CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.1. Cơ sở lý luận về thực hiện độ hưu trí của Bảo hiểm xã hội
1.1.3. Nội dung thực hiện chế độ hưu trí tại Bảo hiểm xã hội
- Đối tượng tham gia BHXH
Hầu hết mọi người lao động, người sử dụng lao động tham gia BHXH đều là đối tượng của chế độ hưu trí nên theo khoản 1 điều 2 Luật số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 thì người lao động tham gia BHXH là “công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao
động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03
tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ
chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân
phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Đối với người sử dụng lao động, người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động
Mặt khác, đối với BHXH tự nguyện, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật BHXH (2014)
- Tổ chức thu nộp BHXH
Cũng theo Luật BHXH (2014) thì các cơ quan quản lý nhà nước về BHXH bao gồm:
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
4. Bảo hiểm xã hội Việt Nam tham gia, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh, tỉnh Lào Cai trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thực hiện quản lý về thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ bảo hiểm xã hội.
5. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ.
Trong đó, BHXH Việt Nam là cơ quan đứng ra thực hiện quản lý về thu, chi BHXH, trong đó có chi trả chế độ hưu trí và chế độ khác theo quy định của pháp luật.
1.1.3.2. Công tác chi trả chế độ hưu trí tại Bảo hiểm xã hội a/ Công tác cấp sổ, chốt sổ BHXH
Căn cứ vào thực trạng người lao động tại đơn vị, đối với những người lao động mới bước vào thị trường lao động, chủ sử dụng lao động làm thủ tục tại cơ quan BHXH để tiến hành cấp mới sổ BHXH cho người lao động.
Theo Công văn số 3663/BHXH-THU có quy định như sau:
“II. Trình tự giải quyết hồ sơ liên quan đến gộp sổ BHXH tại các Phòng nghiệp vụ hoặc các Bộ phận (dưới đây gọi tắt là Bộ phận) Thu, Cấp sổ thẻ, Chế độ BHXH, Kế hoạch tài chính:
Để hạn chế tối đa việc cấp số sổ trùng cho NLĐ tham gia BHXH, cán bộ xử lý nghiệp vụ phải căn cứ số chứng minh nhân dân (CMND) của NLĐ, rà soát các kho dữ liệu trong quá trình giải quyết hồ sơ.
1. Trình tự giải quyết hồ sơ cấp số sổ BHXH mới:
Bộ phận Thu tiếp nhận hồ sơ tăng mới của đơn vị, căn cứ CMND để vào chương trình SMS thực hiện rà soát tình trạng cấp số sổ cho NLĐ.
– Chỉ cấp số sổ mới nếu không phát hiện được NLĐ có bất kỳ số sổ nào.
– Trường hợp phát hiện NLĐ đã có 1 số sổ hợp lệ (không tính các số sổ tạm, số sổ không đủ 10 ký tự theo quy định …) thì ghi nhận tăng mới BHXH theo số sổ đó.
Nếu phát hiện NLĐ có nhiều số sổ, thì tạm thời lấy số sổ do BHXH Tỉnh Lào Cai cấp sau cùng và kèm theo phiếu yêu cầu gộp sổ P01-ĐV chuyển đơn vị.
– Trường hợp không phát hiện số sổ nào, nhưng trong phần khai báo tăng mới BHXH, đơn vị có ghi số sổ cũ (kể cả số sổ do tỉnh, tỉnh Lào Cai khác cấp), thì dùng số sổ của đơn vị khai báo nhưng phải có sổ photo kèm theo.”
Một số trường hợp đặc biệt, cơ quan BHXH sẽ tiến hành cấp lại sổ BHXH như:
Cấp lại sổ BHXH (bìa và tờ rời) các trường hợp: mất, hỏng; gộp;
thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh.
Cấp lại bìa sổ BHXH các trường họp: sai giới tính, quốc tịch; người đã hưởng BHXH một lần còn thời gian đóng BHTN chưa hưởng.
