Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hiện trạng quần thể của các loài thú ăn thịt nhỏ tại vùng rừng xã Thông Thụ - KBTTN Pù Hoạt
Kết quả điều tra theo tuyến đã 16 lần nhìn thấy trực tiếp và 7 lần ghi nhận dấu vết các loài thú ăn thịt nhỏ. Về điều tra điểm: 01 cá thể thú ăn thịt nhỏ dính bẫy lồng (Chồn bạc má bắc); hệ thống bẫy ảnh (15 chiếc) đã có 5 bẫy ảnh thu được khuôn hình của 3 loài thú ăn thịt nhỏ (Cầy gấm: 1 lần, Cầy vòi mốc: 14 lần, Cầy vòi đốm: 2 lần). Ngoài ra, đã phỏng vấn 34 người dân và định danh được 02 mẫu thú ăn thịt nhỏ còn sống, 02 mẫu thú nhồi và 2 bộ phận cơ thể của thú ăn thịt nhỏ đã khô tại 7 bản làng sinh sống gần vùng rừng xã Thông Thụ.
Thông tin về hiện trạng phân bố của các loài thú ăn thịt nhỏ tại 02 khu vực rừng khá biệt lập nhau trên địa bàn xã Thông Thụ được tổng hợp ở bảng sau:
Bảng 3.1. Hiện trạng phân bố của các loài thú ăn thịt nhỏ tại xã Thông Thụ
TT
Tên loài thú
Thông tin ghi nhận
Hiện trạng phân bố
Tên khoa học Tên phổ thông
Bắc Thông
Thụ
Nam Thông
Thụ 1 Paradoxurus ermaphrodis
(Pallas, 1777) Cầy vòi đốm A, QS,
MTD (++) (++)
2 Viverricula indica (Geoffroy
Saint - Hilaire, 1803) Cầy hương PV (+) (+)
3 Paguma larvata
(Smith, 1827) Cầy vòi mốc A, QS,
PV (++) (++)
TT
Tên loài thú
Thông tin ghi nhận
Hiện trạng phân bố
Tên khoa học Tên phổ thông
Bắc Thông
Thụ
Nam Thông
Thụ 4 Viverra zibetha Linnaeus,
1758 Cầy giông DV, QS,
MTD (++) (++)
5 Viverra megaspila Blyth,
1862 Cầy giông sọc PV (+) (0)
6 Hemigalus owstoni Thomas,
1912 Cầy vằn bắc PV (+) (0)
7 Prionodon pardicolor
Hogdson, 1842 Cầy gấm A, QS,
MTD (++) (+)
8
Herpestes javanicus (Geoffroy Saint-Hilaire, 1818)
Cầy lỏn tranh PV (+) (+)
9 Herpestes urva
(Hogdson, 1836) Cầy móc cua
QS, MTD,
PV
(+) (++)
10 Melogale moschata (Gray, 1831)
Chồn bạc má bắc
QS, MTD, MBB, DV
(++) (++)
11 Lutra lutra (Linnaeus, 1758) Rái cá lớn MTD,
PV (+) (0)
12 Aonyx cinerea (Illiger, 1815) Rái cá vuốt bé QS, DV,
PV (++) (+)
13 Mustela strigidorsa Gray,
1853 Triết chỉ lưng PV (+) (+)
TT
Tên loài thú
Thông tin ghi nhận
Hiện trạng phân bố
Tên khoa học Tên phổ thông
Bắc Thông
Thụ
Nam Thông
Thụ 14 Mustela kathiah Hodgson,
1835 Triết bụng vàng PV (+) (+)
15 Martes flavigula (Boddaert,
1785) Chồn vàng PV (+) (+)
16 Arctonyx collaris Cuvier,
1825 Lửng lợn QS, DV,
PV (+) (++)
Chú thích: (1). Về thông tin ghi nhận: PV - Phỏng vấn; MTD - Mẫu vật trong nhà dân; MBB - Mẫu vật bẫy bắt được; DV - Dấu vết thú trong tự nhiên; QS - Quan sát thấy thú trong tự nhiên; A - Chụp được ảnh thú hoặc/và cá thể thú dính bẫy ảnh; (2). Về hiện trạng phân bố: (++): Chắc chắn có phân bố; (+): Khả năng phân bố; (0): Không phân bố.
