-Tôn trọng và học tập người đi trước : việc tiếp thu và lắng nghe những lời khuyên từ những bậc tiền bối dường như đã trở thành phong cách làm việc của người Nhật. Dù cho có chức vụ cao như thế nào nhưng họ vẫn luôn coi trọng ý kiến của những người đi trước.
-Thấm nhuần động lực qua các khẩu hiệu: Nhiều công ty Nhật Bản bắt đầu ngày làm việc bằng một cuộc họp vào buổi sáng. Tại đó, nhân viên sẽ xếp hàng và hô to các khẩu hiệu của công ty như một cách để truyền cảm hứng, động lực làm việc và sự trung thành. Và đó cũng là một hình thức làm tươi mới các mục tiêu của công ty trong tâm trí từng nhân viên.
Hình 5. 7: Cả công ty đang hô to khẩu hiệu
( Nguồn :
http://newsky.edu.vn/tac-phong-van-phong-cua-cong-ty-nhat-ban/)
- Tôn trọng ý kiến tập thể: cũng như các nước châu Á, Nhật Bản khá coi trọng giá trị tập thể. Điều đó góp phần tích lũy và phát huy những ưu điểm của từng cá nhân để xây dựng nên một tập thể vững mạnh. Thường khi phát biểu hay làm việc, người Nhật thường sử dụng chủ từ “ chúng tôi” thay cho “ tôi”. Bởi lẽ, họ rất coi trọng giá trị tập thể. Nếu là một ứng viên muốn làm việc trong môi trường này thì đây có lẽ là một trong những điểm cần lưu ý để chúng ta có thể ghi điểm với sếp.
Hình 5.8: Tập thể cùng nhau thảo luận về vấn đề của doanh nghiệp
(Nguồn: làm việc tập thể nhật_ Google)
- Luôn đúng giờ : Nhân viên phải giữ đúng hẹn, tuyệt đối không để khách chờ. Việc giữ đúng hẹn còn thể hiện qua cách hẹn điện thoại trước, đến cơ quan đúng giờ, giao hàng cho khách đúng thời gian quy định.
Hình 5.9 : Văn hóa đúng giờ ở Nhật Bản
( Nguồn: sự đúng giờ của người nhật_ Google hình ảnh)
-Tôn trọng danh thiếp: Một cuộc gặp tại Nhật Bản bắt đầu với việc trao cho nhau danh thiếp theo một cách rất trang trọng – theo nghi lễ Meishi kokan (meishi nghĩa là danh thiếp). Khi nhận danh thiếp, người nhận sẽ trân trọng nhận bằng cả hai tay, cuối người thấp xuống để bày tỏ sự tôn trọng và đọc nội dung danh thiếp một cách cẩn thận. Tiếp đến họ sẽ đặt danh thiếp vào một chiếc hộp danh thiếp hoặc đặt lên bàn trước mặt họ và luôn giữ danh thiếp sạch sẽ. Họ không bao giờ làm nhăn danh thiếp hay bỏ trực tiếp vào túi áo vì hành động đó được coi là thiếu tôn trọng.
-Làm việc nghiêm túc: có lẽ đa phần mọi người điều biết người Nhật rất ít thể hiện tình ra vẻ bề ngoài và họ thường rời khỏi nơi làm việc rất trễ. Bởi lẽ, việc coi trọng công việc và thái độ làm việc hăng say đã góp phần xây dựng nên thái độ làm việc
của họ.
Hình 5.11: Khung cảnh làm việc ở Nhật
( Nguồn: https://xuatkhaulaodong.com.vn/mot-vai-chia-se-ve- phong-cach-song-va-lam-viec-cua-nguoi-nhat-ban-1092.htm)
-Làm hết sức chơi hết mình: sau những thời gian làm việc vất vả, họ thường tìm nhiều cách khác nhau để giải stress chẳng hạn như việc đến các quầy bar, những quán karaoke hay đơn thuần là chơi game mobi,...
