình chấm điểm tín dụng và phân loại khách hàng khoa học. Trong việc xây dựng mô hình chấm điểm tín dụng, cần xét đến tính đặc thù và lợi thế của từng ngành kinh tế. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề thì phân loại theo ngành nghề/lĩnh vực nào đem lại tỷ trọng doanh thu lớn nhất cho doanh nghiệp.
3.3.3.2. Xây dựng quy trình thẩm định và cho vay hợp lý
Quy trình thẩm định và cho vay ‘một cửa’ đã bộc lộ nhiều hạn chế. Trong đó, hạn chế lớn nhất là cán bộ tín dụng vẫn thực hiện cả ba khâu cơ bản trong quá trình cho vay như đã đề cập ở trên. Để hạn chế nhược điểm, sau khi tham khảo quy trình cho vay ở một số ngân hàng trong khu vực, nên tách quy trình cho vay làm 2 bộ phận:
- Bộ phận quan hệ khách hàng : chịu trách nhiệm tiếp thị, chăm sóc, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, trực tiếp nhận hồ sơ vay vốn nhưng không có trách nhiệm thẩm định và đề xuất đối với một khoản vay; thực hiện quản lý khoản vay sau khi cho vay;
- Bộ phận thẩm định và phê duyệt khoản vay : Thực hiện phân tích, đánh giá, định lượng rủi ro trước khi đề xuất lãnh đạo phê duyệt đối với một khoản vay.
Bên cạnh đó, cần chuẩn hoá phương pháp phân tích tín dụng theo hướng cho điểm tín dụng để xếp loại khách hàng hoặc sử dụng phương pháp các hệ thống chuyên gia, nghĩa là vận dụng nguyên tắc 5Cs trong thẩm định một khoản vay:
+ Character: lịch sử hình thành và phát triển của một doanh nghiệp hoặc lịch sử hành nghề đối với cá nhân ; lịch sử quan hệ tín dụng;
+ Capacity: Cơ cấu tài chính và chiến lược đầu tư của khách hàng đối với khoản vay;
+ Capital: Mức vốn tự có của khách hàng có đủ đáp ứng điều kiện vay vốn theo quy định hay không. Khả năng tiếp cận của khách hàng đối với các nguồn vốn khác;
+ Collateral: Giá trị và tính thanh khoản (liquidity) của tài sản thế chấp;
+ Cycle or Conditions: Khả năng ứng phó của khách hàng trước các thách thức;
cách phòng vệ;
Việc phân tích để đánh giá khách hàng, khoản vay cần được thực hiện một cách thường xuyên để kịp thời phát hiện và khắc phục sai sót. Đồng thời, là cơ sở để ban hành các chính sách tín dụng phù hợp với từng thời kỳ cụ thể, đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng.
3.3.3.3. Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực quốc tế NHNo&PTNTVN cần chuyển từ qui trình quản lý rủi ro phi tập trung sang mô hình quản trị rủi ro tập trung, độc lập và toàn diện hơn với các qui trình và thủ tục thống nhất. Triển khai xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực quốc tế với các bộ phận cấu thành:
- Một mô hình tổ chức quản trị rủi ro thống nhất với sự tham gia của Hội đồng quản trị, các ủy ban, Ban lãnh đạo Ngân hàng;
- Cơ chế báo cáo độc lập với cơ cấu tổ chức kinh doanh;
- Các chính sách, qui trình thủ tục và hệ thống hạn mức thống nhất giúp ngân hàng xác định, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro tín dụng phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả nhất;