- Phần tập làm văn trong chương trình ngữ văn 9 là phần văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ hoặc nhân vật trong truyện. Đây là mảng kiến thức tổng hợp, đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng làm văn nghị luận văn học. Để đạt tới kỹ năng nghị luận văn học thành thạo thì không phải một vài tiết học cơ bản mà có được, học sinh cần phải có một quá trình rèn kỹ năng từ các lớp dưới lên. Nhưng thực tế khi học lớp 9 học sinh vẫn còn lúng túng trong quá trình tổng hợp kiến thức để viết văn nghị luận. Chính vì thế ở mảng Tập làm văn này đã khiến tôi thiết kế các sơ đồ cần thiết phục vụ cho việc rèn kỹ năng làm văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9 và coi nó như những công thức cần thiết để vận dụng vào quá trình viết văn của học sinh.
1. Phần nghị luận về thơ:
Muốn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ trước hết học sinh cần phải có những thao tác cơ bản, trong đó không thể không nhắc đến thao tác tìm các yếu tố nghệ thuật có trong đoạn thơ , bài thơ đó. Điều này đòi hỏi học sinh phải nắm được kiến thức Tiếng Việt từ những lớp dưới. Và tôi đã hệ thống những dấu hiệu nhận biết và tác dụng cơ bản của những yếu tố nghệ thuật thường xuất hiện trong các bài, đoạn thơ cần nghị luận thông qua sơ đồ sau đây:
* Sơ đồ “4 Thao tác trước khi làm văn nghị luận thơ ”
* Giải mã sơ đồ:
- 4 Thao tác trước khi làm văn nghị luận thơ đó là đọc kỹ đoạn, bài thơ cần nghị luận rồi tìm nội dung chính của bài, đoạn thơ đó , tách ý bài, đoạn thơ cần nghị luận tức là tìm luận điểm dựa trên cơ sở nội dung ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.Thao tác cuối cùng rất quan trọng và công phu đó là tìm các yếu tố nghệ thuật có trong bài, đoạn thơ cần nghị luận.
- Nhánh thao tác tìm các yếu tố nghệ thuật có trong bài, đoạn thơ cần nghị luận được tiếp tục phát triển thành 6 nhánh tương đương với 6 loại nghệ thuật thường xuất hiện trong thơ và được phát triển tiếp theo trình tự sắp xếp như sau:
+ Về hình ảnh : trong thơ bao giờ cũng có những hình ảnh mang tính nghệ thuật nhưng nó xuất phát từ những hình ảnh thực, phần này tôi cho một vài ví dụ để học sinh cảm nhận.
+ Về các phép tu từ: Tôi lưu ý cho học sinh 6 phép tu từ cơ bản thường xuất hiện trong thơ mà học sinh đã được tìm hiểu ở các lớp dưới mà nhiều học sinh không còn nhớ hoặc chỉ nhớ khái niệm nhưng không vận dụng vào các dạng bài tập . Ở nhánh này cần phát triển tiếp thành 6 nhánh nhỏ và trong mỗi nhánh nhỏ tôi lại tách thành 2 mặt : dấu hiệu nhận biết và công dụng hoặc cách tìm hiểu, phân tích như sau:
. So sánh: Chỉ cần giúp học sinh nhớ được các dấu hiệu cơ bản thường xuất hiện trong câu có 2 vế ví dụ: Như,/như là/ tựa/ tựa như/ giống như/ bằng/ hơn/ chẳng bằng/ chẳng khác/ bao nhiêu… bấy nhiêu… Và giúp học sinh nhớ cách phân tích đơn giản là Giải nghĩa từ ở vế B để hiểu vế A
.Nhân hoá: Dấu hiệu là những động từ, tính từ, chỉ hành động, tính chất, tình cảm, suy nghĩ của người gán cho vật, sự vật. VD: tre ăn ở với người …Tác dụng của nhân hoá là làm cho cảnh vật sinh động, gần
.Ẩn dụ, ẩn dụ khoa trương : Ẩn đi vế A chỉ có B hoặc có hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng. Còn ẩn dụ khoa trương là cách nói quá. Cách phân tích giống như so sánh : giải nghĩa từ ở B để hiểu nghĩa ẩn dụ .
