Quản lý vấn đề phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển của Việt Nam theo cam kết của công ước

Một phần của tài liệu Đề tài thực trạng Áp dụng công Ước marpol 7378 trong quản lý môi trường biển Đối với hoạt Động vận chuyển hàng hóa bằng Đường biển của việt nam (Trang 21 - 27)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG VÀ THỰC THI CÔNG ƯỚC MARPOL 73/78 TRONG HOẠT ĐỘNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA VIỆT NAM

2.3. Thực trạng về công tác quản lý của Nhà nước, doanh nghiệp và hoạt động vận chuyển hàng hóa trên biển của Việt Nam khi tham gia công ước MARPOL 73/78

2.3.2. Quản lý vấn đề phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển của Việt Nam theo cam kết của công ước

* Quản lý của nhà nước

Tiến hành xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý môi trường biển giữa các cấp từ Trung ương đến địa phương có tính liên kết chặt chẽ

Cụ thể, chú trọng đến sự phối hợp của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Giao thông vận tải với các sở ban liên ngành ở các tỉnh/thành phố trực thuộc TW để tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động vận chuyển hàng hóa trên biển nhằm kịp thời đưa ra các biện pháp điều chỉnh phù hợp. Gần đây nhất, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang phối hợp với các bộ, ngành liên quan và 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung

nhìn đến năm 2050 hướng đến mục tiêu ngăn ngừa, kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm môi trường biển, bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ tốt các hệ sinh thái biển

Nhà nước tích cực đưa ra, sửa đổi và bổ sung các hệ thống văn bản pháp lý, các quy chuẩn, quy định trong việc ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển nhằm thực hiện công ước MARPOL 73/78

- Thông tư số 14/2024/TT-BGTVT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 26:2024/BGTVT về hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu: Quy chuẩn quy định cụ thể việc kiểm tra, kết cấu và trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm lắp đặt trên các tàu biển Việt Nam. Một trong những điểm nổi bật của QCVN 26:2024/BGTVT so với Thông tư số 09/2019 là quy định cụ thể liên quan đến thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm không khí từ tàu nhằm giảm lượng phát thải carbon, do đó quy định trong phụ lục VI cũng đã được cụ thể hóa hơn trước.

- Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015: Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015 đã khẳng định bảo vệ, tái tạo, phát triển bền vững môi trường biển gắn với bảo đảm kinh tế là một nguyên tắc quan trọng và được thể hiện trong 6 điều về BVMT biển của Luật này. Bộ luật Hàng hải đã có nhiều quy định cụ thể hóa các điều khoản của Công ước MARPOL 73/78 về giấy chứng nhận phòng ngừa ô nhiễm;

việc kiểm tra, kiểm soát và cấm vào cảng các tàu không đủ điều kiện phòng ngừa ô nhiễm; nghĩa vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc về ô nhiễm môi trường từ các tàu dầu (Điều 300).

- Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13: Đây là văn bản luật cơ bản, quy định chi tiết các nguyên tắc, biện pháp bảo vệ môi trường biển, từ việc quản lý chất thải, kiểm soát và xử lý ô nhiễm dầu đến các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển. Những quy định đó cho thấy việc Việt Nam đang cố gắng thực hiện tốt những quy định được nêu ra trong các phụ lục của công ước MARPOL 73/78, đặc biệt là phụ lục I về ngăn ngừa tràn dầu trên biển - Quyết định số 795/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện các Phụ lục III,

IV, V, VI của Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra (Công ước MARPOL): Mục đích của quyết định trên nhằm thực hiện đầy đủ, toàn diện các quy định của các Phụ lục III, IV, V và VI của Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra (Công ước MARPOL) mà Việt Nam là thành viên nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của quốc gia ven biển, quốc gia có cảng, quốc gia có tàu mang cờ quốc tịch; phát triển và nâng cao năng lực của đội ngũ hàng hải;

đồng thời tăng cường công tác phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động hàng hải. Quyết định trên cũng đề cập đến những nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới, điển hình như:

+ Rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường do tàu gây ra và quản lý chất thải phát sinh từ tàu trong hoạt động hàng hải, hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí ngoài khơi,công tác điều tra, phát hiện vi phạm, tai nạn hàng hải để triển khai đầy đủ, toàn diện các văn bản quy phạm pháp luật, quy định của các Phụ lục III, IV, V và VI của Công ước MARPOL.

