Phần Đọc hiểu văn bản

Một phần của tài liệu skknXÂY DỰNG MÔ HÌNH DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 THEO SƠ ĐỒ TƯ DUY PHÁT TRIỂN NHÁNH (42) (Trang 27 - 37)

- Khi dạy phần đọc hiểu văn bản tôi căn cứ vào các dạng câu hỏi đọc hiểu trong các đề thi vào THPT để

loại sơ đồ phù hợp. Trong đó có sơ đồ cách nhớ những vấn đề cơ bản của các tác phẩm văn thơ hiện đại Việt Nam như sau:

* Giải mã sơ đồ:

- Để nhớ được một cách chính xác, nhớ nhanh và nhớ lâu về số liệu năm sáng tác của tất cả các tác phẩm thơ văn hiện đại Việt Nam được học chính khoá trong chương trình Ngữ Văn lớp 9 tôi đã thiết kế mô hình trên như sau:

+ Toàn bộ 9 tác phẩm thơ hiện đại và 4 văn bản truyện hiện đại Việt Nam đều sáng tác ở thế kỷ 20 nên dễ nhớ con số 19. Vậy học sinh chỉ cần nhớ con số hàng chục và hàng đơn vị của năm sáng tác.

+ Liệt kê tên tác phẩm, tác giả theo trình tự sách giáo khoa sắp xếp và chia thành 3 hàng: Thơ học ở kì 1, thơ học ở kì 2, truyện 2 kì.

+ Thực hiện nhớ con số hàng chục và hàng đơn vị trên các ô đã chia như sau:

. Chìa khóa mở số đầu tiên là số 48 (những năm đầu của thời kì kháng chiến chống Pháp).

. Trong hệ thống các ô trên, bài thơ đầu tiên và truyện đầu tiên đều sáng tác năm 48

. Hàng thơ kì 1, cột lẻ thì số đuôi là chẵn và đều là số 8 thuộc hàng đơn vị, còn hàng chục cách nhớ bằng phép cộng: cột 3 thì lấy 4 của 48 mốc +1 ta có năm sáng tác bài số 3 là 58, bào thơ ở ô 5 lấy 5+2 là 7 hàng chục, ghép với số hàng đơn vị 8 là 78.

. Hàng thơ kì 1 cột chẵn thì số cuối của năm sáng tác là lẻ: Vẫn lấy số 48 làm mốc và thực hiện phép công: hàng chục cộng 2 là 6, hàng đơn vị +1 bằng 9 , ta có số năm sáng tác của bài thơ thứ 2 là 69

. Cột chẵn thứ 2 (bài thơ thứ 4) lấy mốc của 69, làm phép trừ 9-6 =3 ra số hàng đơn vị, hàng chục giữ nguyên. Ta có số năm sáng tác của bài thơ thứ 4 là 63.

. Thơ học kì 2 vẫn lấy mốc là số 8 nhưng là 8 hàng chục. Bài thơ đầu tiên và cuối của học kì 2 giống nhau đều sáng tác năm 80.

. Bài “Viếng lăng Bác”, học sinh cần nhớ hoàn cảnh sáng tác: (sau khi nước nhà thống nhất, 1

sau khi rời lăng). Năm giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà ai cũng nhớ là 1975, vậy sau 1 năm làm phép cộng 1 ta sẽ nhớ năm sáng tác của bài thơ “Viếng lăng Bác” là 1976 “Sang thu” bài kế tiếp cộng 1 là 77.

. Truyện ngắn “ Làng” là 48 giống bài thơ đầu tiên.

. Truyện “ lặng lẽ Sapa” lấy năm sáng tác của bài thơ thứ 2 kì 1 +1 ta có năm sáng tác là 70.

. Truyện “ Chiếc lược ngà” nói về tình cảm xúc động của 2 cha con ông sáu (2 số 6) học sinh dễ nhớ năm sáng tác là 66.

