Nội dung quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn cấp huyện

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 27 - 39)

1.1. Cơ sở lý luận về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn cấp huyện

1.1.5. Nội dung quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn cấp huyện

1.1.5.1.Lập kế hoạch và bố trí vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN Theo Luật Đầu tư công (2014) thì để lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm thì phải căn cứ vào tình hình và kết quả phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư năm trước; Kế hoạch

đầu tư trung hạn; các nhiệm vụ cấp bách, đột xuất mới phát sinh chưa có trong kế hoạch; nhu cầu và khả năng cân đối các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong năm kế hoạch và trên nguyên tắc phù hợp với các mục tiêu phát triển tại chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm và hằng năm của địa phương và các quy hoạch đã được phê duyệt; phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư và thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác; bảo đảm cân đối vĩ mô, ưu tiên an toàn nợ công; việc phân bổ vốn đầu tư công phải tuân thủ nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công trong từng giai đoạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; ưu tiên bố trí vốn cho các ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ theo mục tiêu và định hướng phát triển của từng thời kỳ; bảo đảm công khai, minh bạch và công từ…

* Công tác phân bổ và quản lý đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN Đối với vốn đầu tư thuộc địa phương quản lý: UBND các cấp lập phương án phân bổ vốn đầu tư trình HĐND cùng cấp quyết định. Theo Nghị quyết của HĐND, UBND phân bổ và quyết định giao kế hoạch vốn đầu tư cho từng dự án thuộc phạm vi quản lý đã đủcác điều kiện quy định, đảm bảo khớp đúng với chỉtiêu được giao về tổng mức đầu tư; cơ cấu vốn trong nước, vốn ngoài nước, cơ cấu ngành kinh tế; mức vốn các dự án quan trọng của Nhà nước và đúng với Nghị quyết Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ về điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN hàng năm.

Sở Tài chính có trách nhiệm cùng với Sở Kế hoạch và Đầu tư dự kiến phân bổ vốn đầu tư cho từng dự án do tỉnh quản lý trước khi báo cáo UBND tỉnh quyết định.

Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện có trách nhiệm cùng với các cơ quan chức năng của huyện tham mưu cho UBND huyện phân bổ vốn đầu tư cho từng dự án do huyện quản lý.

Riêng đối với các dự án được đầu tư từ các nguồn vốn được để lại theo Nghị quyết của Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và vốn bổ sung có mục tiêu từNgân sách Trung ương (NSTW) cho Ngân sách địa phương (NSĐP) còn phải tuân thủ các quy định về đối tượng đầu tư và mục tiêu sử dụng của từng nguồn vốn đầu tư.

Nguyên tắc phân bổ vốn cho các dự án trong kế hoạch năm:

- Bố trí đủ vốn để thanh toán cho các dự án đã đưa vào sử dụng và đã được phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành mà còn thiếu vốn; bố trí vốn để thanh toán chi phí kiểm toán, thẩm tra phê duyệt quyết toán của các dựán hoàn thành nhưng chưa được thanh toán do chưa phê duyệt quyết toán.

- Trường hợp dự án được bố trí vốn trong kế hoạch thực hiện đầu tư nhưng chỉ để làm công tác chuẩn bị thực hiện dự án thì cần ghi chú rõ trong bản phân bổ vốn.

- Sau khi phân bổ vốn đầu tư, các Bộ và UBND các tỉnh, thành phố gửi kế hoạch vốn đầu tư cho Bộ Tài chính; các huyện gửi kế hoạch vốn đầu tư cho Sở Tài chính.

1.1.5.2. Thẩm định dự án đầu tư

Thứ nhất: Đối với công tác thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư được thực hiện trên 3 cấp độ khác nhau:

* Những dự án quan trọng quốc gia phải lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình để trình Quốc hội thông qua chủtrương và cho phép đầu tư, các dự án nhóm A không phân biệt nguồn vốn cũng phải lập Báo cáo đầu tư xây dựng để trình cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư.