Thời gian thực hiện: Từ năm 2016 đến năm 2020.

+ Tổ chức thực hiện việc kiểm tra, đánh giá và cấp giấy chứng nhận cho tàu theo yêu cầu của Phụ lục IV, VI của Công ước MARPOL

+ Nghiên cứu cơ chế, chính sách đầu tư xây dựng, nâng cấp các hệ thống tiếp nhận chất thải tại các cảng biển theo quy định của Phụ lục IV, V và VI của Công ước MARPOL. Thời gian thực hiện: Từ năm 2016 đến năm 2030.

Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát các vấn đề liên quan đến môi trường biển hiện nay

- Các bộ ban ngành TW và địa phương luôn bám sát vào các quy định, kế hoạch của Chính phủ tiến hành nghĩa vụ ngăn ngừa và khắc phục ô nhiễm môi trường biển. Cụ thể, Trong những năm gần đây, Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông Vận tải phối kết hợp với Cục hàng hải Việt Nam, chính quyền các tỉnh/thành phố nhằm thực hiện nhiều công tác có hiệu quả, mục tiêu hướng đến tầm nhìn dài hạn, bao gồm:

+ Thực hiện định kỳ công tác điều tra, thống kê, phân loại, quan trắc và đánh giá các loại hình ô nhiễm, tình trạng ô nhiễm, nguồn gây ô nhiễm môi trường biển.

Đồng thời, đẩy mạnh công tác điều tra, đánh giá sức chịu tải môi trường, xác định cấp độ rủi ro ô nhiễm môi trường biển cho phát triển kinh tế biển; phân vùng rủi ro và lập bản đồ phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển. Mục tiêu đến 2025 sẽ hoàn thành lập bản đồ phân vùng rủi ro ô nhiễm và đánh giá sức chịu tải môi trường tại một số vùng rủi ro ô nhiễm cao ở vùng biển ven bờ.

+ Ngoài ra, hành lang pháp lý được tạo ra nhằm giúp các Cảng vụ hàng hải ở nhiều địa phương dễ dàng tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường tại khu vực vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam, bao gồm: quản lý các phương tiện thuỷ, tàu biển ra vào cảng biển, luồng hàng hải, công tác kiểm soát chất thải phát sinh từ hoạt động tàu biển. Vậy nên, việc thực hiện các quy định của Công ước MARPOL và các công ước có liên quan đối với các tàu biển nước ngoài đến cảng, các tàu Việt Nam chạy tuyến quốc tế luôn được bảo đảm đúng quy định. Theo thống kê, hàng năm, các Sỹ quan tiến hành kiểm tra tàu biển đã thực hiện được khoảng 2.000 lượt kiểm tra tàu biển nước ngoài, khoảng 1.800 lượt kiểm tra tàu biển Việt Nam và khoảng 700 lượt phương tiện thuỷ nội địa.

+ Việc đánh giá kiểm soát các chỉ số ô nhiễm môi trường biển cũng được tính toán một cách khoa học. Chính phủ đã ban hành thông tư 27/2016/TT-BTNMT ngày 29/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết bộ chỉ số và việc đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.

- Dưới đây là một số kết quả của công tác thanh tra, kiểm tra liên quan đến ô nhiễm môi trường biển: số cảng, bến cảng có chứng chỉ ISO 14000 là 37 trên tổng số 152 đơn vị được khảo sát; Có quyết định phê duyệt đánh giá tác động môi trường là 127/152; Có giấy phép xả thải là 69/152; Có giấy phép xử lý chất thải nguy hại là 32/152;

Có kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu là 110/152; Có quan trắc môi trường định kỳ là 122/152.

