Các biện pháp và chính sách để tăng cường đầu tư vào hạ tầng, nâng cao năng lực sản xuất và năng suất lao động.lực sản xuất và năng suất lao động

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN ĐỀ TÀI KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY (Trang 22 - 30)

B. Các giải pháp góp phần đẩy nhanh CNH- HĐH ở Việt Nam

1. Các biện pháp và chính sách để tăng cường đầu tư vào hạ tầng, nâng cao năng lực sản xuất và năng suất lao động.lực sản xuất và năng suất lao động

Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiệm vụ phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội là: cải tạo, nâng cấp, mở rộng mạng lưới giao thông vận tải, đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường ống, cảng biển. Bảo đảm giao thông suốt bốn mùa trên các tuyến đường, hợp tác với nước ngòai để phát triển hàng không dân dụng trong nước, hiện đại hóa và nâng cao năng lực bưu chính viễn thông, đảm bảo thông tin liên lạc, coi trọng xây dựng kết cấu hạ tầng văn hóa, trước hết là cơ sở vật chất cho nghiên cứu khoa học, giáo dục, y tế, văn hóa.

Có thể nói Nhà nước rất quan tâm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở hạ tầng góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Nhiều công trình có quy mô lớn như đường dây tải điện 500kv Bắc Nam, cầu Thăng Long, nâng cấp đường sắt, rút ngắn thời gian chạy tàu Bắc-Nam, xây dựng hệ thống sân bay đã được triển khai.

● Theo chúng tôi, trong thời gian tới chính sách và giải pháp quản lý vốn đầu tư cơ sở hạ tầng phải tập trung vào các lĩnh vực sau:

● Về huy động vốn trong nước: cần phải kích thích tăng trưởng kinh tế, nhằm khai thác nguồn lực trong nước, đồng thời thực hiện tiết kiệm và đầu tư. Cần sửa đổi bổ sung các cơ chế chính sách về tài chính để vừa khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng giao thông tăng nguồn thu ngân sách nhà nước, cần hòan chỉnh lại các sắc thuế để vừa thúc đẩy sản xuất phát triển vừa tạo nguồn thu đúng, thu đủ cho nhà nước, đặc biệt là sắc thuế đối với các trường hợp buôn bán bất động sản.

● Cần tuyên truyền vận động việc thu lệ phí. Đây cũng là biện pháp quan trọng để tăng thu cho ngân sách vì nó còn có ý nghĩa ai sử dụng các tiện ích công cộng, các hàng hóa công cộng phải đóng góp bằng việc mua lệ phí.

● Cần nghiên cứu, sửa đổi luật đầu tư trong nước để thu hút vốn, khuyến khích mọi người bỏ vốn đầu tư theo từng hạn mục công trình đầu tư lớn lợi nhuận nhiệu, đầu tư nhỏ lợi nhuân ít.

Cải tiến chính sách lãi suất làm sao cho người gửi tiết kiệm phải đạt lãi suất dương.

Nhà nước cần phát hành công trái để xây dựng đường giao thông hoặc xây dựng cầu cống..ở nước ta phát hành công trái để chi cho xây dựng cơ sở hạ tầng là giải pháp thích

hợp. Cần có nhiều lọai công trái để nhân dân lựa chọn và lải suất công trái phải luôn cao hơn lãi suất tiết kiệm

● Cần có cơ chế cụ thể trong việc thực hiện phương thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để huy động vốn nhân dân, các tổ chức kinh tế, các doanh nghịệp, cơ quan để xây dựng đường giao thông liên huyện, liên tỉnh, xây dựng trường mẫu giáo…cần tăng cường hệ thống ngân sách cấp xã để có điều kiện thực hiện nghĩa vụ xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn.

