Những vấn đề mới tác động tới chiến tranh nhân dân

Một phần của tài liệu Chiến tranh nhân dân hiện đại và những vấn đề mới đặt ra (Trang 26 - 33)

Chương 3: Những vấn đề mới tác động tới chiến tranh nhân dân

3.1. Những vấn đề mới tác động tới chiến tranh nhân dân

Từ những hậu quả các cuộc chiến tranh trên thế giới, các quốc gia đều nhận thấy được tầm quan trọng của hòa bình, ổn định để phát triển. Trong thực tế không một đất nước nào có thể phát triển được trong hoàn cảnh có chiến tranh. Do vậy, hòa bình đã trở thành nhu cầu bức xúc của các dân tộc.

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ tạo ra xu hướng toàn cầu hóa trong các lĩnh vực. Không một quốc gia nào có thể phát triển được nếu không có sự hợp tác khu vực, hợp tác quốc tế. Vì thế, hợp tác là xu hướng tất yếu trên thế giới hiện nay. Và dần dần hình thành nên xu thế toàn cầu hóa.

Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng gia tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế…trên

quy mô toàn cầu. Ngoài ra, toàn cầu hóa có thể có nghĩa là: : Sự hình thành nên một ngôi làng toàn cầu dưới tác động của những tiến bộ trong lĩnh vực tin học và viễn thông, quan hệ giữa các khu vực trên thế giới ngày càng gần gũi hơn, cộng với sự gia tăng không ngừng về các trao đổi. Ở mức độ cá nhân và sự hiểu biết lẫn nhau cũng như tình hữu nghị giữa các “ công dân thế giới”, dẫn tới một nền văn minh toàn cầu.

Có thể nhận biết toàn cầu hóa thông qua việc hình thành các tổ chức quốc tế như: liên hợp quốc (LHQ), quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), tổ chức thương mại thế giới (WTO), liên minh Châu Âu (EU), diễn đàn hợp tác quốc tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), ngân hàng thế giới (WB)…

Các tổ chức này ngày càng tham gia nhiều và có vai trò ngày càng quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề chung của thế giới và khu vực. Lĩnh vực hợp tác giữa các nước ngày càng đa dạng: hợp tác kinh tế, khoa học kĩ thuật, hợp tác thương mại, hợp tác nghiên cứu chinh phục vũ trụ và các hợp tác chính trị…

Việt Nam và toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa hiện đang là xu thế tất yếu, khách quan tác động mạnh mẽ tới tất cả các quốc gia, dân tộc đến mọi lĩnh vực trong đời sống kinh tế, xã hội của cả cộng đồng nhân loại cũng như cuộc sống của mỗi con người. Toàn cầu hóa không chỉ tạo ra cho các nước những cơ hội mà cả những thách thức to lớn. Đối với Việt Nam không phải là ngoại lệ. Ở đây chúng ta đề cập tới sự tác động của toàn cầu hóa tới nghệ thuật chiến tranh nhân dân.

Đến nay, Việt Nam là một trong những quốc gia hưởng lợi từ toàn cầu hóa. Thực tế phát triển đất nước khoảng hơn 20 năm nay đã được nhìn nhận như là bằng cớ của việc Việt Nam nắm bắt và tân dụng tốt các cơ hội. Vì lẽ đó, có thể hiểu tại sao Việt Nam đối xử với toàn cầu hóa khá thân thiện.

Toàn cầu hóa tạo ra sự truyền bá và chuyển giao trên quy mô ngày càng lớn với những thành quả mới, những đột phá sáng tạo về khoa học và công nghệ,

về tổ chức và quản lý, về sản xuất và kinh doanh, đưa kiến thức và kinh nghiệm đến với nước ta. Giúp chúng ta tận dụng được cơ hội để phát triển đất nước, rút ngắn khoảng cách với các nước trên thế giới.

Một điều không thể phủ nhận là toàn cầu hóa thúc đẩy sự xích lại gần nhau giữa nước ta và các nước trên thế giới. Kích thích các luồng và các dạng giao lưu, có thể nắm được tình hình và cập nhập nhanh chóng mọi sự kiện nên người dân ngày càng ý thức được những quyền lợi dân tộc cơ bản của mình như:

quyền độc lập dân tộc, quyền tự quyết chế độ chính trị, quyền lựa chọn con đường phát triển…

Ngoài những tác động về kinh tế, toàn cầu hóa còn tác động tích cực đến sự phát triển văn hóa. Do tác động của toàn cấu hóa và cuộc sống mở cửa của Đảng và nhà nước ta nên trình độ dân trí được nâng cao rõ rệt. Nhờ tiếp thu những thành tựu công nghệ - thông tin, chúng ta có thể tiếp cận với nguồn tri thức khổng lồ, cập nhập được nhiều thông tin mới về tình hình thế giới. Cũng qua đó, ý thức chính trị về các dân tộc trong nước và trên thế giới cũng được nâng cao.