. Truyện “ những ngôi sao xa xôi” thì hướng học sinh cách nhớ: miền Nam đang kháng chiến chống Mỹ, miền Bắc đang xây dựng XHCN, những người như anh thanh niên trong “ lặng lẽ Sapa” lao động thầm lặng cống hiến cho công cuộc xây dựng XHCN và góp phần phục vụ kháng chiến. Liên tưởng thời gian của 2 văn bản trên “ lặng lẽ Sapa” 70 thì “ những ngôi sao xa xôi” +1 thành 71.

* Sơ đồ bài giảng cho một số văn bản truyện Trung đại Việt Nam Văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.

- Với dạng văn bản thì tôi thiết kế sơ đồ dưới dạng hình thành các luận điểm, luận cứ về nhân vật trong truyện nhằm mục đích tích hợp với phần tập làm văn, văn nghị luận nhân vật ở học kì 2.

- Dạng sơ đồ này sẽ xuất hiện sau khi bài học được hoàn thành, giáo viên cho học sinh phát biểu, tự tổng hợp những hiểu biết về nhân vật trong truyện để sắp xếp các luận điểm theo trình tự hợp lý.

* Sơ đồ về nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương”

* Giải mã sơ đồ phân tích nhân vật Vũ Nương…:

- Khi phân tích nhân vật Vũ Nương trong “Truyện người con gái Nam Xương” tôi định hướng cho học sinh khai thác theo 3 luận điểm về nhân vật: luận điểm 1 là vẻ đẹp truyền thống ở nhân vật, luận điểm 2 là gặp phải tình duyên ngang trái, luận điểm 3 là Số phận bi tham, chịu oan khuất và cái chết bi thương.

- Mỗi luận điểm tôi lại hướng cho học sinh phát triển nhánh như sau:

* Vẻ đẹp truyền thống (công dung ngôn hạnh) gồm nhận xét khái quát về vẻ đẹp của Vũ Nương và đặc biệt khai thác chi tiết về vẻ đẹp đức hạnh của Vũ Nương.

+ Về đức hạnh của Vũ Nương tiếp tục được phát triển thành 4 ý tương ứng với 4 nhánh nhỏ nữa như sau:

. Người vợ thủy chung, yêu thương chồng: Nhánh nhỏ này sẽ phân tích trên cơ sở 8 dẫn chứng (như đã liệt kê trên sơ đồ)

. Người con dâu hiếu thảo: Nhánh nhỏ này sẽ phân tích trên cơ sở 3 dẫn chứng.

. Người mẹ hiền yêu thương con: Nhánh nhỏ này sẽ phân tích trên cơ sở 2 dẫn chứng.

. Người phụ nữ trọng nhân phẩm và tình nghĩa: Nhánh này sẽ phân tích trên cơ sở 2 dẫn chứng.

+ Luận điểm 2: Tình duyên ngang trái sẽ phát triển trên cơ sở 2 luận cứ:

. Nhan sắc, đức hạnh nhưng lại lấy phải người chồng vô học, hồ đồ, vũ phu.

. Cô đơn mòn mỏi: Lấy chồng chưa được bao lâu thì TS phải đi lính “ Chưa thoả tình chăn gối, chia phôi vì …

+ Luận điểm 3: Số phận bi thảm, chịu oan khuất và cái chết bi thương phân tích theo 3 dẫn chứng (đã đưa trên sơ đồ)

* Sơ đồ bài giảng:Tìm hiểu ý nghĩa của chi tiết cái bóng trong “ Chuyện người con gái Nam Xương”

- Giải mã từ khoá: Ý nghĩa chi tiết cái bóng mà trong truyện cái bóng xuất hiện 2 lần với những ý nghĩa khác nhau nên sẽ xây dựng ý nghĩa theo 2 nhánh sau:

+ Nhánh 1: Cái bóng xuất hiện lần thứ nhất là cái bóng của Vũ Nương - xuất hiện trước và tác động tới 3 nhân vật với mỗi ý nghĩa khác nhau nên sơ đồ sẽ xuất hiện 3 nhánh nhỏ :

. Với Vũ Nương thì cái bóng đó thể hiện nỗi nhớ mong, thể hiện cảnh ngộ cô đơn, thể hiện sự khao khát đoàn tụ, thể hiện ý nghĩa hạnh phúc mong manh hư ảo như cái bóng.

