ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THAM GIA CÔNG ƯỚC

Một phần của tài liệu Đề tài thực trạng Áp dụng công Ước marpol 7378 trong quản lý môi trường biển Đối với hoạt Động vận chuyển hàng hóa bằng Đường biển của việt nam (Trang 27 - 31)

3.1. Đánh giá thành công, hạn chế 3.1.1. Thành công

Sau khi tham gia vào ký kết công ước MARPOL, có thể nhận thấy Việt Nam đã có sự tích cực trong việc thực thi các quy định của Công ước, những kết quả dưới đây là minh chứng cho nỗ lực đó.

Thứ nhất, gia nhập và cam kết: Thời gian qua, Việt Nam đã tham gia Phụ lục I, II của Công ước này năm 1991 (ngày 18/03/1991). Tiếp theo, Bộ Giao thông vận tải có Tờ trình số 9591/TTr-BGTVT ngày 06/08/2014 trình Thủ tướng Chính phủ đề xuất gia nhập các Phụ lục III, IV, V, VI của Công ước. Chủ tịch nước có Quyết định số 2368/2014/QĐ-CTN ngày 16/10/2014, đồng ý việc Việt Nam tham gia các Phụ lục III, IV, V, VI. Tổ chức Hàng hải thế giới (IMO) đã có thông báo tới các thành viên, các Phụ lục III, IV, V, VI của Công ước MARPOL có hiệu lực đối với Việt Nam kể từ ngày 19/3/2015. Ngày 11/5/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 795/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện các Phụ lục III, IV, V, VI của Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra (Công ước MARPOL). Kế hoạch này nhằm thực hiện các mục tiêu của Công ước MARPOL một cách đầy đủ, toàn diện, góp phần định hướng rõ ràng cho các bên liên quan về cách thức thực hiện cam kết quốc tế của Việt Nam, từ đó đảm bảo việc thực hiện các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của quốc gia ven biển, quốc gia có cảng, quốc gia có tàu mang cờ quốc tịch.

Thứ hai, hệ thống văn bản quy định và hệ thống quản lý dần được đồng bộ: Cơ sở pháp lý quy định về vai trò, trách nhiệm và sự tham gia phối hợp các bên liên quan đã được luật hóa, làm cơ sở cho việc tổ chức thực hiện trong thực tiễn công tác phòng, chống ô nhiễm môi trường biển. Công tác bảo vệ môi trường biển trong những năm qua đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm thông qua việc ban hành các chủ trương, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật từ cấp trung ương đến địa phương Trong đó, điển hình có thể kể đến như Luật Tài nguyên môi trường và hải đảo năm 2015; Luật bảo vệ môi trường năm 2020, Bộ luật Hàng hải năm 2015 …Cũng trong năm 2015, Việt Nam đã đưa ra văn bản TOCPRO, (Hướng dẫn thực hành Công ước quốc tế về Ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu biển) nhờ đó giúp các tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa biển có thể dễ dàng nắm bắt và tuân thủ một cách đúng đắn. Đây là một bước tiến quan trọng để xây dựng cơ sở pháp lý cho việc quản lý môi trường biển và ngăn chặn ô nhiễm từ tàu biển. Những bộ luật này cung cấp các quy định, nguyên tắc và biện pháp cụ thể để đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường biển. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và bảo vệ môi trường biển bước đầu đã tạo cơ sở pháp lý cho việc tăng cường quản lý nhà nước về biển và hải đảo nói chung, môi trường biển nói riêng, tạo điều kiện cho việc phát triển các ngành kinh tế biển hiệu quả và bền vững.

Thứ ba, cơ sở hạ tầng được cải thiện: Điển hình như việc sau khi tham gia vào

về trang thiết bị kỹ thuật nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật với mục đích ngăn ngừa ô nhiễm môi trường.Theo đó, đội tàu biển của Việt Nam không còn trong danh sách đen của hiệp hội kiểm tra nhà nước cảng biển khu vực châu Á Thái Bình Dương từ năm 2014 cho đến nay. Theo báo cáo của Cục hàng hải Việt Nam, số lượng tàu biển của Việt Nam hoạt động tuyến quốc tế có sự suy giảm tuy nhiên chất lượng được đảm bảo theo thống kê của Tokyo-MOU. Theo báo cáo của Tokyo-MOU đã chỉ rõ những khiếm khuyết của đội tàu Việt Nam giảm đáng kể. Ngoài ra, cũng theo báo cáo này thì tuổi thọ trung bình của đội tàu biển Việt Nam rơi vào khoảng 15,5 tuổi (giai đoạn 2016- 2021) và được coi là trẻ so với độ tuổi của đội tàu thế giới ( theo báo cáo của UNTAD).

Cùng với việc thực hiện hiệu quả các điều khoản của phụ lục, số lượng tàu biển của Việt Nam bị lưu giữ cũng giảm mạnh.

