Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH TẠI
3.3. Thực trạng quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh tại Chi cục thuế thành phố Lào Cai
3.3.2 Thực trạng quản lý các nội dung thu thuế đối với hộ kinh doanh
Theo Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế, thì cá nhân kinh doanh có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm thực hiện nộp thuế theo phương pháp khoán ổn định trong 1 năm và được xác định mức thuế phải
nộp hàng tháng.
Số thuế phải nộp 1 tháng = (Doanh thu chịu thuế thu nhập cá nhân khoán 1 tháng) x (tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân) + (Doanh thu chịu thuế GTGT khoán 1 tháng) x (tỷ lệ thuế GTGT)
Như vậy hộ kinh doanh có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm sẽ phải đóng 4 loại thuế: Thuế môn bài, Thuế GTGT, Thuế TNCN và Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Trường hợp hộ kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm sẽ đóng 2 loại thuế là Thuế môn bài và Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Các loại thuế mà hộ kinh doanh phải đóng được thể hiện qua bảng. Theo bảng cho thấy 100% số hộ có mã số thuế phải nộp thuế môn bài. Bởi thuế môn bài là loại thuế mà bất kỳ doanh nghiệp hay hộ kinh doanh nào cũng phải nộp, nó tạo cơ sở cho các loại thuế khác.
Chi cục Thuế đã thực hiện rất tốt thuế này. Tránh được thất thu cho NSNN. Tuy nhiên Thuế môn bàichiếm tỷ trọng khá nhỏ trong các khoản thuế mà hộ kinh doanh phải nộp. Đặc biệt với hộ kinh doanh vừa và nhỏ. Số tiền thuế môn bài mà hộ kinh doanh nộp nhiều nhất chỉ 1.000.000 đ/năm. Mức thuế môn bài đóng phổ biến nhất là ở mức 500.000 đ/năm.Điều này có thể cho thấy tỉ trọng của Thuế môn bài đối với hộ kinh doanh cá thể đóng góp vào NSNN là không được cao.
Bảng 3.12 Thống kê số hộ kinh doanh nộp các loại thuế
ĐVT: hộ Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh (%)
17/16 18/17 Số hộ có mã số thuế 3066 3125 3198 101,92 102,34 Số hộ thu thuế môn bài 3066 3125 3198 101,92 102,34 Số hộ thu thuế GTGT 2029 2219 2253 109,36 101,53 Số hộ thu thuế TNCN 1978 2165 2200 109,45 101,62 Số hộ thu thuế TTĐB 213 262 309 123,0 117,94 Nguồn: Chi cục thuế thành phố Lào Cai Tỉ lệ hộ kinh doanh đóng Thuế TNCN và Thuế GTGT cũng tăng dần qua các năm cả về số lượng lẫn tỷ trọng. Từ tháng 1/2015 hộ kinh doanh có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm sẽ phải đóng 2 loại thuế này. Điều này có thể dẫn đến tình trạng
trốn thuế đối với những mức hộ có mức doanh thu lớn hơn 100 triệu đồng một số lượng nhỏ. Họ có thể tìm cách chậm lại kinh doanh một chút để có doanh thu nhỏ hơn 100 triệu đồng. Điều này Chi cục Thuế cũng cần lưu ý để hộ kinh doanh ý thức được nghĩa vụ nộp thuế của mình.
Hiện nay trên địa bàn thành phốcó rất nhiều hộ kinh doanh hàng hóa dịch vụ như: Thuốc lá, xe ô tô dưới 24 chỗ, dịch vụ massage, dịch vụ karaoke… Đây là những hàng hóa dịch vụ chịu Thuế tiêu thụ đặc biệt quy định cụ thể tại Nghị định số 26/2009/NĐ-CP và Nghị định số 113/2011/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung 1 số điều của Nghị định số 26/2009/NĐ-CP). Bảng số liệu cho thấy tốc độ tăng rất nhanh các hộ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt này. Tuy nhiên, việc quản lý các hộ kinh doanh dịch vụ này cũng gặp rất nhiều khó khăn. Khó xác định doanh thu cụ thể. Chủ yếu các hộ kinh doanh này nộp theo phương pháp khoán ổn định.
Kết quả tổng hợp thu thuế từ năm 2016-2018 theo các sắc thuế được trình bày trong bảng sau.
Bảng 3.13 Kết quả thu theo sắc thuế
ĐVT: trđ TT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh (%)
17/16 18/17 1 Thuế môn bài 1.674 1.890 2.050 112,90 108,47 2 Thuế GTGT 32.587 37.666 42.666 115,59 113,27 3 Thuế TNCN 8.900 10.900 14.534 122,47 133,34
4 Thuế TTĐB 233 264 299 113,30 113,26
Nguồn: Chi cục thuế thành phố Lào Cai Bảng số liệu cho thấy thuế môn bài tuy có mức thu thấp nhưng bù lại tất cả các hộkinh doanh có mã số thuế đều phải nộp thuế này. Cho nên Thuế môn bài luôn dẫn đầu trong các sắc thuế. Số hộ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt tăng cho nên thấy kết quả thu thuế cũng tăng tương xứng với mức tăng của hộ kinh doanh. Nhìn chung các loại thuế đều tăng đều qua các năm. Điều này cho thấy nền kinh tế từ những năm 2016 đến nay tăng trưởng ổn định.