Tuy có những điểm tích cực đáng ghi nhận, vẫn tồn tại một vài hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới. Hiện nay, cơ chế kiểm tra, giám sát trong quá trình nhận chìm vật, chất ở biển chưa được phân định rõ ràng do chủ dự án thực hiện và chịu trách nhiệm, hay do các cơ quan quản lý nhà nước giám sát độc lập. Việc giám sát hành trình và khối

Thực hiện các dự án ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển

Để giảm thiểu tình trạng xả thải trái phép ra biển và nhằm cải thiện công tác xử lý chất thải đã thực hiện Dự án thí điểm “Quản lý chất thải từ tàu tại các cảng biển Việt Nam” tại cảng Tân Cảng Cát Lái (Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn). Trong quá trình triển khai tại cảng Cát Lái, dự án đã đưa ra một số khuyến nghị dựa trên cơ sở đánh giá hiện trạng tại cảng, rà soát văn bản pháp lý, thảo luận về các thông lệ tốt nhất đang áp dụng tại các cảng Châu Âu. Dự án đã thiết kế xây dựng và triển khai thí điểm hệ thống khai báo chất thải trực tuyến, đề xuất xây dựng hệ thống thu phí bù chi mang tính khuyến khích hơn và chuẩn hóa các thủ tục kiểm soát.

* Quản lý của doanh nghiệp

Nhiều doanh nghiệp tuân thủ và thực hiện đúng các quy định, chính sách của pháp luật

Cụ thể, hầu hết các doanh nghiệp đều đáp ứng đầy đủ yêu cầu của Cục Hàng hải Việt Nam về các loại giấy chứng nhận bao gồm: Giấy chứng nhận quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm dầu; Giấy chứng nhận xử lý vệ sinh tàu thuyền; Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp cũng tuân thủ việc kiểm tra liên quan đến chất thải, quan trắc môi trường định kỳ và triển khai các biện pháp ứng phó sự cố tràn dầu/sự cố môi trường

Nhiều doanh nghiệp thực hiện các hành động, dự án bảo vệ môi trường biển Điển hình, HTX dịch vụ thu gom rác thải và vệ sinh tàu biển Dung Quất, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi đã ký hợp đồng với Cảng vụ hàng hải Quảng Ngãi. Thông qua cảng vụ, HTX biết được có bao nhiêu tàu cá về neo đậu xung quanh cảng, Ban giám đốc HTX sẽ ký hợp đồng với các tàu neo đậu tại đây để làm dịch vụ thu gom rác thải và vệ sinh tàu. các nhóm leo lên các tàu thu gom các loại rác thải sinh hoạt của thuỷ thủ và các loại nhớt xả, dầu bẩn... Khi có yêu cầu, HTX còn làm thêm dịch vụ cạo, chống gỉ vỏ tàu và sơn lại tàu.

Hay như Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã phối hợp với nhau cùng tổ chức Lễ phát động bảo vệ môi trường biển và hải đảo Việt Nam năm 2022 và tổ chức các hoạt động an sinh xã hội.

Doanh nghiệp sử dụng công nghệ kỹ thuật

Ở Việt Nam, mặc dù công nghệ được áp dụng trong việc ngăn ngừa môi trường chưa thực sự phát triển như các cường quốc kinh tế, tuy nhiên nhiều công ty cũng đã có những nỗ lực nhất định trong việc sử dụng công nghệ để bảo vệ môi trường. Bên cạnh những công ty sản xuất vật liệu thân thiện môi trường, còn có những công ty đã và đang thực hiện các loại công nghệ nhằm giảm thiểu lượng phát thải ra môi trường biển hay xử lí chất thải hiệu quả hơn. Điển hình là công ty Vietsovpetro- tiến hành thu gom khí đồng hành từ các mỏ dầu khí về bờ để cung cấp cho cụm công nghiệp khí - điện - đạm với hiệu suất thu gom lên đến 95%; thu hồi khí Hydrocarbon trên tàu chứa dầu, xây dựng hệ thống điện tập trung cho mỏ Bạch Hổ, mỏ Rồng để cung cấp cho các công trình biển chạy bằng tuabin khí,… Qua đó giảm thiểu sử dụng nhiên liệu diesel, góp phần giảm phát thải vào môi trường biển.