● Về huy động nguồn vốn nước ngòai. “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng muốn xây dựng cơ sở hạ tầng tốt cần phải có nguồn vốn từ Chính phủ, khối tư nhân, doanh nghiệp, cộng đồng quốc tế và các định chế tài chính. Nếu chỉ trông chờ vào nguồn lực của một chính phủ, quốc gia trong điều kiện kinh tế còn thấp thì rất khó có điều kiện phát triển hạ tầng”. Theo sự chỉ đạo của Thủ tướng cho nên:

● Cần đẩy mạnh họat động xuất nhập khẩu, phát triển đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu, xây dựng mặt hàng xuất khẩu chủ lực, mở rộng thị trường tiêu thụ

● Đa dạng hóa các hình thức đầu tư trực tiếp đặc biệt là áp dụng hình thức xây dựng khai thác chuyển giao (BOT). một hình thức rất thích hợp với việc xây dựng cơ sở hạ tầng

● Sử dụng tất cả khỏan viện trợ ODA và các khỏan vay nợ của quỹ tiền tệ quốc tế, ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)

Có 3 yếu tố ảnh hưởng đến hoạch định năng lực sản xuất là nguồn nhân lực (tức con người), cơ sở vật chất và quá trình quản lý, tổ chức sản xuất.

Con người

Con người được đánh giá dựa vào 2 tiêu chí là số lượng và chất lượng. Nhân lực đóng vai trò quyết định đến kế hoạch năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Theo đó, các đơn vị sản xuất cần phải có số lượng công nhân viên vừa đủ với cơ cấu hợp lý và có thể đáp ứng tốt các yêu cầu công việc.

Dưới đây là các giải pháp giúp nâng cao kế hoạch năng lực sản xuất.

Đào tạo nguồn nhân lực

Các tổ chức, doanh nghiệp cần phải chú trọng đào tạo nguồn nhân lực để nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực sản xuất. Tùy thuộc vào vai trò của nguồn nhân lực là cán bộ quản lý hay công nhân trực tiếp sản xuất sẽ có phương án đào tạo thích hợp.

Đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị và công nghệ

Công nghệ, thiết bị và máy móc hiện nay có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp nên chú trọng đầu tư đổi mới các loại máy móc thiết bị trong nhà máy và ứng dụng công nghệ tiên tiến hiện đại để nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm.

Ứng dụng công nghệ thông tin

Các đơn vị sản xuất cần tích cực triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Bao gồm xây dựng phần cứng (kỹ thuật) và hoàn thiện phần mềm (nội dung của website) nhằm đảm bảo thông tin cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác.

Doanh nghiệp cũng cần phải thường xuyên tìm hiểu nhu cầu của thị trường, khách hàng thông qua internet để kịp thời đề ra các chính sách và cải tiến phù hợp.

Phát triển hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm Bao gồm:

● Hoàn thiện hệ thống đo lường chất lượng sản phẩm.

● Phát triển các phương pháp, hệ thống kiểm tra các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm từ khâu nguyên vật liệu đến sản xuất và cung cấp thành phẩm đến người tiêu dùng.

● Để hòa nhịp với xu hướng thay đổi của kinh tế thế giới, để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, cùng toàn bộ hệ thống chính trị cần thấm nhuần nhận thức về tầm quan trọng của việc nâng cao NSLĐ.

Phải coi nâng cao NSLĐ là giải pháp quan trọng hàng đầu đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững trong một thế giới đầy bất trắc, khó lường, trật tự kinh tế thế giới lỏng lẻo.

● Trước thực trạng NSLĐ nước ta còn thấp, để từng bước rút ngắn khoảng cách về mức NSLĐ với các nước trong khu vực và trên thế giới, thiết nghĩ, Chính phủ, các bộ, ngành và cộng đồng doanh nghiệp cần triển khai một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm sau:

- Đối với Chính phủ

● (1) Khẩn trương xây dựng và triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về nâng cao năng suất lao động Việt Nam. Định kỳ đánh giá, bổ sung, cập nhật Chiến lược này phù hợp với những thay đổi mau lẹ của kinh tế thế giới. Chủ động dự báo các biến cố, xu hướng thay đổi của kinh tế thế giới; nhận diện, đánh giá tác động của những cơ hội và thách thức đến từ các thay đổi này đối với kinh tế nước ta.

● Không ai khác, mà chính là Chính phủ phải xác định được các yếu tố ngoại sinh tạo ra sự đổi mới để từ đó chủ động đưa ra các giải pháp tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức giữ vững ổn định vĩ mô, nâng cao NSLĐ, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững.

● (2) Cạnh tranh lành mạnh trên tất cả các thị trường là nền tảng quan trọng để nâng cao NSLĐ. Vì vậy, Chính phủ cần thực hiện cải cách và hoàn thiện thể chế nhanh hơn, hiệu quả hơn để khơi thông và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước.