Cấp lại tờ rời sổ BHXH các trường hợp: mất, hỏng hoặc đã giải quyết chế
độ BHXH có điều chỉnh quá trình đóng BHXH.
b/ Công tác xét duyệt hồ sơ, giải quyết chế độ hưu trí tại BHXH
Công tác xét duyệt hồ sơ, giải quyết chế độ hưu trí tại các cơ quan BHXH được quy định rất rõ ràng, cụ thể và chi tiết tại Quyết định số 166/QĐ-BHXH ban hành ngày 31/01/2019.
Bộ phận Tiếp nhận – trả kết quả của cơ quan BHXH tiến hành hướng dẫn, giải đáp cho đơn vị sử dụng lao động, người lao động, thân nhân người lao động về chế độ, chính sách BHXH và việc kê khai, lập hồ sơ theo quy định. Tiếp đó, nhận hồ sơ do đơn vị sử dụng lao động, UBND cấp xã, người lao động và thân nhân nộp với thành phần hồ sơ cho từng loại chế độ. Tối đa 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan BHXH sẽ trả sổ BHXH cho người lao động hoặc đơn vị sử dụng lao động.
Ngày làm việc đầu tiên hàng tháng, bộ phận chế độ BHXH thực hiện khóa số liệu và kết xuất báo cáo, trình lãnh đạo phê duyệt để lưu trên Hệ thống. Ngày làm việc đầu tiên của tháng 7, tháng 01 hàng năm hoặc theo yêu cầu đột xuất, lập báo cáo chỉ tiêu thống kê của 6 tháng đầu năm và của năm trước hoặc theo kỳ thống kê đột xuất để lưu trên Hệ thống.
c/ Tổ chức chi trả chế độ hưu trí tại BHXH
Bộ phận chế độ BHXH từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng thực hiện
Tiếp nhận Danh sách báo giảm hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, Danh sách chưa nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng do bưu điện huyện chuyển đến; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc khấu trừ tiền lương hưu, BHXH hàng tháng; căn cứ dữ liệu giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng (bao gồm cả điều chỉnh tăng, giảm mức hưởng) trên địa bàn huyện, người hưởng chế độ BHXH từ huyện khác chuyển đến phát sinh trong tháng;
dữ liệu Danh sách chi trả trong tháng; bảng tổng hợp các tổ chi trả trên địa bàn, đối chiếu, xác định số tiền còn phải trả, số phải thu hồi, cập nhật vào Hệ thống.
Tiếp nhận Thông báo, đơn của người hưởng đề nghị chuyển đổi phương thức nhận tiền từ tài khoản cá nhân sang lĩnh bằng tiền mặt hoặc ngược lại, hoặc thay đổi tài khoản cá nhân, hoặc thay đổi địa chỉ nơi nhận chế độ BHXH hàng tháng từ Bộ phận Tiếp nhận - Trả kết quả hoặc cơ quan bưu điện chuyển đến để cập nhật bổ sung vào phần mềm quản lý.
Lập Danh sách đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng chi tiết theo từng loại chế độ chuyển Phòng Chế độ BHXH.
Phòng Chế độ BHXH có trách nhiệm tiếp nhận và căn cứ các danh sách, thông báo do BHXH huyện lập và gửi đến; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc khấu trừ tiền lương hưu, BHXH hàng tháng; căn cứ dữ liệu giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng (bao gồm cả điều chỉnh tăng, giảm mức hưởng) trên địa bàn tỉnh, người hưởng chế độ BHXH từ tỉnh khác chuyển đến phát sinh trong tháng, dữ liệu Danh sách chi trả trong tháng.
Ngày làm việc cuối cùng của tháng, Phòng chế độ BHXH lập và trình lãnh đạo phê duyệt và in các danh sách, báo cáo sau:
Danh sách chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng của tháng sau kèm theo các khoản trợ cấp một lần (nếu có) đối với người hưởng từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng theo các hình thức: Chi trả qua tài khoản cá nhân, chi trả trực tiếp bằng tiền mặt.
Danh sách của người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng chi tiết theo từng loại chế độ trên địa bàn.