Tồn động những doanh nghiệp xả thải trái phép chất thải ra biển

Tại Việt Nam, các tàu của các doanh nghiệp có thể chuyển chất thải đến các cơ sở tiếp nhận ở một số cảng. Tuy nhiên, nhiều cảng đang phải đối mặt với một số thách thức nhằm cung cấp các dịch vụ thu gom rác thải từ tàu một cách hiệu quả. Nhiều cảng biển Việt Nam chưa được trang bị các phương tiện, hệ thống tiếp nhận và xử lý chất thải tàu biển, hầu hết các doanh nghiệp cảng biển đều ký kết hợp đồng với một đơn vị thu gom và xử lý chất thải bên ngoài, mặc dù chính phủ đã xây dựng các quy định khuyến khích đầu tư, xây dựng các cơ sở tiếp nhận chất thải tại cảng (ví dụ: Thông tư 41/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, Luật Bảo vệ môi trường 2020). Nếu không thể chuyển chất thải lên các cơ sở tiếp nhận của cảng hoặc các hệ thống thu gom khác, các tàu ghé cảng Việt Nam sẽ đổ trái phép chất thải ra biển.

2.4. Thuận lợi và khó khăn của Nhà nước cùng các doanh nghiệp trong việc quản lý hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển áp dụng và thực thi công ước MARPOL tại Việt Nam

* Thuận lợi

Trong quá trình thực hiện và áp dụng công ước, Việt Nam có một số thuận lợi cơ bản.

Thứ nhất, Việt Nam đã xây dựng được một khung pháp lý cơ bản để thực thi Công ước MARPOL, nhờ vào việc tham gia công ước từ lâu. Nhiều quy định của MARPOL đã được tích hợp vào Bộ luật Hàng hải và các văn bản pháp luật liên quan. Điều này tạo nền tảng vững chắc cho việc triển khai và thực thi các yêu cầu mới của công ước, giúp quá trình cập nhật và tuân thủ diễn ra suôn sẻ hơn.

Thứ hai, quá trình hiện đại hóa hệ thống cảng biển của Việt Nam đang tạo ra cơ hội thuận lợi để tích hợp các yêu cầu của MARPOL ngay từ giai đoạn thiết kế và xây dựng. Các cảng mới như Lạch Huyện, Cái Mép - Thị Vải được phát triển với các tiêu chuẩn môi trường cao, phù hợp với yêu cầu của MARPOL. Việc này không chỉ giúp giảm chi phí và khó khăn trong việc cải tạo sau này mà còn đảm bảo cơ sở hạ tầng cảng biển của Việt Nam sẵn sàng đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về bảo vệ môi trường.

Thứ ba, Việt Nam nhận được sự hỗ trợ đáng kể từ cộng đồng quốc tế trong quá trình thực thi MARPOL. Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) và các quốc gia phát triển đã và đang cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, tổ chức các chương trình đào tạo và hội thảo quốc tế về thực thi công ước. Điều này tạo cơ hội cho Việt Nam học hỏi kinh nghiệm, tiếp cận công nghệ mới và nâng cao năng lực thực thi từ các nước đi trước trong lĩnh vực này.

Thứ tư, xu hướng phát triển bền vững của ngành hàng hải toàn cầu đang tạo ra áp lực tích cực lên thị trường Việt Nam. Các hãng tàu lớn trên thế giới đang chuyển hướng sang sử dụng công nghệ xanh, buộc các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam phải đầu tư vào công nghệ thân thiện môi trường để duy trì khả năng cạnh tranh. Điều này thúc đẩy quá trình chuyển đổi và tuân thủ MARPOL diễn ra nhanh chóng hơn trong ngành hàng hải Việt Nam.

Cuối cùng, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ xử lý ô nhiễm đang tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi MARPOL tại Việt Nam. Công nghệ xử lý khí thải, nước thải, và chất thải rắn từ tàu ngày càng trở nên tiên tiến và phổ biến hơn. Đồng thời, giá thành của các công nghệ này đang có xu hướng giảm, giúp các doanh nghiệp vận tải

biển Việt Nam dễ dàng tiếp cận và áp dụng rộng rãi hơn, từ đó nâng cao khả năng tuân thủ các quy định của MARPOL.