Trong bối cảnh mới, nhiều người Việt Nam đã thay đổi lối sống của mình, từ cuộc sống có phần khép kín, thiếu năng động sang cuộc sống cởi mở hơn, năng động hơn và hiện đại hơn. Những thay đổi trong đời sống kinh tế văn hóa và tinh thần theo hướng ngày càng tốt đẹp hơn làm người dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng về đường lối chiến tranh nhân dân và con đường đi lên CNXH. Thấy rõ đường lối, cuộc sống đổi mới hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng đề ra là đúng đắn theo kịp trào lưu của thời đại, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân tạo ra sự tăng trưởng kinh tế cải thiện đời sống nhân dân, đưa nước ta lên một vị trí mới xứng đáng trên trường quốc tế.

Có thể khẳng định, chính nhờ quá trình toàn cầu hóa, con người có được những tiền đề về vật chất, tinh thần cho sự phát triển toàn diện cho chính mình cũng như xác định sự toàn diện trong chiến tranh nhân dân.

Nhưng xu hướng toàn cầu hóa cũng tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực và thách thức cho đất nước, an ninh và nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Xu hướng toàn cấu hóa đã làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào sâu hố ngăn cách giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước. Các nước lớn, các nước giàu thưởng ỷ lại những thế mạnh về kinh tế, quân sự để chi phối các nước nhỏ, các nước nghèo bằng cách áp đặt quan điểm chính trị, dùng thủ đoạn bóc lột về kinh tế thông qua quan hệ trao đổi mua bán không bình đẳng, thậm chí tiến hành cả những cuộc chiến tranh xâm lược lật đổ.

Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa, chủ nghĩa đế quốc là lợi nhuận.

Các nước tư bản thấy được những tiềm năng to lớn về đầu tư, mở rộng buôn bán trong các nước XHCN cho nên sự hợp tác giữa các nước XHCN và các nước TBCN là tất yếu. Song sự đối lập về hệ tư tưởng của giai cấp công nhân và giai câp tư sản không hề giảm. Mâu thuẫn về lợi ích của giai cấp công nhân và giai cấp tư sản vẫn là mâu thuẫn cơ bản nhất. Cho nên, giữa TBCN và CNXH vừa hợp tác vừa đấu tranh.

Ngoài ra, xu hướng toàn cầu hóa làm cho mọi mặt hoạt động và đời sống của con người kém an toàn hơn. Từ kém an toàn về kinh tế, tài chính đến kém an toàn về chính trị. Mặt trái của xu thể toàn cầu hóa là nó làm lơi lỏng an ninh biên giới quốc gia nên các trùm khủng bố, buôn lậu ma túy dễ dàng hoạt động nên dẫn đến khó quản lý tạo ra sự kém an toàn.

Mặt khác, toàn cầu hóa tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và xâm phạm độc lập tự chủ của quốc gia. Toàn cầu hóa là quá trình biến các vùng, miền các quốc gia dân tộc, những hoạt động khác nhau của các cộng đồng người từ chỗ tách rời nhau độc lập với nhau đến chỗ gắn bó, liên kết lại với nhau thành một chính thể thống nhất hữu cơ trên quy mô toàn thế giới. Điều này vô hình chung cũng làm mất đi bản sắc dân tộc và xâm phạm độc lập tự chủ của quốc gia. Một khi những chuẩn mực đạo đức truyền thống vẫn còn có giá trị bị xa rời,

mai một hay đảo lộn thì định hướng trong việc tiến hành chiến tranh nhân dân bị suy thoái là điều không thể tránh khỏi.

Như vậy, xu hướng toàn cầu hóa trên thế giới đã tác động tích cực và tiêu cực tới đất nước Việt Nam nói chung và tới nghệ thuật chiến tranh nhân dân nói riêng.

3.1.2. Sự phát triển của khoa học – công nghệ

Công nghệ sinh học

Từ lâu năng lượng đã trở thành vấn đề chiến lược của loài người. Bởi đó là nguồn gốc của mọi sự chuyển động, nuôi sống các cuộc cách mạng công nghiệp trước kia cũng như cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật ngày nay. Trong tình hình các vật liệu tự nhiên ngày càng vơi cạn, cách mạng khoa học – kỹ thuật đã có những cống hiến vô giá trong việc tạo ra những vật liệu mới, nhất là những vật liệu tổng hợp có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong mọi măt đời sống của con người.

Cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật ngày nay đã phát triển qua hai giai đoạn: giai đoạn thứ nhất từ những năm 40 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX; giai đoạn thứ hai từ cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 đến nay.