Việc thẩm định Báo cáo đầu tư xây dựng do bộ quản lý ngành chủ trì và chịu trách nhiệm lấy ý kiến của các địa phương và bộ ngành khác có liên quan.

* Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở.

Một là, thẩm định dự án nói chung.

Thủtướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước về các dự án đầu tư để thẩm định các dự án do Quốc hội thông qua chủtrương đầu tư và các dự án khác do Thủ tướng Chính phủ yêu cầu.

UBND Tỉnh tổ chức thẩm định các dự án sử dụng ngân sách thuộc quyền quyết định của mình. Các dựán khác do người quyết định đầu tư tổ chức thẩm định.

Hai là, thẩm định thiết kế cơ sở.

Việc thẩm định thiết kế cơ sở thực hiện cùng với việc thẩm định dự án đầu tư, không phải tổ chức thẩm định riêng. Các dự án nhóm A do các bộ quản lý ngành tham gia. Các dự án nhóm B, C của các bộ, ngành, địa phương do các sở chuyên ngành tham gia.

* Thẩm quyền phê duyệt dự án xây dựng công trình:

Thủtướng Chính phủ phê duyệt các dự án theo nghị quyết của Quốc hội và các dự án quan trọng khác.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư các dự án nhóm A, B, C trong phạm vi và khả năng cân đối ngân sách của địa phương sau khi thông qua Hội đồng nhân dân cùng cấp. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh, cấp Huyện được uỷ quyền hoặc phân cấp quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B, C cho cơ quan cấp dưới trực tiếp.

Tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh quy định cụ thể cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp Huyện, cấp Xã được quyết định đầu tư các dự án có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên...

* Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình. Đây là hình thức thấp hơn dự án đầu tư, những dự án được phép lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình bao gồm: Các công trình xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất), phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây

dựng; trừ trường hợp người quyết định đầu tư thấy cần thiết và yêu cầu phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình.

Người có thẩm quyền phê duyệt dựán đầu tư xây dựng công trình cũng được phân công phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình đồng thời là người tự tổ chức thẩm định báo cáo.

1.1.5.3. Tổ chức đấu thầu trong xây dựng.

Mục tiêu của đấu thầu nhằm thực hiện tính cạnh tranh, công từ và minh bạch trong quá trình lựa chọn nhà thầu phù hợp, đảm bảo hiệu quả kinh tế của dự án.

* Hình thức đấu thầu:

Đấu thầu rộng rãi, là hình thức đấu thầu không hạn chế sốlượng nhà thầu tham gia. Bên mời thầu phải thông báo công khai về điều kiện, thời gian dự thầu trên phương tiện thông tin đại chúng tối thiều là 10 ngày trước khi phát hành hồsơ mời thầu, đây là hình thức chủ yếu trong đấu thầu.

Đấu thầu hạn chế, là hình thức mà bên mời thầu mời một số nhà thầu (tối thiểu là 5) có đủ năng lực tham dự. Danh sách nhà thầu tham dự phải được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền chấp thuận. Hình thức này chỉ được áp dụng trong những điều kiện: Chỉ có một nhà thầu có khảnăng đáp ứng được yêu cầu của gói thầu; các nguồn vốn sử dụng yêu cầu phải tiến hành đấu thầu hạn chế của gói thầu mà việc đấu thầu hạn chế có lợi thế.

* Trình tự tổ chức đấu thầu:

Lập hồsơ mời thầu; thông báo đăng ký dự thầu; xác định danh sách ngắn;

mời thầu; nhận và quản lý hồsơ dự thầu; mở túi hồ sơ đề xuất kỹ thuật; đánh giá đề xuất kỹ thuật; mở túi hồ sơ đề xuất tài chính; đánh giá tổng hợp; trình duyệt danh sách xếp hạng các nhà thầu; thương thảo hợp đồng; trình duyệt kết quả đấu thầu; công bố kết quả trúng thầu và thương thảo hoàn thiện hợp đồng;

trình duyệt nội dung hợp đồng.