* Khó khăn

Một trong những khó khăn lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt trong việc thực thi MARPOL là vấn đề chi phí đầu tư. Việc nâng cấp đội tàu để đáp ứng các tiêu chuẩn mới về khí thải, đặc biệt là yêu cầu của Phụ lục VI của MARPOL, đòi hỏi khoản đầu tư rất lớn. Nhiều doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, gặp khó khăn trong việc huy động vốn để trang bị các hệ thống xử lý khí thải, nước dằn tàu, và các thiết bị bảo vệ môi trường khác. Điều này có thể dẫn đến tình trạng một số tàu không đáp ứng được tiêu chuẩn, phải ngừng hoạt động hoặc chỉ hoạt động trong phạm vi hạn chế.

Bên cạnh đó, thách thức kỹ thuật cũng là một rào cản đáng kể trong quá trình thực thi MARPOL tại Việt Nam. Nhiều công nghệ mới yêu cầu bởi MARPOL, như hệ thống xử lý khí thải SOx và NOx, hay hệ thống xử lý nước dằn tàu, còn khá mới mẻ đối với ngành hàng hải Việt Nam. Thiếu hụt nhân lực kỹ thuật có chuyên môn cao để vận hành và bảo trì các hệ thống này là một vấn đề nghiêm trọng. Việc đào tạo đội ngũ kỹ sư và thuyền viên để nắm vững các công nghệ mới đòi hỏi thời gian và nguồn lực đáng kể, trong khi áp lực tuân thủ các quy định mới của MARPOL ngày càng tăng.

Tiếp theo, việc thực thi và giám sát tuân thủ MARPOL trên một vùng biển rộng lớn như Việt Nam là một thách thức không nhỏ. Cơ quan chức năng gặp khó khăn trong việc kiểm tra và giám sát hiệu quả việc tuân thủ các quy định của MARPOL, đặc biệt là ở các vùng biển xa bờ. Thiếu trang thiết bị hiện đại để kiểm tra nhanh việc tuân thủ MARPOL trên biển, cũng như sự phối hợp chưa đồng bộ giữa các cơ quan chức năng như Cảng vụ, Cảnh sát biển, và Hải quan trong công tác giám sát, là những rào cản lớn.

Hơn nữa, việc thiết lập một cơ chế xử phạt hiệu quả đối với các vi phạm MARPOL cũng gặp nhiều khó khăn trong thực tế.

Quá trình hài hòa hóa pháp luật quốc gia với các yêu cầu của MARPOL cũng là một thách thức phức tạp và tốn thời gian. Việc sửa đổi Bộ luật Hàng hải và các văn bản dưới luật để phù hợp với MARPOL đòi hỏi một quá trình lập pháp kỹ lưỡng. Đồng thời, việc xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng với yêu cầu của MARPOL cũng gặp nhiều khó khăn do thiếu chuyên gia trong lĩnh vực này. Hơn nữa, đảm bảo tính nhất quán giữa các văn bản pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường biển là một thách thức lớn, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa nhiều bộ ngành khác nhau.

Cuối cùng, áp lực cạnh tranh trong ngành vận tải biển quốc tế cũng tạo ra những khó khăn đáng kể trong việc thực thi MARPOL tại Việt Nam. Chi phí tuân thủ MARPOL có thể làm tăng giá cước vận tải, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam trên thị trường quốc tế. Nhiều tàu cũ của Việt Nam có nguy cơ bị loại bỏ do không đáp ứng được tiêu chuẩn mới, gây tổn thất lớn cho các chủ tàu. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, một số doanh nghiệp có thể bị cám dỗ để cố tình vi phạm các quy định nhằm giảm chi phí, gây khó khăn cho công tác quản lý và giám sát.

Một phần của tài liệu Đề tài thực trạng Áp dụng công Ước marpol 7378 trong quản lý môi trường biển Đối với hoạt Động vận chuyển hàng hóa bằng Đường biển của việt nam (Trang 21 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)