3.1.2. Hạn chế

Thứ nhất, hạn chế trong năng lực kiểm soát và giám sát: một trong những hạn chế lớn nhất của Việt Nam trong việc thực hiện Công ước MARPOL là năng lực kiểm soát và giám sát còn hạn chế.Nguyên nhân chủ yếu là do các cơ quan quản lý còn thiếu nhân lực có chuyên môn cao và trang thiết bị hiện đại để kiểm soát và giám sát chặt chẽ hoạt động của tàu biển, đặc biệt là tại các khu vực xa bờ và hải đảo. Tiếp theo đó là khó khăn trong việc kiểm tra tàu nước ngoài. Việc kiểm tra tàu nước ngoài khi qua lại vùng biển Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn do thiếu các quy định cụ thể và sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng.

Thứ hai, công tác tuyên truyền thực hiện công ước còn kém hiệu quả: sau khi gia nhập Công ước Marpol 73/78 năm 1991, đến cuois năm 2012 Việt Nam mới có một văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực thi một số quy định của Công ước; năm 2015, Việt Nam mới tham gia hoàn chỉnh công ước và có văn bản TOCPRO (Hướng dẫn thực hành Công ước quốc tế về Ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu biển).Nguyên nhân chính là do thiếu nguồn lực và hỗ trợ từ cơ quan chính phủ hoặc các tổ chức phi chính phủ gây ra khó khăn trong việc triển khai các chiến dịch tuyên truyền và giáo dục cộng đồng về Công ước MARPOL. Thứ hai là việc thiếu chuẩn bị và kế hoạch cụ thể cho công tác tuyên truyền khi Việt Nam gia nhập Công ước MARPOL 73/78 có thể dẫn đến sự trì hoãn và chậm trễ trong việc triển khai các hoạt động tuyên truyền.Bên cạnh đó, sự thiếu sự giám sát và đánh giá liên tục về hiệu quả của các hoạt động tuyên truyền cũng góp phần làm giảm hiệu quả của công tác này.

Thứ ba, thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý: Đây là một trong những hạn chế chính đối với quản lý và xử lý chất thải từ tàu biển tại Việt Nam là thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý. Điều này dẫn đến việc quá trình quản lý môi trường biển gặp phải sự trì hoãn và không hiệu quả. Nguyên nhân chính của việc thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý có thể xuất phát từ việc phân tán về trách nhiệm và không rõ ràng về vai trò: Sự phân tán và chồng chéo về trách nhiệm và không rõ ràng trong vai trò của các cơ quan quản lý có thể làm cho quá trình phối hợp trở nên khó khăn. Sự mơ hồ về ai chịu trách nhiệm trong việc thực hiện các biện pháp quản lý và xử lý chất thải có thể gây ra sự đứt gãy và mất mát trong quá trình quản lý.

Thứ tư, nhận thức về bảo vệ môi trường biển còn hạn chế: Một bộ phận người dân, đặc biệt là ngư dân, chưa có đầy đủ nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi

trường biển và tuân thủ các quy định của MARPOL. Ngoài ra vẫn luôn tồn tại thói quen xả rác xuống biển. Tình trạng một số người dân xả rác bừa bãi xuống biển, gây ô nhiễm môi trường vẫn luôn là vấn đề nhức nhối chưa thể giải quyết triệt để.

3.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tham gia công ước 3.2.1. Đối với doanh nghiệp

Thứ nhất, tuân thủ các quy định: Đảm bảo tàu của mình được trang bị đầy đủ các thiết bị và hệ thống xử lý chất thải theo yêu cầu của Công ước. Tuân thủ các quy định về lượng khí thải, chất thải dầu, chất thải rắn và các chất độc hại khác được xả ra từ tàu.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần tích cực thực hiện các thủ tục báo cáo và ghi chép về các hoạt động liên quan đến việc xử lý chất thải trên tàu.

Thứ hai, đào tạo nhân viên: Việc tuân thủ Công ước MARPOL không chỉ là một nghĩa vụ pháp lý mà còn là một cam kết bảo vệ môi trường biển. Để đảm bảo tuân thủ chặt chẽ các quy định của Công ước, các doanh nghiệp vận tải biển cần có một chương trình đào tạo nhân viên bài bản và hiệu quả. Các doanh nghiệp cần tích cực đào tạo cho thủy thủ đoàn về các quy định của Công ước MARPOL và các thủ tục xử lý chất thải trên tàu. Ngoài ra, việc nâng cao nhận thức của nhân viên về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường biển cũng rất cần thiết.

Thứ ba, quản lý chất thải nghiêm ngặt: Công ước MARPOL đặt ra những yêu cầu nghiêm ngặt về quản lý chất thải trên tàu biển. Để tuân thủ công ước và bảo vệ môi trường biển, các doanh nghiệp vận tải cần có một hệ thống quản lý chất thải hiệu quả.

Các doanh nghiệp có thể xây dựng hệ thống quản lý chất thải chặt chẽ trên tàu, bao gồm việc thu gom, phân loại và xử lý chất thải một cách hợp lý. Ngoài ra, việc tìm kiếm các cảng có cơ sở tiếp nhận và xử lý chất thải hiệu quả để giao nộp chất thải khi tàu cập cảng cũng sẽ mang lại hiệu quả.