3.3.2.2. Quản lý miễn giảm, hoàn thuế
Hàng năm Chi cục nhận được khá nhiều đơn xin miễn giảm thuế của các hộ kinh doanh. Thực hiện đày đủ các bước:
- Tiếp nhận hồ sơ - Phân loại hồ sơ - Giải quyết hồ sơ - Thẩm định pháp chế
- Quyết định miễn giảm, hoàn thuế Trong số những hộ nộp hồ sơ xin miễn giảm, hoàn thuế sau quá trình thẩm định vẫn có những hồ sơ chưa chưa đủ điều kiện để được miễn giảm.
Theo báo cáo của Chi cục thuế, trong các năm 2016-2018, ngoài việc thực hiện miễn giảm thuế theo các chủ trương của Chính phủ nhằm kích cầu nền kinh tế thì đối với các hộ kinh doanh cá thể chủ yếu xét miễn giảm thuế do các hộ xin ngưng, nghỉ kinh doanh. Việc xem xét và quyết định miễn, giảm thuế cho các hộ nhìn chung đã được thực hiện theo đúng quy trình được ban hành theo Quyết định số 528/QĐ-TCT ngày 29/5/2008 của Tổng Cục thuế. Khi nhận được đơn xin ngưng, nghỉ của các hộ kinh doanh, Chi cục thuế có tiến hành kiểm tra, xác minh tại địa điểm kinh doanh của hộ xin ngưng, nghỉ để làm cơ sở xem xét miễm giảm. Tuy nhiên việc kiểm tra xác minh thực tế tại địa điểm kinh doanh của các hộ có đơn xin ngưng, nghỉ trong thời gian qua còn hạn chế. Số lượng hộ có đơn xin ngưng, nghỉ kinh doanh để xin miễn, giảm thuế thì khá nhiều, nhưng do số lượng cán bộ có hạn chế nên Chi cục không tổ chức kiểm tra xác minh đủ 100% số hộ có đơn xin ngưng nghỉ.
Bảng 3.14. Kết quả miễn, giảm thuế đối với các hộ KDCT
NỘI DUNG Năm
2016
Năm 2017
Năm 2018
So sánh (%) 17/16 18/17 Số lượt hộ có đơn xin nghỉ KD 2808 3192 3084 113,68 96,62
Số lượt hộ nghỉ giả 72 59 44 81,94 74,58
Số lượt hộ đã được miễm giảm 2736 3133 3040 114,51 97,03 Số thuế miễn, giảm (Đ/v:1000 đ) 151.360 193.971 218.339 128,15 112,56
(Nguồn: Chi cục thuế thành phố Lào Cai) Qua số liệu trong bảng cho thấy có một số lượng hộ kinh doanh đã được Chi
cục thuế xem xét miển, giảm thuế trên cơ sở đã kiểm tra, xác minh tại hộ kinh doanh.
Cụ thể năm 2016 có 2736 lượt hộ, năm 2017 có 3133 lượt hộ và năm 2018 có 3040 lượt hộ. Tỷ lệ hộ kinh doanh nghỉ giả được phát hiện qua kiểm tra ít, giảm dần qua các năm.
3.3.2.3. Quản lý nợ thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
Tại Chi cục thuế thành phố Lào Cai, hàng tháng, trên cơ sở phân loại các đối tượng nợ thuế, Đội quản lý nợ tiến hành nhắc nhở bằng điện thoại đối với những trường hợp nợ thuế dưới 30 ngày. Đối với những trường hợp nợ thuế từ 30 ngày đến dưới 90 ngày, Đội Kiểm tra-quản lý nợ thuế tham mưu và trình lãnh đạo chi cục ra thông báo nợ thuế theo mẫu số 07/QTR-QLN để gửi và đôn đốc người nợ thuế. Đối với những trường hợp nợ thuế trên 90 ngày, Đội Kiểm tra-quản lý nợ thuế tham mưu và trình lãnh đạo chi cục ra thông báo sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo mẫu số 09/TB-CCNT để gửi cho người nợ thuế.
Sau khi đã thông báo sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế nợ thuế mà NNT vẫn không nộp thuế thì Chi cục thuế lập các thủ tục có liên quan để ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế nợ thuế. Theo báo cáo của Chi cục thuế, tổng số thuế còn nợ đọng đến cuối năm 2016 là: 8,763 tỷđồng; năm 2017 là: 7,750 tỷđồng và năm 2018 là: 6,957 tỷ đồng.
Đối với công tác cưỡng chế nợ thuế, theo báo cáo của Chi cục thuế trong những năm 2016 đến 2018, việc thực hiện cưỡng chế nợ thuế là rất hạn chế. Năm 2016 không cưỡng chế trường hợp nào; năm 2017 chỉ cưỡng chế một trường hợp thông qua bên thứ 3 thu được số thuế là 186 triệu đồng và năm 2018 thực hiện 2 trường hợp trong đó một trường hợp cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, số thuế thu được là 368,55 triệu đồng và một trường hợp cưỡng chế thông qua hoàn thuế với số thuế thu được là 0,5 tỷ đồng. Toàn bộ các đối tượng bị cưỡng chế là các doanh nghiệp, không có trường hợp nào là hộ KDCT. Qua phân tích số liệu như trên cho thấy công tác quản lý, đôn đốc thu nợ tại Chi cục còn thể hiện những mặt hạn chế, hiệu quả chưa cao, từ đó dẫn đến số nợ đọng thuế hàng năm khá lớn. Do đó đòi hỏi Chi cục cần đề ra những biện pháp cụ thể nhằm khắc phục tình trạng này.