- Đa số các nước sau khi cuộc phỏng vấn kết thúc, thì ứng viên chỉ việc về nhà chờ kết quả. Nhưng đối với người Nhật, họ sẽ gửi cho người tuyển dụng một bức thư cảm ơn. Đó cũng là hành động cảm ơn vì họ đã cho chúng ta cơ hội và cũng giúp ta có cái nhìn tốt hơn từ nhà tuyển dụng.
(Nguồn: Tổng hợp “Cách phỏng vấn của công ty Nhật”_Google)
5. Cách làm việc:
5.1. Quy tắc “Kaizen (5S):
- Mỗi khi nhắc đến cách thức làm việc ở Nhật Bản, chúng ta không thể không nhắc đến quy tắc vàng “ Kaizen (5S)” đã và đang là bước đệm góp phần không nhỏ trong việc giúp cho doanh nghiệp xây dựng và phát triển vững chắc trên thi trường. Quy tắc
“ Kaizen” là:
Hình 5.1 : Sơ đồ về nguyên tắc “Kaizen”
( Nguồn: Kaizen 5S_ Google hình ảnh)
+ Kaizen là một thuật ngữ kinh tế của người Nhật. Bởi nó được ghép bởi từ ト(Kai) có nghĩa là thay đổi và từト (zen) có nghĩa là tốt hơn, ý nghĩa của cụm từ này là thay đổi để tốt hơn hoặc cải tiến liên tục. Khi gặp bất cứ ai làm việc trong môi trường này luôn tìm cách để không ngừng cải tiến, và việc này không phải bắt nguồn từ những điều lớn lao mà nó là những việc thật bình
thường và cơ bản với những thứ ở xung quanh chúng ta. Các bước trong nguyên tắc “Kaizen” gồm:
a. S1( Sàng lọc): Chỉ có đồ vật cần thiết mới để tại nơi làm việc. S1 thường được tiến hành theo tần suất định kì.
Hình 5.2: Hình ảnh mô phỏng về nguyên tắc “ Sàng lọc”
( Nguồn : 5S Sàng lọc_ Google hình ảnh)
b. S2 ( Sắp xếp): Sắp xếp là hoạt động bố trí các vật dụng làm việc, bán thành phẩm, nguyên vật liệu, hàng hóa … tại những vị trí hợp lý sao cho dễ nhận biết, dễ lấy, dễ trả lại. S2 là hoạt động cần được tuân thủ triệt để.
Hình 5.3: Hình ảnh mô phỏng về nguyên tắc “ Sắp xếp”
( Nguồn : 5S Sắp xếp_ Google)
c. S3 ( Sạch sẽ): Sạch sẽ được hiểu là hoạt động vệ sinh nơi làm việc, dụng cụ làm việc hay các khu vực xung quanh
…. S3 cũng là hoạt động cần được tiến hành định kì.
Hình 5.4: Hình ảnh mô phỏng về nguyên tắc “ Sạch sẽ”
( Nguồn: 5S Sạch sẽ_ Google)
d. S4 ( Săn sóc): Săn sóc được hiểu là việc duy trì định kì và chuẩn hóa 3S đầu tiên một cách có hệ thống. S4 là một quá trình trong đó ý thức tuân thủ của CBCNV trong một tổ chức được rèn rũa và phát triển.
e. S5 ( Sẵn sàng): Sẵn sàng được thể hiện ở ý thức tự giác của người lao động đối với hoạt động 5S. Các thành viên đều nhận thức rõ tầm quan trọng của 5S, tự giác và chủ động kết hợp nhuần nhuyễn các chuẩn mực 5S với công việc để đem lại năng suất công việc cá nhân và năng suất chung của Công ty cao hơn.
ト Bên cạnh nguyên tắc “Kaizen”, thì còn một số điều cơ bản chúng ta cần tìm hiểu trước khi tham gia vào bộ máy làm việc của một doanh nghiệp Nhật Bản nào đó. Bao gồm:
5.2.Hình thức bên ngoài:
- Người Nhật không chỉ nổi tiếng với tính tỉ mĩ và kỉ luật mà họ còn được biết đến với việc chú trọng hình thức bên ngoài.
Vì thế, khi làm việc tại doanh nghiệp nào chúng ta cũng cần phải Trang phục phù hợp với hoàn cảnh, gọn gàng, sạch sẽ ảnh hưởng quan trọng đến uy tín của cá nhân và của công ty. Trong việc giáo dục, đào tạo nhân viên, có công ty còn chú ý đến việc hướng dẫn chi tiết từ trang phục đến cách để đầu tóc, móng tay.
- Đối với nhân viên nữ:
Hình 5.5 : Những yêu cầu về hình thức đối với nhân viên nữ khi đi làm việc
( Nguồn: http://www.kilala.vn/cong-ty-nhat/trang-phuc-dung- chuan-trong-cong-ty-nhat.html)
- Đối với nhân viên nam:
Hình 5.6 : Những yêu cầu về hình thức đối với nhân viên nam khi đi làm việc
( Nguồn: http://www.kilala.vn/cong-ty-nhat/trang-phuc-dung- chuan-trong-cong-ty-nhat.html)