1.1.5.4. Công tác giải phóng mặt từ xây dựng

Việc đền bù giải phóng mặt từ xây dựng phải đảm bảo lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan. Đối với nhà

ở của tổ chức, cá nhân phải giải quyết chỗở mới ổn định, có điều kiện chỗở từ hoặc tốt hơn chỗở cũ, hỗ trợ tạo việc làm, ổn định đời sống cho người phải di chuyển, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa các bên có liên quan.

Khi tổ chức giải phóng mặt từ xây dựng phải thành lập Hội đồng đền bù giải phóng mặt từ xây dựng.

Trường hợp giải phóng mặt từ xây dựng theo quy hoạch xây dựng được phê duyệt mà chưa có dự án đầu tư xây dựng thì việc đền bù giải phóng mặt từ xây dựng được thực hiện thông qua Hội đồng đền bù giải phóng mặt từ do Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thành lập hoặc giao cho doanh nghiệp chuyển về giải phóng mặt từ đảm nhận. Kinh phí giải phóng mặt từ lấy từ NSNN hoặc huy động và được thu hồi lại khi giao đất, cho thuê đất cho chủ đầu tư xây dựng công trình có dự án trên mặt từ đã được giải phóng.

Trường hợp giải phóng mặt từ xây dựng theo dự án đầu tư xây dựng thì việc đền bù giải phóng mặt từ xây dựng được thực hiện bởi Hội đồng giải phóng mặt từ xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền chủ trì phối hợp với chủđầu tư xây dựng tổ chức giải phóng mặt từ . Kinh phí thực hiện được lấy từ dự án đầu tư xây dựng.

1.1.5.5. Quản lý công tác giải ngân vốn

- Việc quản lý, thanh toán vốn đầu tư các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước đảm bảo thực hiện theo các nguyên tắc sau:

+ Đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm, hiệu quả và chấp hành đúng quy định về quản lý tài chính đầu tư và xây dựng của pháp luật hiện hành..

+ Chủđầu tư chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm và có hiệu quả. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về chếđộ quản lý tài chính đầu tư.

+ Cơ quan cấp trên của chủđầu tư có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các chủđầu tư hoặc Ban quản lý dự án thuộc phạm vi quản lý thực hiện kế hoạch đầu tư, sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích, đúng chếđộNhà nước.

+ Cơ quan Tài chính các cấp thực hiện công tác quản lý tài chính vốn đầu tư về việc chấp hành chế độ, chính sách tài chính đầu tư, tình hình quản lý, sử dụng vốn đầu tư, tình hình thanh toán vốn đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành.

+ Cơ quan Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm kiểm soát, thanh toán vốn kịp thời, đầy đủ, đúng quy định cho các dự án khi có đủđiều kiện thanh toán vốn.

1.1.5.6. Quản lý công tác thi công xây dựng công trình

Quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm: Quản lý chất lượng xây dựng, quản lý tiến độ xây dựng, quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình, quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng, quản lý môi trường xây dựng.

- Quản lý chất lượng công trình xây dựng

Nó bao gồm các quy trình cần thiết đểđảm bảo rằng dựán đầu tư XDCB sẽ thoảmãn được nhu cầu cần thiết phải tiến hành thực hiện đầu tư dự án (làm rõ lý do tồn tại của dự án). Nội dung quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình.

- Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu, tính chất, quy mô của công trình xây dựng; quy định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận thi công xây dựng công trình trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng.

- Thực hiện các thí nghiệm kiểm tra vật liệu, các cấu kiện, vật tư, thiết bị phục vụ công trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng theo yêu cầu thiết kế.

- Lập và kiểm tra thực hiện các biện pháp thi công của nhà thầu theo hồ sơ, tiến độ thi công. Lập và ghi nhật ký thi công đầy đủtheo đúng quy định.

- Kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh môi trường bên trong và bên ngoài công trình xây dựng. Nghiệm thu nội bộ, lập bản vẽ hoàn công cho bộ phận xây dựng, hạng mục hoàn thành và công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng.

- Báo cáo tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động, vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo quy định.

- Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình:

Công trình trước khi triển khai phải được lập biểu tiến độ thi công xây dựng. Tiến độ thi công xây dựng công trình phải phù hợp với tổng tiến độ của dựán đã được phê duyệt. Trong trường hợp xét thấy tiến độ của cả dự án bị kéo dài thì chủ đầu tư phải kịp thời báo cáo người ra quyết định đầu tư để quyết định việc điều chỉnh tiến độ của cả dự án. Khuyến khích việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng công trình trên cơ sởđảm bảo chất lượng, kỹ thuật của công trình xây dựng. Trường hợp đẩy nhanh tiến độ xây dựng đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao hơn cho dự án thì nhà thầu xây dựng được xét thưởng theo hợp đồng.

Trong trường hợp kéo dài tiến độ xây dựng gây thiệt hại cho chủ đầu tư hoặc giảm hiệu quả dự án thi bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại và bị phạt vi phạm theo các điều khoản đã ký trong hợp đồng.

- Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình

Việc thi công xây dựng công trình phải tuân thủ thực hiện theo khối lượng của thiết kế dự toán đã được phê duyệt. Khối lượng thi công xây dựng được tính toán, xác định theo kết quả xác nhận giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu giám sát theo thời gian hoặc giai đoạn thi công và được đối chiếu với khối lượng thiết kế, dự toán được duyệt đểlàm cơ sở nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng. Khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng công trình được duyệt thì chủđầu tư, nhà thầu thi công phải xem xét để xử lý. Đối với các dự án công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước thì chủ đầu tư phải báo cáo người ra quyết định đầu tư để xem xét, quyết định. Khối lượng phát sinh được chủ đầu tư, người quyết định đầu tư chấp thuận, phê duyệt là cơ sở để thanh toán và quyết toán công trình.

- Quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng

Nhà thầu thi công xây dựng phải thiết lập các biện pháp an toàn cho người và phương tiện trên công trường xây dựng. Trường hợp các biện pháp

liên quan đến nhiều bên thì phảỉ được các bên thoả thuận. Các biện pháp an toàn, nội quy về an toàn phải được thể hiện công khai trên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành. Khi phát hiện có vi phạm về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý của mình thì phải đình chỉ thi công xây dựng. Nếu để xảy ra vi phạm vềan toàn lao động thuộc phạm vi quản lý của mình thì người để xảy ra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đối với một số công việc có yêu cầu nghiêm ngặt vềan toàn lao động thì người lao động phải có giấy chứng nhận đào tạo vềan toàn lao động. Nghiêm cấm việc sử dụng lao động chưa qua đào tạo và chưa được hướng dẫn về an toàn lao động. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các trang bị bảo hộlao động, an toàn lao động cho người lao động theo quy định khi sử dụng lao động trên công trường.

Khi có sự cố về an toàn lao động, nhà thầu thi công xây dựng và các bên liên quan có trách nhiệm tổ chức xử lý và báo cáo ngay với các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động theo quy định của pháp luật đồng thời chịu trách nhiệm khắc phục và bồi thường những thiệt hại do nhà thầu không bảo đảm an toàn lao động gây nên.

- Quản lý môi trường xây dựng

Nhà thầu thi công phải triển khai thực hiện các biện pháp bảo đảm về môi trường xây dựng. Có biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải rác thải xây dựng và vật liệu thu gom trong quá trình thi công công trình. Đối với công trình thi công trong đô thị phải thực hiện các biện pháp bao che công trường, thu dọn phế thải tập kết đúng nơi quy định, bố trí thời gian thi công phù hợp để chống ồn đến xung quanh, chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. Trường hợp nhà thầu thi công xây dựng không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường thì chủ đầu tư, các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có quyền đình chỉ thi công xây dựng công trình và yêu cầu nhà thầu phải thực hiện đúng các biện pháp bảo vệmôi trường.

1.1.5.7. Quyết toán khối lượng hoàn thành

Đối với các công việc được thực hiện thông qua hợp đồng xây dựng.Việc thanh toán hợp đồng phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 27 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)