Hình 5.12: Người Nhật giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng
( Nguồn: http://sekai.edu.vn/m/?chitiet=1157&tai-sao-nhung- chiec-may-game-thung-van-%E2%80%9Csong-vui--song-kh
%E1%BB%8Fe%E2%80%9D-tai-nhat-ban-.html)
-Gặp mặt trực tiếp: Nếu như áp dụng cách làm việc qua mail, fax, điện thoại,... tại Nhật, bạn sẽ không được đánh giá cao.
Như Chefjob đã đề cập ở trên, người Nhật coi trọng đối tác nên họ muốn thể hiện sự tôn trọng bằng cách gặp mặt trực tiếp. Gặp mặt trao đổi trực tiếp cũng giúp cho việc trao đổi thông tin tốt hơn.
-Nói cảm ơn: Thêm một nét đẹp không chỉ có trong văn hóa làm việc mà còn hiện diện ở đời sống người Nhật chính là cảm ơn. Dù chỉ là câu đơn giản nhưng nó lại khiến người nói lẫn người được nhận cảm thấy thoải mái, vui vẻ.
トVà có lẽ điều quan trọng nhất trong khi làm việc đó làm chúng ta cần phải tìm hiểu về các nguyên tắc làm việc của công ty mà mình ứng tuyển. Vì hơn hết, đó là điều sẽ khiến bạn nổi bật hơn trong các nhân viên ứng tuyển khác. Và dưới đây làm một số nguyên tắc cơ bản trong làm việc của tập đoàn Toyota:
* Các nguyên tắc làm việc của Tập đoàn Toyota:
1. Base your management decisions on a long-term philosophy, even at the expense of short-term goals (Dựa trên các quyết định quản lý của bạn về triết lý dài hạn, ngay cả với chi phí của các mục tiêu ngắn hạn)
2. Create continuous process flow to bring problems to the surface (Tạo quy trình xử lý liên tục để đưa vấn đề lên bề mặt)
3. Use "pull" systems to avoid overproduction(Sử dụng hệ thống "kéo" để tránh sản xuất quá mức)
4. Level out the workload(Loại bỏ khối lượng công việc)
5. Build a culture of stopping to fix problems, to get quality right the first time(Xây dựng văn hóa dừng để khắc phục vấn đề, để có được chất lượng ngay lần đầu tiên)
6. Standardized tasks are the foundation for continuous improvement and employee empowerment (Nhiệm vụ được tiêu chuẩn hóa là nền tảng cho cải tiến liên tục và trao quyền cho nhân viên)
7. Use visual control so no problems are hidden (Sử dụng điều khiển trực quan để không có vấn đề gì bị ẩn)
8. Use only reliable, thoroughly tested technology that serves your people and processes(Chỉ sử dụng công nghệ đáng tin cậy, được kiểm tra kỹ lưỡng để phục vụ người và quy trình của bạn)
9. Grow leaders who thoroughly understand the work, live the philosophy, and teach it to others(Phát triển những người lãnh đạo thấu hiểu công việc, sống theo triết lý và dạy nó cho người khác)
10. Develop exceptional people and teams who follow your company’s philosophy (Phát triển những người và nhóm đặc biệt theo triết lý của công ty bạn)
11. Respect your extended network of partners and suppliers by challenging them and helping them improve (Tôn trọng mạng lưới đối tác và nhà cung cấp mở rộng của bạn bằng cách thách thức họ và giúp họ cải thiện)
12. Go and see for yourself to thoroughly understand the situation (genchi genbutsu) (Đi và xem cho chính mình để hoàn toàn hiểu được tình hình (genchi genbutsu))
13. Make decisions slowly by consensus, thoroughly considering all options;
implement decisions rapidly(Đưa ra quyết định từ từ bằng sự đồng thuận, xem xét kỹ lưỡng tất cả các lựa chọn; thực hiện các quyết định nhanh chóng)
14. Become a learning organization through relentless reflection and continuous improvement (kaizen) (Trở thành một tổ chức học tập thông qua sự phản ánh không ngừng và cải tiến liên tục (kaizen))
( Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Toyota)