Trong giai đoạn sau, cuộc cách mạng diễn ra chủ yếu về công nghệ. Với sự ra đời của hệ máy tính điện tử mới (thế hệ thứ 3). Về vật liệu mới, về những dạng năng lượng mới và công nghệ sinh học. phát triển tin học. Cuộc cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học – kỹ thuật nên giai đoạn thứ hai được gọi là cách mạng khhoa học – công nghệ.

Trải qua hơn nữa thế kỉ, nhất là từ những năm 70, cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật đã thu được những tiến bộ phi thường và những thành tựu kì diệu.

Sự kiện gây chấn động lớn trong dư luận thế giới là vào tháng 3/1997, các nhà khoa học đã tạo ra một con cừu bằng phương pháp sinh sản vô tính đặt tên là Đôli. Tháng 6/2000, các nhà khoa học của các nước Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Nhật và Trung Quốc. Sau 10 năm hợp tác nghiên cứu đã công bố “Bản đồ gen người” . Đến tháng 4/2003 “Bản đồ gen người’ được giải mã hoàn chỉnh.

Ngoài ra có những phát minb quan trọng như: công cụ sản xuất mới (máy tính điện tử, máy tự động và người máy rôbốt), nguồn năng lượng mới (năng lượng mặt trời, năng lượng gió và nhất là năng lượng nguyên tử…) hay là sự phát triển mạnh mẽ như một sự bùng nổ về công nghệ thông tin trên phạm vi toàn cầu. Mà ví dụ điển hình nhất là máy vi tính.

Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ có những tác động to lớn về nhiều mặt như tăng năng suất lao động, không ngừng nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người. Từ đó dần dần những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, những đòi hỏi mới về giáo dục và đào tạo nghề nghiệp, sự hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa.

Tuy nhiên, cuộc cách mạng khoa học – công nghệ cũng gây nên hậu quả tiêu cực (chủ yếu là do con người tạo ra như tình trạng ô nhiễm môi trường trên hành tinh cũng như trong vũ trụ, hiện tượng Trái Đất nóng dần lên, những tai

nạn lao động và giao thông, các loại dịch bệnh mới…Và nhất là việc chế tạo những loài vũ khí hiện đại có sức công phá và hủy diệt khủng khiếp có thể tiêu diệt nhiều lần sự sống trên hành tinh. Kẻ thù đã và đang sử dụng những loài vũ khí như vậy đe dọa sự sống của con người. Vì vậy, đối với chiến tranh nhân dân đòi hỏi phải có sự đầu tư khoa học – công nghệ vào trang thiết bị, vũ khí và phải đầu tư vào giáo dục con người.

3.1.3. Sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Hiện nay nền kinh tế thế giới đang diễn ra một cách sôi động và các quốc gia trên thế giới cũng đang nhanh chóng thực hiện các chiến lược nhằm đưa kinh tế nước mình phát triển đi lên. Thực tế đã cho thấy, Việt Nam thực hiện chiến lược công nghiệp hóa – hiện đại hóa là một trong những chiến lược được lựa chọn trong việc xây dựng đất nước nói chung và chiến tranh nhân dân nói riêng.

Tại hội nghị trung ương lần thứ 7 khóa VII (1/1994) đã nêu khái niệm CNH – HĐH “Công nghiệp hóa – hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dich vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ, tạo ra năng suất lao động”.

Việt Nam đi lên CNXH từ một nước nông nghiệp lạc hậu, cơ sở vật chất – kỹ thuật còn thấp kém, trình độ của lực lượng sản xuất chưa phát triển, quan hệ sản xuất CNXH mới được thiết lập, chưa được hoàn thiện. Vì vậy, phải xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân bằng cách thực hiện chiến lược CNH – HĐH. Đặc biệt trong xu hướng khu vực hóa và toàn cầu hóa vì kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, trong điều kiện cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại đang phát triển nhanh chóng, những thuận lợi, khó khăn về khách quan chủ quan có nhiều thời cơ và cũng có nhiều nguy cơ, vừa tạo ra vận hội mới, vừa cản trở, thách thức nền kinh tế của chúng ta đan xen với nhau, tác động

lẫn nhau. Vì vậy, chúng ta phải chủ động sáng tạo nắm bắt thời cơ, phát huy những thuận lợi để đẩy mạnh quá trình CNH – HĐH, tạo ra thế và lực mới để vượt qua những khó khăn, đẩy lùi nguy cơ, đưa nền kinh tế tăng trưởng, phát triển bền vững.

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa là tất yếu khách quan của quốc phòng trong chiến tranh nhân dân hiện đại. Đây là quá trình mà giai cấp công nhân trưởng thành về cả số lượng và chất lượng. Sự thành công của CNH – HĐH xã hội chủ nghĩa là một nhân tố quyết định sự thắng lợi triệt để của XHCN và chiến tranh nhân dân.

Một phần của tài liệu Chiến tranh nhân dân hiện đại và những vấn đề mới đặt ra (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w