Từ bảng 3.1 cho thấy: Cầy vòi đốm (Paradoxurus hermaphrodis), Cầy vòi mốc (Paguma larvata), Cầy giông (Viverra zibetha), Cầy gấm (Prionodon pardicolor), Cầy móc cua (Herpestes urva), Chồn bạc má bắc (Melogale moschata), Rái cá vuốt bé (Aonyx cinerea) và Lửng lợn (Arctonyx collaris) là 08 loài thú ăn thịt nhỏ chắc chắn có trong vùng rừng xã Thông Thụ. Cầy gấm, Rái cá vuốt bé và Lửng lợn chỉ ghi nhận được ở phía Bắc Thông Thụ; trong khi đó Cầy móc cua chỉ ghi nhận được ở phía Nam Thông Thụ.
Thông tin về mật độ tương đối của các loài thú ăn thịt nhỏ bắt gặp trên tuyến điều tra ở 02 khu vực khảo sát và trên toàn bộ xã Thông Thụ được tổng hợp ở bảng sau:
Bảng 3.2. Mật độ tương đối của các loài thú ăn thịt nhỏ tại xã Thông Thụ
Mã hiệu tuyến
Khu
vực Tên loài
Số lần ghi nhận
(n)
Tần suất bắt gặp (số lần/km)
Hiệu suất tìm kiếm (số lần/giờ)
L (km) F T (giờ) H
BaTT 4.1 BaTT
4.1.1 BaTT
4.1.2 BaTT
4.1.3 BaTT
5.1 BaTT
5.2
Vùng rừng phía Bắc Thông
Thụ
Cầy vòi đốm 0
19,53
0,00
25,03
0,000
Cầy vòi mốc 0 0,00 0,000
Cầy giông 2 0,102 0,079
Cầy móc cua 0 0,000 0,000
Chồn bạc má bắc 2 0,102 0,079
Rái cá vuốt bé 6 0,307 0,239
Lửng lợn 0 0,000 0,000
NaTT 1.1 NaTT
1.1.1 NaTT
1.1.2
Vùng rừng phía Nam Thông
Thụ
Cầy vòi đốm 3
30,22
0,099
50,53
0,059
Cầy vòi mốc 2 0,066 0,039
Cầy giông 1 0,033 0,019
Cầy móc cua 2 0,066 0,039
Chồn bạc má bắc 3 0,099 0,059
Rái cá vuốt bé 0 0,000 0,000
Mã hiệu tuyến
Khu
vực Tên loài
Số lần ghi nhận
(n)
Tần suất bắt gặp (số lần/km)
Hiệu suất tìm kiếm (số lần/giờ)
L (km) F T (giờ) H
NaTT 1.1.3 NaTT
1.1.4 NaTT
1.2 NaTT
1.2.1 NaTT
2.1 NaTT
3.1 NaTT
3.1.1 NaTT
3.1.2
Lửng lợn 3 0,099 0,059
Tổng/Bình quân trên toàn xã
Thông Thụ
Cầy vòi đốm 3
49,75
0,060
75,56
0,039
Cầy vòi mốc 2 0,040 0,026
Cầy giông 3 0,060 0,039
Mã hiệu tuyến
Khu
vực Tên loài
Số lần ghi nhận
(n)
Tần suất bắt gặp (số lần/km)
Hiệu suất tìm kiếm (số lần/giờ)
L (km) F T (giờ) H
Cầy móc cua 2 0,040 0,026
Chồn bạc má bắc 5 0,101 0,066
Rái cá vuốt bé 6 0,121 0,079
Lửng lợn 3 0,060 0,039
Chú thích: L là tổng chiều dài tuyến điều tra trong khu vực; F là tần suất bắt gặp loài; T là tổng số giờ tìm kiếm trên tuyến; H là hiệu suất tìm kiếm loài trên tuyến.
Từ bảng 3.2 cho thấy; có 03 loài thú ăn thịt nhỏ ghi nhận được trên các tuyến ở vùng rừng phía Bắc Thông Thụ; tần suất bắt gặp và hiệu suất tìm kiếm đối với loài Rái cá vuốt bé là cao nhất (0,307 lần/km và 0,239 lần/giờ), Cầy giông và Chồn bạc má bắc đều có mật độ tương đối như nhau (0,102 lần/km và 0,079 lần/giờ).
Có 6 loài thú ăn thịt nhỏ ghi nhận được trên các tuyến ở vùng rừng phía Nam Thông Thụ; tần suất bắt gặp và hiệu suất tìm kiếm đối với loài Cầy vòi đốm, Chồn bạc má bắc và Lửng lợn là cao hơn cả (0,099 lần/km và 0,059 lần/giờ), và thấp nhất là đối với loài Cầy giông (0,033 lần/km và 0,019 lần/giờ).