Ngay sau khi lập xong Danh sách, Hệ thống tự động gửi đến từng người hưởng mới phát sinh, người chuyển địa bàn hưởng tin nhắn thông báo về thời gian, địa điểm chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng.
d/ Công tác quản lý đối tượng hưu trí và lưu trữ hồ sơ chế độ hưu trí tại BHXH Đối tượng hưu trí có thể rất phức tạp về địa điểm chi trả, điều kiện chi trả (vùng sâu, vùng xa), cũng như thời gian chi trả…, do đó điều quan trọng nhất trong công tác chi trả chế độ hưu trí là phải quản lý được cụ thể, chính xác từng đối tượng theo từng loại chế độ được hưởng và mức độ hưởng, thời gian được hưởng của họ.
Quản lý đối tượng hưu trí là công tác thường xuyên của các cơ quan BHXH, tránh tình trạng đối tượng chi trả chế độ hưu trí không còn tồn tại mà nguồn kinh phí chi trả vẫn được cấp gây ra sự tổn thất cho quỹ BHXH, dẫn đến tình trạng trục lợi BHXH của các đơn vị, cá nhân.
Tại các cơ quan BHXH, việc quản lý đối tượng hưu trí và lưu trữ hồ sơ chế độ hưu trí được giao cho Phòng Chế độ BHXH. Trong đó bộ phận Tiếp nhận – Trả kết quả sẽ
xem xét sự phù hợp của hồ sơ, đồng thời lập danh sách gửi phòng Kế hoạch Tài chính chi trả và lưu danh sách tại Phòng Chế độ BHXH, tạo thuận lợi cho công tác báo cáo và giám sát.
đ/ Quản lý quỹ hưu trí tại BHXH
Quỹ hưu trí nằm trong quỹ BHXH, do vậy việc quản lý quỹ hưu trí cũng tuân thủ theo tất cả các nguyên tắc và nội dung như quản lý quỹ BHXH.
Quỹ BHXH là nội dung quan trọng trong hệ thống BHXH của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam quỹ BHXH được hình thành độc lập với ngân sách nhà nước nó ra đời tồn tại phát triển gắn liền với mục đích bảo đảm ổn định cuộc sống cho người lao động và gia đình họ khi gặp rủi ro làm giảm hoặc mất thu nhập từ lao động mà không nhằm mục đích kinh doanh kiếm lời. Quỹ BHXH là tập hợp những đóng góp bằng tiền của các bên tham gia BHXH và các nguồn thu hợp pháp khác, hình thành một quỹ tiền tệ tập trung, được sử dụng để chi trả cho những người được BHXH và gia đình họ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm, mất khả năng lao động, mất việc làm hoặc bị chết. Quỹ BHXH được Nhà nước bảo hộ không bị phá sản, Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan nhà nước duy nhất được giao quản lý, bảo toàn, tăng trưởng quỹ BHXH để đủ khả năng chi trả các chế độ BHXH cho người lao động và thân nhân của họ góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Về nội dung quản lý quỹ BHXH bao gồm: Quản lý thu BHXH và quản lý chi quỹ BHXH. Quản lý thu BHXH là quản lý các nguồn hình thành quỹ BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH. Quản lý chi quỹ BHXH là quản lý các nguồn chi từ quỹ theo quy định của pháp luật về BHXH để chi trả các chế độ BHXH cho người lao động là chủ yếu (khoản chi này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản chi từ quỹ BHXH).
Ngoài ra, theo quy định của pháp luật về BHXH quỹ BHXH còn được sử dụng để đóng BHYT cho người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, chi phí quản lý, chi đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy định, chi phí phục vụ công tác thu, chi trả các chế độ BHXH …
Công cụ quản lý vĩ mô quỹ BHXH chủ yếu và quan trọng nhất là hệ thống chính sách, pháp luật về BHXH và pháp luật khác có liên quan được ban hành đầy đủ và thống
nhất thực hiện trong toàn quốc.Tiếp đến là công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch, các nhiệm vụ, mục tiêu ngắn hạn và dài hạn về thu, chi quỹ BHXH, đầu tư tăng trưởng quỹ, cụ thể là nhiệm vụ phát triển đối tượng tham gia BHXH và thu các khoản đóng góp vào quỹ BHXH, công tác giải quyết và chi trả các chế độ BHXH cho người lao động và thân nhân của họ giúp người lao động và gia đình họ khắc phục rủi ro, ổn định đời sống bảo đảm sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội bền vững đó là mục đích tối thượng của quỹ BHXH.