Một số giải pháp

Một phần của tài liệu Chiến tranh nhân dân hiện đại và những vấn đề mới đặt ra (Trang 33 - 38)

Chương 3: Những vấn đề mới tác động tới chiến tranh nhân dân

3.2. Một số giải pháp

Như đã nói ở trên, âm mưu xuyên suốt của kẻ thù là không thay đổi, bằng mọi biện pháp và thủ đoạn chúng quyết tâm xóa bỏ CNXh, thực hiện tham vọng làm bá chủ toàn cầu. Để thực hiện điều đó, chúng làm tất cả mọi thủ đoạn, đánh vào mọi thứ sơ hở của ta trên tất cả các lĩnh vực và phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…

Ngày nay, trong sự tác động của xu thế toàn cầu hóa sự phát triển của khoa học – kỹ thuật, sự nghiệp CNH – HĐH của đất nước đối với nghệ thuật

chiến tranh nhân dân thì Đảng và nhà nước cần có những giải pháp và bước đi cần thiết.

3.2.1. Về tư tưởng – chính trị

Ngày nay, xu thể hợp tác để cùng có lợi đã một vấn đề thiết yếu của thời cuộc. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Chúng ta ngày càng hợp tác nhiều với các nước trên thế giới bằng các hình thức hợp tác song phương, đa phương tham gia ngày càng nhiều các tổ chức. Việc này, một mặt chúng ta tạo ra mối quan hệ hữu nghị với các nước, một mặt cũng có thể tìm hiểu an ninh – chính trị của đất nước đó.

Chúng ta đang trên con đường quá độ lên CNXH, một chặng đường đầy gian khổ và thử thách. Nhưng đó là điều tất yếu bởi quá trình đi lên CNXH là một quá trình lâu dài mà chúng ta thì xuất phát quá thấp mới chỉ ở giai đoạn đầu của CNXH. Chính vì nắm bắt được điều này Đảng và nhà nước cần phải giữ vững lập trường chính trị, bằng mọi giá phải kiên định đi theo con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ nghĩa Mác – Lênin đã chọn. Đặc biệt trong tình hình chính trị thế giới đang còn nhiều biến động thì Đảng cần phaỉ tầm nhìn và phán đoán, cần đưa ra những quyết định cuộc sống nhằm ổn định an ninh chính trị trong nước. Có như vậy, nhân dân mới tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng về con đường đi lên CNXH và đường lối chiến tranh nhân dân. Nếu có được lòng tin vào Đảng vào chế độ thì sẽ có sự đồng lòng, đoàn kết của nhân dân. Và một thực tế cũng được đặt ra nếu đất nước có ổn định về chính trị thì mới có điều kiện để phát triển kinh tế.

3.2.2. Về kinh tế

Xu thế toàn cầu hoá và sự phát triển khoa học – công nghệ đã tạo ra một luồng gió mới trên toàn cầu. Các nước trên thế giới đua nhau chạy đua vũ trang, sản xuất và buôn bán vũ khí. Đầu tư hàng tỉ USD vào quốc phòng – an ninh.

Việt Nam hiện đang là một đất nước nghèo so với các nước trên thế giới và khu vực nên việc đầu tư vào quốc phòng – an ninh còn kém, hạn chế. Trong thời đại

hiện nay chúng ta cần phải phát triển kinh tế nhiều hơn nữa để tạo tiền đề cho quốc phòng – an ninh. Để làm được điều này chúng ta cần sử dụng tiềm lực trong nước và tận dụng ở bên ngoài.

Đất nước Việt Nam là một đất nước nhỏ nhưng rất có tiềm lực, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phong phú; nguồn lao động rẻ và dồi dào, an ninh – chính trị tương đối ổn định. Chúng ta có mọi điều kiện “cần” để phát triển. Ngoài ra, để phát triển được đất nước cần phải kết hợp được sức mạnh của thời đại. Việt Nam cần phải biết tận dụng những khoa học - kỹ thuật tiên tiến trên thế giới, quan hệ hợp tác, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm sản xuất và quản lý của họ. Chúng ta cần phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại để tạo ra sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế chỉ có khi nào đất nước chúng ta giàu mạnh thì nhiệm vụ chiến tranh nhân dân mới được thực hiện tốt.

Ngày nay kẻ thù sử dụng những vũ khí huỷ diệt hiện đạị nhằm đánh bại ta. Vì thế, chúng ta không thể đánh giặc bằng vũ khí thô sơ bởi sự thắng bại của chiến tranh được tính bằng giờ, bằng phút.

Phát triển kinh tế không chỉ đáp ứng bên vũ khí chiến đấu mà còn dùng để phục vụ hậu cần. Khi chiến tranh xảy ra, cần phải có lương thực, thực phẩm, thuốc men, phương tiện đi lại, liên lạc hay là chăm sóc đền ơn đáp nghĩa. Để thực hiện được nghệ thuật chiến tranh nhân dân thì cần đòi hỏi rất nhiều yếu tố nên phát triển kinh tế tạo tiền đề cho chiến tranh nhân dân thắng lợi. Đành rằng, chúng ta đang là một đất nước nghèo với kẻ thù nhưng nếu biết tận dụng và kết hợp mọi yếu tố thì không gì là không làm đuợc.

3.2.3. Về văn hoá – xã hội

Để thực hiện nghệ thuật chiến tranh nhân dân rất cần có nhiều yếu tố: tài chính, vũ khí, con người… Nhưng yếu tố con người là yếu tố quyết định bởi nếu có tài chính có vũ khí mà không có con người thì đó cũng là những thữ vô dụng.

Vì thế, để chiến tranh nhân dân thắng lợi cần phải đầu tư, giáo dục về con người.

Hiểu được tầm quan trọng của con người trong chiến tranh nhân dân, Đảng và Nhà nước cần phải có những chăm sóc, bồi dưỡng đào tạo con người có đầy đủ phẩm chất đức và tài. Để đào tạo trở thành một con người tài giỏi Đảng và Nhà nước cần chú trọng đầu tư vào giáo dục.

Bản thân mỗi công dân đều có một khoảng thời gian dài trong nhà trường ngay từ hồi còn bé nên đây là khoảng thời gian thuận lợi để chúng ta giáo dục, bồi dưỡng những nhân tài. Vì thế, đầu tư cho ngành giáo dục luôn là quốc sách hàng đầu

.

Ngoài ra, Đảng và nhà nước cần chú trọng tới những giá trị đạo đức, truyền thống trong những người dân để không bị mai một truyền thống đạo đức đó là lòng yêu nước nồng nàn, là tình thương con người, tinh thần đoàn kết dân tộc,…Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Yêu nước – nhân nghĩa – đoàn kết là sức mạnh, là mạch nguồn cho mọi thắng lợi”.

Như vậy, nếu mỗi người dân đều được giáo dục, đào tạo thành những người có tài, có tâm và có tầm thì sẽ tạo ra một sức mạnh vô địch của cách mạng Việt Nam.

Một phần của tài liệu Chiến tranh nhân dân hiện đại và những vấn đề mới đặt ra (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w