● Đặc biệt, Chính phủ cần hoàn thiện đồng bộ môi trường pháp lý để tất cả các loại thị trường đều phát triển và cạnh tranh lành mạnh. Trong đó, đặc biệt quan tâm tới xây dựng và hoàn thiện thể chế thị trường hàng hoá; thị trường nhân tố và thể chế quản trị doanh nghiệp. Xóa bỏ mọi độc quyền dưới bất kỳ hình thức nào diễn ra trên thị trường hàng hoá và thị trường nhân tố.

● (3) Thương mại quốc tế là động lực thúc đẩy các nền kinh tế đổi mới sáng tạo, áp dụng công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh, chiếm lĩnh và mở rộng thị phần thế giới.

● Vì vậy, Chính phủ cần rà soát, bổ sung, hoàn thiện và thực hiện hiệu quả Chiến lược tăng trưởng hướng tới xuất khẩu nhằm tận dụng tối đa lợi ích từ các hiệp định FTA, phù hợp với xu hướng thay đổi của toàn cầu hóa và chuỗi cung ứng toàn cầu đặt trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải nhà kính, phát triển một hành tinh xanh.

● (4) Trong bối cảnh hiện nay, cạnh tranh là động lực chủ yếu cho đổi mới, sáng tạo và ứng dụng công nghệ thúc đẩy tăng trưởng không chỉ với các nền kinh tế đã đạt ngưỡng công nghệ mà đặc biệt cần thiết với các nền kinh tế đang phát triển còn xa ngưỡng công nghệ. Chính phủ cần đổi mới cơ chế giao nghiên cứu, quản lý, đánh giá các hoạt động R&D, đảm bảo mức kinh phí 2% GDP hằng năm.

● Xây dựng môi trường thuận lợi cùng với các chính sách ưu đãi, đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện giải pháp đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ mới, như giảm thuế thu nhập đối với doanh nghiệp có hoạt động R&D, hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp đầu tư vào đổi mới công nghệ.

● (5) Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế phù hợp với xu hướng thay đổi của kinh tế thế giới. Cơ cấu lại từng ngành theo hướng phát huy lợi thế so sánh và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tập trung nội lực, thúc đẩy động lực phát triển những sản phẩm có lợi thế so sánh, sức cạnh tranh và giá trị gia tăng cao. Cơ cấu lại lĩnh vực đầu tư công, ngân sách nhà nước, hệ thống các tổ chức tín dụng.

● (6) Xây dựng Chiến lược quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ, ưu tiên phát triển doanh nghiệp công nghệ số, doanh nghiệp công nghệ cao, thiết kế, sáng tạo;

Chiến lược thu hút vốn đầu tư nước ngoài hướng tới hỗ trợ nâng cao NSLĐ quốc gia; chiến lược khuyến khích, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp tư nhân vươn ra thị trường khu vực và thế giới.

● (7) Chính phủ cần hoàn thiện thể chế, chính sách đồng bộ, thống nhất nhằm tạo dựng và nâng cao hiệu quả vận hành thị trường lao động linh hoạt, hội nhập và bền vững đáp ứng nhu cầu lao động của doanh nghiệp, xu hướng chuyển đổi chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực, đảm bảo khả năng cung ứng lao động cho chuyển dịch đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

● Xây dựng và thực thi chính sách thị trường lao động tích cực, chủ động thực hiện phương châm đào tạo, đào tạo lại, đào tạo thích ứng cho lực lượng lao động đang làm việc. Đồng thời thực hiện phương châm học suốt đời, học linh hoạt nhằm nâng cao trình độ và kỹ năng của người lao động đáp ứng đòi hỏi về nâng cao và bồi đắp kỹ năng lao động.

● (8) Nâng cao NSLĐ phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, năng lực, kỹ năng và chuyên môn của người lao động. Vì vậy, giáo dục cho người dân, mở rộng độ bao phủ, phổ cập giáo dục và nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, trong đó có định hướng ưu tiên đào tạo các tài năng cá biệt và các kỹ năng mới nổi phải là quốc sách hàng đầu đối với Việt Nam trong giai đoạn phát triển.