.Hoán dụ : Dấu hiệu là nhận biết nằm ở từ ngữ dùng bộ phận chỉ toàn thể hoặc từ ngữ lấy vật chứa nói vật bị chứa. Tác dụng của hoán dụ là làm cho cảnh sinh động, cách nói trở nên biểu cảm.
.Liệt kê : Nêu tên 2 hay nhiều sự vật, sự việc trong dòng thơ, đoạn thơ. Tác dụng: Làm cho sự vật, sự việc trở nên phong phú, đa dạng.
. Điệp từ, ngữ, điệp cấu trúc:Nhắc lại, lặp lại 2 hay nhiều lần từ, ngữ hoặc câu. Điệp có tác dụng:
Nhấn mạnh/ khẳng định / tô đậm ý trong từ ngữ được điệp đó.
+ Xét về từ loại có các từ sau:
. Từ láy: láy âm tác dụng gợi âm thanh , láy tượng hình có tác dụng gợi hình ảnh, đường nét…
. Động từ mạnh: biểu thị hành động mạnh của con người, sự vật … . Tính từ gợi cảm bộc lộ cảm xúc…
. Thành ngữ -> tìm ý nghĩa của từng thành ngữ .
+ Xét về kiểu câu được tiếp tục tìm hiểu về những kiểu câu sau:
. Câu đặc biệt: ( dấu hiệu: thường có 1 từ, không xác định được chủ ngữ, vị ngữ)
. Câu hỏi tu từ ( dấu hiệu là dùng các từ để hỏi ví dụ đâu, ra sao.. và dùng dấu ? cuối câu) . Câu cảm thán ( dùng các từ biểu cảm bộc lộ cảm xúc và dấu chấm than cuối câu )
-> Thể hiện cảm xúc …
. Đảo ngữ: động từ, tính từ vốn làm vị ngữ được đặt lên đâu câu dùng để nhấn mạnh hoặc khẳng định , tô đậm ý được đảo đó.
.Giọng thì thường: thong thả, nhẹ nhàng hoặc gấp gáp.
. Nhịpthường : nhanh, mạnh, dồn dập dứt khoát..
.Thểthơ thường có : thể thất ngôn bát cú ; Thất ngôn tứ tuyệt ; song thất lục bát; lục bát; ngũ ngôn; 7chữ; 8chữ; tự do …
. Vần thường xuất hiện các vần : lưng/ chân / liên/ cách/ vần lục bát/ vần bằng / vần trắc (trong thất ngôn bát cú/tứ tuyệt.
+ Riêng thơ trung đại cần phải xét thêm các nghệ thuật sau:
.Giải nghĩa từ Hán Việt: là những từ ngữ mang yếu tố Hán cần phải được giải thích.
. Phép tả cảnh ngụ tình: Tả cảnh nhưng để giãi bày tâm sự của nhân vật trong thơ.
. Miêu tả bằng vài nét chấm phá.
. Lấy động tả tĩnh.
. Phép đối ( đối xứng giữa các câu 3-4 ; 5-6 trong bát cú và tứ tuyệt) tiểu đối giữa 2 vế câu) . Ẩn dụ ước lệ tượng trưng (lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để tượng trưng cho vẻ đẹp con người)
Như vậy căn cứ vào những ý cơ bản của bảng này học sinh sẽ dễ dàng nhận biết câu thơ, đoạn thơ mình nghị luận cần khai thác ngôn từ, hình ảnh nghệ thuật nào. Điều này tôi đã cho học sinh thực hiện trong hai năm học qua và đã tháo gỡ được những mông lung trong viết làm văn của học sinh rất nhiều.
* Sơ đồ về “Các bước làm nghị luận về một đoạn thơ ”
* Giải mã sơ đồ:
- Từ khoá: Các bước nghị luận. Khi xây dựng các bước nghị luận sẽ giống như một công thức thực hiện cho phần cơ bản nhất của bài văn nghị luận văn học. Để cho học sinh dễ nhớ dễ thuộc trước hết tôi yêu cầu học sinh nhớ 4 từ sau: “ Dẫn” -> “Trích” -> “Phân tích” -> “ Bình” Sau đó tôi cho học sinh hiểu rõ 4 bước trên theo sơ đồ trên.