. Với bé Đản thì chiếc bóng của Vũ nương lúc đó như được bù đắp tình cảm của người cha mà nó đang thiếu vắng. Đồng thời nó còn mang ý nghĩa của tấm lòng người mẹ yêu thương con hết mực trong lời nói dối về chiếc bóng đó.

. Với Trương Sinh thì chiếc bóng ấy lại là đầu mối nảy sinh sự nghi ngờ vợ không chung thủy.

Lúc này chiếc bóng lại có ý nghĩa đẩy Vũ Nương vào bi kịch, buộc phải tìm đến cái chết oan ức. Như vậy chiếc bóng xuất hiện lần thứ nhất này đã tạo thắt nút cho câu chuyện.

+ Nhánh 2: Cái bóng xuất hiện lần thứ hai là cái bóng của Trương Sinh - xuất hiện sau khi Vũ Nương đã tự vẫn. Chiếc bóng xuất hiện lần này có ý nghĩa giúp cho Trương Sinh nhận ra nỗi oan của vợ. Câu chuyện đã được cởi nút và chi tiết cái bóng còn có giá trị tố cáo xã hội phong kiến với những lễ giáo hà khắc và chế độ Nam quyền đầy bất công với người phụ nữ.

* Sơ đồ bài giảng cho đoạn trích Hồi thứ mười bốn “Hoàng Lê nhất thống trí”

* Giải mã sơ đồ phân tích nhân vật: Đây là nhân vật lịch sử trong văn học Trung đại nên việc phân tích nhân vật của học sinh gặp nhiều khó khăn, khó nhớ luận điểm, luận cứ, khó lập luận khi nghị luận nên tôi đã thình thành sơ đồ như sau:

- Giải mã từ khoá: Phân tích hình tượng nhân vật Vua Quang Trung trong đoạn trích “ Hồi thứ 14 …”

- Khi Phân tích nhân vật Quang Trung sẽ hình thành 5 luận điểm , tương đương với 5 nhánh sau:

+ Nhánh 1: Quang Trung là người có hành động mạnh mẽ, quyết đoán. Nhánh này tiếp tục phát triển dựa trên 3 luận cứ

. Luận cứ 1: Quyết định lên ngôi.

. Luận cứ 2: Định thân trinh cầm quân ra Bắc.

. Luận cứ 3: Hoàn thành nhiều việc trong 1 thời gian ngắn. Luận cứ này sẽ có 4 dẫn chứng (Sơ đồ) + Nhánh 2: Chứng minh vua Quang Trung là người có trí tuệ sáng suốt và nhạy bén. Luận cứ 1 : nhạy bén trong việc nhận định tình hình giữa ta và địch. Luận cứ 2: nhạy bén trong việc xét đoán bề tôi.

+ Nhánh 3: Chứng minh vua Quang Trung là người có tầm nhìn xa trông rộng với 3 luận cứ (Sơ đồ) + Nhánh 4 : Chứng minh vua Quang Trung là người có tài cầm quân dùng tướng . Luận điểm này có 8 luận cứ tương đương với 8 dẫn chứng ( Sơ đò đã thể hiện)

+ Nhánh 5 : Quang Trung là vị vua lẫm liệt trong chiến trận. Sơ đồ đưa ra 3 dẫn chứng để chứng minh.

 Như vậy để phân tích 1 nhân vật lịch sử trong văn học trung đại cần độ chính xác và tỉ mỉ đã bớt đi sự khó khăn bởi có sơ đồ nhánh dễ nhớ, dễ thuộc, dễ phát triển luận cứ, dễ hình thành câu diễn đạt theo ý hiểu của học sinh.

 Tương tự như vậy những nhân vật trong văn học hiện đại tôi đều hình thành cho học sinh triển khai từ sơ đồ tư duy phát triển nhánh để thuận tiện cho việc học văn của học sinh.

Một phần của tài liệu skknXÂY DỰNG MÔ HÌNH DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 THEO SƠ ĐỒ TƯ DUY PHÁT TRIỂN NHÁNH (42) (Trang 27 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w