Tính bình quân trên toàn bộ xã Thông Thụ thì mật độ tương đối của Rái cá vuốt bé cao nhất, sau đó đến Chồn bạc má bắc và thấp nhất là Cầy móc cua và Cầy vòi mốc.
Tiến hành điều tra trên tuyến (tìm kiếm dấu vết, soi đèn ban đêm) và điều tra điểm (đặt bẫy lồng, gài bẫy ảnh) ở hai bên tuyến đi bộ để tìm kiếm
thú ăn thịt nhỏ với chiều rộng dải tuyến ghi nhận khoảng 20 m (mỗi bên tuyến 10 m). Do đó, vùng mẫu điều tra có tổng diện tích là: 49,75X0,02 km = 0,995 km2 (99,5 ha); chiếm 0,961% tổng diện tích rừng của xã Thông Thụ.
Kết quả trong các đợt điều tra chúng tôi đã 29 lần ghi nhận thú ăn thịt nhỏ và dấu vết của chúng ngoài tự nhiên. Từ dữ liệu định danh loài và đếm số cá thể, chúng tôi đã tính toán mật độ tuyệt đối và ước tính kích thước của các quần thể thú ăn thịt nhỏ. Kết quả được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.3. Mật độ và kích thước quần thể của các loài thú ăn thịt nhỏ tại vùng rừng xã Thông Thụ
Tên loài
Thông tin ghi nhận Tổng số cá thể ghi nhận
được
Mật độ (cá thể/ha)
Ước tính kích thước quần thể
(tổng số cá thể) TT bắt
gặp
Số lượng cá thể
Cầy vòi đốm
1 1
5 0,05025126 521
2 1
3 1
4 1
5 1
Cầy vòi mốc
1 1
6 0,06030151 625
2 2
3 1
4 1
5 1
Cầy gấm 1 1 1 0,01005025 105
Tên loài
Thông tin ghi nhận Tổng số cá thể ghi nhận
được
Mật độ (cá thể/ha)
Ước tính kích thước quần thể
(tổng số cá thể) TT bắt
gặp
Số lượng cá thể
Cầy giông
1 1
4 0,04020101 417
2 1
3 2
Cầy móc cua
1 1
2 0,02010050 209
2 1
Chồn bạc má
bắc
1 1
6 0,06030151 625
2 1
3 2
4 1
5 1
Rái cá vuốt bé
1 2
17 0,17085427 1769
2 3
3 3
4 3
5 4
6 2
Lửng lợn
1 1
3 0,03015075 313
2 1
3 1
Tổng 29 44 44 4584
Chú thích: Tổng diện tích vùng lấy mẫu/diện tích dải tuyến điều tra là:
99,5 ha. Tổng diện tích rừng khu bảo tồn thuộc địa phận xã Thông Thụ là:
10.353,28 ha.
Từ bảng 3.3 cho thấy: mật độ quần thể Rái cá vuốt bé là cao nhất, sau đó đến Chồn bạc má bắc và Cầy vòi mốc; thấp nhất là Cầy gấm. Nguyên nhân là bởi số cá thể bình quân đàn của Rái cá vuốt bé cao hơn rõ rệt so với của các loài thú ăn thịt nhỏ còn lại.
Từ bảng 3.3 cũng cho thấy: nếu chất lượng sinh cảnh của thú ăn thịt nhỏ ở các khu vực điều tra (khu vực lấy mẫu) là tương đương với các khu vực còn lại thì trong vùng rừng xã Thông Thụ có khoảng 4.584 cá thể của 8 loài thú ăn thịt nhỏ; trong đó số lượng Rái cá vuốt bé là nhiều nhất với khoảng 1.769 cá thể, tiếp sau đó là Chồn bạc má bắc và Cầy vòi mốc (mỗi loài có khoảng 625 cá thể), thấp nhất là Cầy gấm với khoảng 105 cá thể.
Phân bố các điểm ghi nhận 8 loài thú ăn thịt nhỏ được thể hiện ở hình 3.1, đồng thời thông tin chi tiết về vị trí ghi nhận được tổng hợp ở phụ lục 2.
Hình 3.1. Sơ đồ các điểm ghi nhận thú ăn thịt nhỏ tại xã Thông Thụ