Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨ U
2.2. Phương pháp nghiên cứ u
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thu thập thông tin thông qua tài liệu và khảo sát thực tế tại huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. Số liệu khảo sát thực tế từ 2 nguồn:
2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp
Số liệu thứ cấp là các số liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình nghiên cứu đềtài, được công bố chính thức ở các cấp, các ngành:
+ Các văn bản pháp lý liên quan; các Thông tư, Quyết định; Quy trình kiểm soát thanh toán vốn ngân sách cho các chương trình mục tiêu;
+ Các tài liệu, công trình khoa học đã được công bố và những vấn đề liên quan xuất phát từ thực trạng chung của cả nước.
+ Các giáo trình, sách báo chuyên ngành liên quan đến quá trình kiểm soát chi, thanh toán vốn cho các chương trình MTQG cho đầu tư XDCB.
+ Các tài liệu do phòng Kiểm soát chi - KBNN Bạch Thông tổng hợp,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
thống kê trên cơ sở số liệu giải ngân thanh toán các dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới của các Chủ đầu tư, ban quản lý các dự án, ban điều phối các dự án nông thôn mới huyện Bạch Thông có giao dịch thanh toán với KBNN giai đoạn 2016-2018.
+ Số liệu do Sở Tài chính, Sở Kế hoạch đầu tư thống kê qua các báo cáo. Ngoài ra sử dụng một số tài liệu của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn, Ban điều phối các dự án nông thôn mới tỉnh Bắc Kạn.
2.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp + Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng điều tra cán bộ của KBNN Bạch Thông và khách hàng giao dịch với KBNN Bạch Thông (chủđầu tư, ban quản lý dự án thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới) có ít nhất 3 năm giao dịch thanh toán nguồn vốn đầu tư XDCB chương trình MTQG với KBNN Bạch Thông.
+ Quy mô mẫu
Đối với cán bộ của KBNN Bạch Thông: hiện nay có 36 cán bộ, tác giả tiến hành khảo sát tổng thể mẫu này.
Đối với khách hàng (các chủ đầu tư, ban quản lý dự án đầu tư XDCB) đang sử dụng vốn đầu tư XDCB của chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới qua KBNN Bạch Thông khoảng 79 người tính và có ít nhất 3 năm giao dịch thanh toán nguồn vốn chương trình MTQG với kho bạc huyện Bạch Thông. Tác giả tiến hành khảo sát tổng thể mẫu này
Như vậy tổng quy mô mẫu nghiên cứu là n = 36+79=115 người. Như vậy sẽ có 115 phiếu phát ra và thu về (gồm 79 phiếu phỏng vấn khách hàng giao dịch, 36 phiếu phỏng vấn các cán bộ tại kho bạc).
+ Cấu trúc bảng hỏi Gồm 2 phần như sau:
(i) Phần 1: Phần thông tin chung với các nội dung về: Giới tính, độ tuổi, trình độ, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, vị trí công tác, thu nhập bình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
quân, thời gian giao dịch với khách hàng, tại sao anh/chị lại thường giao dịch với Kho bạc Nhà nước đó.
(ii) Phần 2: Nội dung khảo sát được thiết kế theo thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này. Thang đo được tính như sau: 1- Rất không đồng ý, 2- Không đồng ý, 3- Không ý kiến (Bình thường), 4- Đồng ý và 5- Rất đồng ý.bao gồm:
+ Phần thăm dò ý kiến với các câu hỏi nhằm đánh giá mức độ hài lòng của cán bộ công viên chức về các yếu tố trình độ chuyên môn, cơ cấu tổ chức, quy trình nghiệp vụ, trang thiết bị cơ sở vật chất - kỹ thuật, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, hiệu quả công tác kiểm soát chi, quy trình công tác kiểm soát chi.
+ Phần thăm dò ý kiến với các câu hỏi nhằm đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng về nguồn nhân lực của Kho bạc Nhà nước, quy trình thủ tục về thanh toán vốn, kiểm soát chi, tính công khai minh bạch trong công tác kiểm soát chi.
2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin
Sau khi thu thập được các thông tin tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu lịch sử và số liệu khảo sát thực tế thì tiến hành lập lên các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ...
Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bởi chương trình Excel trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin 2.2.3.1. Phương pháp phân tổ thống kê
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Phương pháp này được sử dụng trong việc chọn mẫu, điều tra, tổng hợp và phân tích các dữ liệu thu thập được trên cơ sở đó tìm ra được bản chất của vấn đề nghiên cứu.
Trong luận văn này phương pháp thống kê được dùng để mô tả thực trạng tình hình kiểm soát chi ngân sách cho chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh; hệ thống hoá bằng phân tổ thống kê, tính các chỉ tiêu tổng hợp về số tuyệt đối, tương đối, sốbình quân, cơ cấu, tỷ trọng... để phân tích tình hình biến động của hiện tượng theo thời gian cũng như ảnh hưởng của hiện tượng. Từ đó thấy được sự biến đổi về lượng và chất của vấn đề nghiên cứu để rút ra bản chất, tính quy luật, dự báo xu hướng phát triển và đề xuất giải pháp mang tính khoa học.
2.2.3.2. Phương pháp so sánh
Là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng nội dung, tính chất để xác định mức, xu hướng biến động của nó trên cơ sở đánh giá thông qua tính toán các tỷ số, so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau ở các thời gian và không gian khác nhau, chỉ ra các mặt ổn định hay không ổn định, phát triển hay không phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả để tìm ra giải pháp tối ưu cho mỗi vấn đề.
Phương pháp so sánh được sử dụng trong luận văn để đánh giá sự biến động các chỉ tiêu của chi đầu tư XDCB thuộc Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn huyện Bạch Thông, giai đoạn 2016-2018. Các chỉ tiêu của phương pháp này được đưa vào nghiên cứu bao gồm: tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển bình quân, và một số chỉ tiêu so sánh khác.
2.2.3.3. Phương pháp thống kê mô tả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả tính điểm trung bình để đánh giá công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB thuộc Chương trình MTQG xây dựng NTM qua KBNN Bạch Thôn.
Điểm trung bình: X điểm (1≤ X ≤5). Sử dụng công thức tính điểm trung bình:
k i i i n
X K
X n
X : Điểm trung bình Xi: Điểm ở mức độ i
Ki: Sốngười tham gia đánh giá ở mức độ Xi
n: Sốngười tham gia đánh giá
Bảng 2.1: Ý nghĩa của điểm bình quân
Thang đo Khoảng đo Mức đánh giá
5 4,20 - 5,00 Rất tốt
4 3,40 - 4.19 Tốt
3 2,60 - 3,39 Trung bình
2 1,80 - 2,59 Kém
1 1.00 - 1,79 Rất kém