+ Dẫn có nghĩa là :Dẫn dắt qua lời văn để vào câu thơ sẽ trích để phân tích. Ví dụ: thường dùng các từ ngữ dẫn dắt sau:
- Bắt đầu bằng câu thơ: “ …”
- Mở đầu bài thơ tác giả viết: “…”
- Mở đầu bài thơ là hình ảnh: “ …”
- Bài thơ bắt đầu bằng: “…”
- Bài thơ mở ra trước mắt người đọc: “…”
+ Trích có nghĩa là :Trích những câu thơ sẽ phân tích được đưa ra và đóng trong ngoặc kép.
+ Phân tích tức là cần thực hiện lần lượt qua 3 bước nhỏ sau :
. Gọi tên nghệ thuật có trong câu thơ vừa trích, đồng thời nhận xét cách sử dụng nghệ thuật đó.
Ví dụ: Bằng phép so sánh độc đáo ….
. Chỉ mặt nghệ thuật đó ( tức là đóng ngoặc kép những từ chứa nghệ thuật vừa gọi tên)
. Nghệ thuật vừa nêu giúp ta cảm nhận được điều gì ( chú ý Bình- liên hệ với những câu thơ của tác giả khác nhưng có cùng nội dung.
(Ví dụ: khi phân tích tình thái từ trong bài sang thu “ Hình như” ở cuối khổ thơ là tình thái từ diễn tả cảm nhận đầu tiên của tác giả về sự biến đổi của đất trời sang thu -1 cảm nhận rất tinh tế: Bối rối, mơ màng trong
trạng thái đột ngột bất ngờ từ cảnh vật nơi làng quê yên bình giản dị. Một chút nghi hoặc, một chút bâng khuâng, có cái gì đó không thật rõ ràng.)
-> Lưu ý: ( Lần lượt phân tích hết các nghệ thuật có mặt trong câu thơ vừa trích) + Bình cho nội dung nghệ thuật vừa phân tích:
. Trước lời bình thường sử dụng các từ: “ Phải chăng…” , “Có lẽ…” , “ Có thể nói rằng…”
. Nội dung bình : Nhận xét, đánh giá về nội dung đoạn trích. Hoặc - Đánh giá tài năng của tác giả ( Chú ý bám sát vấn đề /ý kiến.)
* Lưu ý khi thực hiện các bước trên và muốn nối vào đoạn văn tiếp theo thì người viết cần phải nối lời bình của ý trước vào câu văn dẫn dắt cho ý tiếp theo. Cứ thế phân tích hết các ý đã tách)
=> Như vậy với sơ đồ trên học sinh có thể thành thạo viết đoạn văn nghị luận về đoạn thơ đây là thao tác cơ bản, cốt lõi của bài viết làm văn nghị luận về thơ. Khi học sinh biết cách viết đoạn văn rồi thì sẽ lắp ghép vào (công thức) cách viết bài văn nghị luận về thơ thông thường như dạng đề: phân tích bài thơ hoặc đoạn thơ…
rồi tiếp tục nâng cấp lên cách viết bài văn nghị luận về thơ với dạng đề có ý kiến, nhận định. Đây là đích cuối cùng trong việc rèn kỹ năng viết làm văn nghị luận ở lớp 9 và giải quyết các đề làm văn dự thi vào THPT.
Bằng kinh nghiệm tích lũy từ nhiều năm đứng lớp 9 tôi đã giúp học sinh có được bản sơ đồ tổng hợp sau đây về cách viết bài văn nghị luận về một bài thơ hoặc đoạn thơ.
