CHƯƠNG 12: THI CÔNG CỌC ÉP
12.5 QUY TRÌNH THI CÔNG CỌC
- Chú thích: Số cọc bị lệch không nên vượt quá 25% tổng số cọc khi bố trí theo dải, còn khi bố trí cụm dưới cột khung không nên quá 5%. Khả năng dùng cọc có độ lệch lớn hơn các trị số trong bảng sẽ do Thiết kế quy định.
12.5.2 Sơ đồ ép cọc
- Được thể hiện trong bản vẽ thi công ép cọc.
12.5.3 Quy trình ép cọc
- Đưa máy vào vị trí ép lần lượt gồm các bước sau:
+ Vận chuyển và lắp ráp thiết bị ép cọc vào vị trí ép đảm bảo an toàn.
+ Chỉnh máy móc cho các đường trục của khung máy, trục của kích, trục của cọc thẳng đứng và nằm trong cùng một mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng nằm ngang.
Độ nghiêng không được vựơt quá 0.5%.
+ Trước khi cho máy vận hành phải kiểm tra liên kết cố định máy, xong tiến hành chạy thử, kiểm tra tính ổn định của thiết bị ép cọc (gồm chạy không tải và chạy có tải).
+ Kiểm tra cọc và vận chuyển cọc bằng cần trục vào vị trí trước khi ép.
- Tiến hành ép đoạn cọc C1:
+ Đoạn cọc C1 phải được lắp dựng cẩn thận, phải căn chính xác để trục của cọc trùng với trục của kích (trùng phương nén của thiết bị ép) và đi qua điểm định vị cọc. Độ sai lệch tâm 1(cm). Khi máy ma sát ép vào thân cọc thì điều chỉnh van tăng dần áp lực, những giây đầu tiên áp lực dầu tăng chậm dần đều đoạn cọc C1 cắm sâu dần vào đất với vận tốc xuyên ≤ 1cm/s.
+ Khi đầu cọc C1 cách mặt đất 0,3 0,5 m thì tiến hành lắp đoạn cọc C2 (đoạn cọc nối), kiểm tra bề mặt 2 đầu cọc C1 và C2 sửa chữa sao cho thật phẳng. Nếu 2 bề mặt không phẳng có thể chèn thêm các miếng đệm bằng thép.
- Tiến hành nối và ép đoạn cọc C2:
+ Kiểm tra các chi tiết mối nối đoạn cọc và chuẩn bị máy hàn (dùng hai người hàn để giảm thời gian cọc nghỉ, khi đó đất xung quanh cọc chưa phục hồi cường độ và có thể ép tiếp dễ dàng. Đưa đoạn C2 vào vị trí ép, căn chỉnh để đường trục của C2 trùng với phương nén. Độ nghiêng của cọc 1%.
+ Tăng dần áp lực ép để cho máy ép có đủ thời gian cần thiết tạo đủ áp lực thắng được lực ma sát và lực cản của đất ở mũi cọc, giai đoạn đầu ép với vận tốc không quá 1cm/s. Khi đoạn cọc C2 chuyển động đều thì mới cho cọc xuyên với vận tốc không quá 2 cm/s. Cuối cùng ta sử dụng một đoạn cọc 2-3m dừng ép âm, ép đầu đoạn cọc cuối cùng xuống một đoạn - 0,95 m ( so với cos 0,0).
+ Khi lực nén tăng đột ngột tức là mũi cọc đã gặp phải đất cứng hơn (hoặc gặp dị vật cục bộ) lúc này cần phải giảm lực nén để cọc có đủ khả năng vào đất cứng hơn (hoặc kiểm tra để tìm biện pháp xử lý) và giữ để lực ép không quá giá trị tối đa cho phép.
+ Kết thúc công việc ép xong một cọc.
* Cọc được coi là ép xong khi thỏa mãn hai điều kiện sau:
- Chiều dài cọc được ép sâu vào trong lòng đất dài hơn chiều dài tối thiểu và ngắn hơn chiều dài lớn nhất do thiết kế quy định.
- Lực ép vào thời điểm cuối cùng đạt trị số thiết kế quy định trên suốt chiều sâu xuyên lớn hơn 3d = 0,9m. Trong khoảng đó vận tôc xuyên phải ≤ 1 cm/s.
- Trường hợp không đạt hai trường hợp trên người thi công phải báo cho chủ công trình và thiết kế để biết xử lý kịp thời khi cần thiết, làm khảo sát đất bổ sung, làm thí nghiệm kiểm tra để có cơ sở lý luận xử lý.
* Ghi chép theo dõi lực ép theo chiều dài cọc:
- Khi mũi cọc cắm vào được 3050(cm) bắt đầu ghi giá trị lực ép đầu tiên, sau đó cứ sau 1(m) ép ghi áp lực ép một lần. Nếu có biến động bất thường thì phải ghi độ sâu và giá trị tăng hoặc giảm đột ngột của lực ép. Từ đây trở đi ứng với từng đoạn cọc 20(cm) xuyên, việc ghi chép tiến hành cho đến khi ép xong 1 cọc.
12.5.4 Các sự cố khi thi công cọc và biện pháp giải quyết
* Cọc bị nghiêng lệch khỏi vị trí thiết kế:
- Nguyên nhân: Do gặp chướng ngại vật, do mũi cọc khi chế tạo có độ vát không đều.
SVTH: LÊ ĐỨC HUY- 16X9 Trang 133
- Biện pháp xử lý: Cho dừng ngay việc ép cọc và tìm hiểu nguyên nhân, nếu gặp vật cản có thẻ đào phá bỏ, nếu do mũi cọc vát không đều thì phải khoan dẫn hướng cho cọc xuống đúng hướng.
* Cọc ép xuống khoảng 0,5÷1 m đầu tiên thì bị cong, xuất hiện vết nứt gãy ở vùng chân cọc.
- Nguyên nhân: Do gặp chướng ngại vật nên lực ép lớn
- Biện pháp xử lý: Cho dừng ngay việc ép nhổ cọc vỡ hoặc gẫy, thăm dò dị vật để khoan phá bỏ sau đó thay cọc mới và ép tiếp.
* Khi ép cọc chưa đến độ sâu thiết kế, cách độ sâu thiết kế từ 1 đến 2m cọc đã bị chối, có hiện tượng bênh đối trọng gây nên sự nghiêng lệch làm gãy cọc.
Biện pháp xử lý:
- Cắt bỏ đoạn cọc gãy. Cho ép chèn bổ sung cọc mới. Nếu cọc gãy khi nén chưa sâu thì có thể dùng kích thủy lực để nhổ cọc lên và thay cọc khác.
* Khi lực ép vừa đến trị số thiết kế mà cọc không xuống nữa trong khi đó lực ép tác động lên cọc tiếp tục tăng vượt quá Pép max thì trước khi dừng ép cọc phải nén ép tại độ sâu đó từ 3 đến 5 lần với lực ép đó.