Thứ tư, tích cực tham gia các chương trình, dự án: việc tham gia các chương trình bảo vệ môi trường là một bước đi quan trọng để các doanh nghiệp vận tải biển thể hiện trách nhiệm xã hội và đóng góp vào sự phát triển bền vững. Bằng cách tích cực tham gia, doanh nghiệp không chỉ tuân thủ được các quy định của Công ước MARPOL mà còn nâng cao hình ảnh và tạo ra những giá trị bền vững.

Thứ năm, sử dụng nguyên liệu sạch: việc doanh nghiệp chuyển đổi sang sử dụng nhiên liệu sạch là một trong những giải pháp quan trọng nhất để các doanh nghiệp vận tải biển tuân thủ Công ước MARPOL và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường biển.

3.2.2. Đối với nhà nước

Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách: Rà soát, sửa đổi Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, các văn bản pháp luật có liên quan để đảm bảo đồng bộ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên, BVMT biển và hải đảo; Xây dựng, triển khai cơ chế điều phối liên ngành về quản lý biển và tổ chức thực hiện Quy hoạch không gian biển quốc gia; Xây dựng tiêu chí, quy chế xử lý những vùng chồng lấn, mâu thuẫn theo thứ tự ưu tiên trong khai thác và sử dụng không

điều chỉnh các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn và các quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành có liên quan phù hợp với Quy hoạch không gian biển quốc gia…

Thứ hai, phát triển cơ sở hạ tầng ven biển, biển và hải đảo phục vụ phát triển các ngành kinh tế biển: tiếp tục đẩy nhanh triển khai các chương trình, dự án, nhiệm vụ về phát triển cơ sở hạ tầng ven biển, biển và hải đảo đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thông qua các quy hoạch vùng, quy hoạch ngành quốc gia và các quy hoạch khác liên quan, nhất là hệ thống cảng biển, hệ thống giao thông kết nối cảng biển với nội địa, hệ thống bộ đường hàng không, đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa và dịch vụ logistics gắn với phát triển ngành công nghiệp tàu thủy, vận tải biển; Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ven biển, hải đảo đa mục tiêu, đồng bộ, hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; Chuyển đổi số, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu, giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên, môi trường biển và hải đảo quốc gia; trước mắt tập trung xây dựng và hoàn thiện Hệ thống kỹ thuật hỗ trợ hoạt động quản lý nhà nước về giao, sử dụng khu vực biển và giám sát nhận chìm ở biển đồng bộ, thống nhất.

Thứ ba, tích cực hợp tác quốc tế về biển đảo: Chính phủ cần tiếp tục tăng cường hợp tác giữa các quốc gia thành viên để chia sẻ thông tin và kinh nghiệm trong việc thực thi công ước Marpol. Ngoài ra,Nhà nước cần thúc đẩy các hoạt động đàm phán, ký kết về phân định ranh giới biển giữa Việt Nam và các nước có liên quan; Hình thành khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế về phòng, chống, giảm thiểu rác thải nhựa đại dương theo Đề án Việt Nam chủ động chuẩn bị và tham gia xây dựng thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đại dương.

Thứ tư, tăng cường quản lý và giám sát điều tra từ cơ quan chức năng: Công tác quản lý môi trường tại các cảng biển, ở cấp Trung ương là trách nhiệm của Bộ TN&MT và Bộ GTVT; ở cấp địa phương là Cảng vụ Hàng hải và Sở TN&MT. Các đơn vị này đã được quy định về chức năng, nhiệm vụ cụ thể. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn sự chồng chéo, đan xen chức năng, dẫn đến việc phối hợp thực hiện giữa các cơ quan này trong thực tế đôi khi còn khó khăn. Do vậy cần rà soát, xem xét điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị quản lý, cần giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành để xây dựng và triển khai kế hoạch thanh tra nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. Đảm bảo phân định rõ đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp và nguyên tắc phối hợp giữa các đơn vị, đẩy mạnh hợp tác giữa các cơ quan chức năng và tăng cường sự điều phối giữa các cơ sở, bộ, ngành liên quan.

Thứ năm, tăng cường tuyên truyền và giáo dục: Các chiến dịch tuyên truyền và giáo dục để nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề môi trường biển và tầm quan trọng của việc bảo vệ và bảo tồn nguồn sống của môi trường biển sẽ giúp người dân Việt Nam rất lớn trong nhận thức đến hành động bảo vệ môi trường. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc tích hợp chủ đề môi trường vào các chương trình giáo dục và thông qua các chiến dịch truyền thông.

Một phần của tài liệu Đề tài thực trạng Áp dụng công Ước marpol 7378 trong quản lý môi trường biển Đối với hoạt Động vận chuyển hàng hóa bằng Đường biển của việt nam (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)