* Sơ đồ “Cấu trúc bài văn nghị luận về thơ - với đề bài có ý kiến, nhận định”
Từ khoá: “Cấu trúc” của một bài nghị luận hoàn chỉnh gồm mở bài, thân bài, kết bài. Vậy từng phần đó làm như thế nào, đặc biệt là phần thân bài học sinh còn gặp rất nhiều lúng túng và việc thiết kế sơ đồ này giống như việc hình thành công thức hoàn chỉnh cho bài làm văn nghị luận về thơ. Sơ đồ có 3 nhánh lớn: Mở -Thân- Kết. Từng nhánh được phát triển cụ thể như sau:
- Mở bài gồm có 4 ý tương đương 4 nhánh:
+ Dẫn dắt (Có thể bằng cách đi từ chủ đề , đề tài tác phẩm, từ phong cách viết của tác giả, hoặc từ hoàn cảnh lịch sử…)
+ Giới thiệu tác giả (Có thể giới thiệu từ vị trí -> đề tài -> phong cách)
+ Giới thiệu tác phẩm ( Nối từ phong cách -> tên tác phẩm-> nội dung chính của tác phẩm (nhắc lại những luận điểm, vấn đề đã gợi ý trong đề bài )
+ Dẫn dắt để vào ý kiến và trích ý kiến trong ngoặc kép hoặc nhắc lại ý kiến.
- Thân bài: phần này học sinh phải thực hiện nhiều đoạn văn theo trình tự và đảm bảo các nội dung yêu cầu sau:
+ Đoạn 1: Đoạn giải thích ý kiến (Nếu đề bài có ý kiến) - giải thích từng khái niệm -> ra vấn đề mà đề bài yêu cầu.
+ Đoạn 2: Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm, nội dung chính bài thơ (đại ý bài thơ):
+ Đoạn 3: Phân tích luận điểm 1 của bài thơ (Viết theo phép lập luận Tổng phân hợp) theo các bước
nhỏ sau đây:
. Trước hết + vấn đề + tên luận điểm 1 (lái theo yêu cầu của đề bài) Sau câu mang luận điểm này học sinh sẽ vận dụng Sơ đồ “ Các bước nghị luận về một đoạn thơ” ở trên để thực hiện.
. Phân tích khổ thơ: gọi tên/ nhận xét cách sử dụng nghệ thuật / chỉ mặt nghệ thuật/ cảm nhận được nội dung ( chú ý Bình- liên hệ với những câu thơ, lời văn khác) … (dựa vào tài liệu cốt phân tích khổ thơ theo 4 bước.
. Chốt, khẳng định lại luận điểm 1 ( bám sát vấn đề /ý kiến.) + Đoạn 4: phân tích luận điểm 2 .
Cần có liên kết đoạn để nối từ cuối luận điểm 1 với luận điểm 2 như sau:
. Không những + (tên luận điểm1) mà còn + (tên luận điểm 2) (lái theo vấn đề -yêu cầu của đề) . Dẫn dắt để trích/ phân tích khổ thơ cần để chứng minh cho lđ 2 (các bước như ở đoạn 3)
. Chốt, khẳng định lại luận điểm 2 ( bám sát vấn đề /ý kiến.)
* Lưu ý nếu còn luận điểm nữa thì thực hiện phép nối sau “ Hơn thế nữa” + tên luận điểm tiếp.
(tương tự phân tích như luận điểm trên cho đến hết các luận điểm)
Đoạn phân tích luận điểm cuối: thường dùng từ “Đặc biệt là …( Phân tích cho hết các luận điểm) + Đoạn tiếp: ( đoạn này thực hiện khi phân tích hết các luận điểm đã xác định ở đoạn thơ bài thơ cần nghị luận)
+ Đoạn cuối: Có nhiệm vụ đánh giá khái quát như sau:
- Đánh giá về nghệ thuật . - Đánh giá về nội dung bài thơ.
- Liên hệ , suy nghĩ của người viết về vai trò, giá trị của bài thơ.
Kết bài: - Khẳng định lại ý kiến ( trích lại ý kiến)
- Khái quát lại những nghệ thuật chính của bài thơ.
2. Phần nghị luận về nhân vật trong truyện :
* Sơ đồ “Cấu trúc bài văn nghị luận về nhân vật trong truyện - với đề bài có ý kiến, nhận định”
* Giải mã sơ đồ:
- Cấu trúc của sơ đồ trên tương tự như cấu trúc của sơ đồ nghị luận về thơ - với đề bài có ý kiến, nhận định”
- Chỉ lưu ý đoạn 3: đoạn phân tích luận điểm của nhân vật cũng theo phép lập luận tổng phân hợp và theo 4 bước nhỏ khác với bước nhỏ thứ 3 của phân tích thơ ở chỗ học sinh phải dùng lời văn của mình để nhận xét, đánh giá về nhân vật thông qua dẫn chứng đó.