● (9) Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội khẩn trương nghiên cứu xu hướng chuyển đổi nhu cầu lao động của thế giới và khu vực; xác định ngành, lĩnh vực ưu tiên phát triển trong những năm tới của toàn nền kinh tế, từng vùng, miền và địa phương; đào tạo nâng cao trình độ và kỹ năng của lực lượng lao động.

● Đồng thời, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cần nghiên cứu triển khai việc cấp bằng hoặc giấy chứng nhận hành nghề một cách thực chất theo tiêu chuẩn quốc tế, đúng với năng lực chuyên môn và kỹ năng của người lao động. Giải pháp này nâng cao trình độ, góp phần nâng cao tính cạnh tranh của lực lượng lao động trong nền kinh tế.

- Đối với doanh nghiệp

● (1) Doanh nghiệp cần xây dựng và thực thi chiến lược nâng cao NSLĐ dựa vào tri thức và công nghệ; tập trung đầu tư nâng cao năng lực công nghệ và đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất, quản trị doanh nghiệp.

● (2) Đổi mới quy trình sản xuất; sắp xếp lại quy mô doanh nghiệp phù hợp với từng ngành, từng vùng kinh tế; phát triển công nghiệp hỗ trợ, đẩy mạnh liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, đồng thời tiếp nhận chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản trị, quản lý.

● (3) Doanh nghiệp cần đánh giá cụ thể từng công đoạn của quy trình sản xuất, cơ cấu lại bức tranh lao động của doanh nghiệp; phát triển quy trình sản xuất tự động, đầu tư sử dụng robot công nghiệp và trí tuệ nhân tạo nâng cao năng suất, hạ giá thành và nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm.

● (4) Kinh tế thế giới có nhiều biến động, với nhiều thách thức, doanh nghiệp cần phát huy mọi khả năng vượt qua thách thức, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, đưa trí tuệ nhân tạo vào vận hành, tái cấu trúc doanh nghiệp, xây dựng lại quy trình quản trị. Doanh nghiệp cần phát triển chiến lược chuyển đổi số cụ thể, rõ ràng và chi tiết.

● Theo đó, cần xác định mục tiêu, kế hoạch hành động và các bước cụ thể để triển khai công nghệ số. Doanh nghiệp cần chủ động chuẩn bị một sự thay đổi liên tục để cập nhật các xu hướng công nghệ hiện đại sắp tới.

● Nâng cao NSLĐ đang là thách thức đối với kinh tế nước ta. Hiện nay, chúng ta có nhiều tiềm năng, dư địa và cơ hội để nâng cao NSLĐ. Chính phủ cần đặc biệt quan tâm, xây dựng và khẩn trương triển khai hiệu quả các giải pháp nâng cao NSLĐ trong thời gian tới đưa nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững, xã hội ổn định, đất nước phồn vinh.

2.Các giải pháp nhằm thúc đẩy nghiên cứu và phát triển công nghệ, đào tạo nhân lực chất lượng cao, và cải thiện quản lý sản xuất và quy trình làm việc.

- Để thúc đẩy nghiên cứu và phát triển công nghệ đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Khoa học và Công nghệ cùng các bộ, ngành và địa phương tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ và giải pháp sau:

- Đẩy mạnh hơn nữa việc thể chế hóa đường lối của Đảng trong xây dựng, hoàn thiện thể chế, nhất là đối với các ngành, lĩnh vực mới nổi, thúc đẩy nghiên cứu, đổi mới công nghệ góp phần giải quyết các vấn đề về môi trường, chống biến đổi khí hậu, khuyến khích chuyển đổi số và phát triển xanh.

- Thúc đẩy phát triển nguồn cung và cầu của thị trường khoa học và công nghệ, nâng cao năng lực hấp thụ, làm chủ và đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, đẩy mạnh hợp tác giữa doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học và kết nối cung cầu giữa bên mua và bên bán để phục vụ thương mại hoá sản phẩm.

- Đầu tư phát triển các sàn giao dịch công nghệ quốc gia tại một số thành phố lớn và khu vực kinh tế trọng điểm, kết nối liên thông với hệ thống các trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ của các tỉnh, thành phố, kết nối với các sàn giao dịch công nghệ khu vực và thế giới.

- Tập trung xây dựng và triển khai thí điểm chính sách tạo động lực thương mại hoá, đưa nhanh kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ được tạo ra từ nguồn ngân sách nhà nước,

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN ĐỀ TÀI KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY (Trang 22 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w