( chú ý: Cứ dẫn rồi phân tích cho đến khi hết các dẫn chứng trong luận điểm1)
Bước cuối của đoạn là chốt, khẳng định lại luận điểm 1 ( Khẳng định phải bám sát vấn đề - nằm trong ý kiến.) => Như vậy với 1 hệ thống các sơ đồ cần thiết đã nêu ở trên tôi đã áp dụng vào việc dạy học bộ môn Ngữ Văn lớp 9 trong suốt 3 năm học qua và tự cảm nhận được rất nhiều thành công, được học sinh tiếp nhận một cách hào hứng, thoải mái khi học môn Văn . Chính những phản ánh đó từ phía học sinh đã thôi thúc tôi quyết định viết sáng kiến cải tiến kỹ thuật dạy học xây dựng mô hình dạy Ngữ văn 9 theo sơ đồ tư duy phát triển nhánh.
4- Khả năng áp dụng:
- Giáo viên có thể áp dụng lồng ghép trò chơi trong dạy học Ngữ văn ở THCS đối với cả ba phân môn Đọc văn, Tiếng Việt, Làm văn và đối với bài giảng điện tử hoặc bài giảng thông thường…Với mô hình dạy học này học sinh được phát triển tư duy trong học Văn.
- Hầu hết các bài dạy áp dụng hệ thống sơ đồ trên của tôi được sử dụng trình chiếu trên phần powerpoint rõ ràng, sắc nét, không bị rối mắt làm cho học sinh dễ hình dung, dễ tư duy.
- Việc thực hiện hình thành sơ đồ tư duy mỗi bài học của học sinh ngoài tư duy lo zích về nội dung ra thì còn được áp dụng tư duy về công nghệ ( Học sinh được trình bày trên powerpoint) và áp dụng tư duy hội hoạ (Học sinh lên bảng vẽ phần sơ đồ). Như vậy vừa tạo hứng thú, vừa tích hợp môn học mang tính hiện đại.
- Áp dụng giải pháp này sẽ làm thay đổi không khí lớp học, giảm sự đơn điệu, tăng hứng thú học tập cho học sinh (theo kết quả thăm dò 100% học sinh thích thú với hình thức này), nhờ đó việc dạy và học sẽ thêm hiệu quả.
III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại:
Bằng sáng kiến trên khi hướng dẫn học sinh lớp 9B của trường THCS Quang Trung thực hiện kiểu dạy học xây dựng mô hình dạy Ngữ văn 9 theo sơ đồ tư duy phát triển nhánh này thì trong năm học 2017-2018 học sinh của tôi đã thực sự rất hứng thú và thực hiện phương pháp tự học chủ động tích cực trong việc học ngữ Văn. Học sinh có thể nhớ bài học ngay trên lớp, giảm thiểu khâu phải học thuộc bài ở nhà mà trước đây học sinh vô cùng nản và ngại.
* Hiệu quả kinh tế:
Sáng kiến cải tiến này tôi đã áp dụng cho nhiều tiết của từng chủ đề, nhằm củng cố và khắc sâu thêm kiến thức, tạo hứng thú, kích thích tư duy cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng học tập. Có làm như thế các em mới chú ý nghe giảng và ghi chép đầy đủ hơn. Tiết kiệm được kinh phí cho việc đầu tư đầu tư trang thiết bị để cuốn hút học sinh trong giờ học, nhất là giờ tổng hợp kiến thức để học sinh thực hành viết bài làm văn nghị luận hoàn chỉnh.
Từ việc ứng dụng phương pháp dạy học xây dựng mô hình dạy Ngữ văn 9 theo sơ đồ tư duy phát triển
nhánh này, tôi thấy đem lại những kết quả khá khả quan. Và nếu áp dụng thường xuyên trong chương trình dạy học ngữ văn ở các khối lớp thì chất lượng sẽ cao hơn.
* Hiệu quả xã hội: