Bản chất pháp lý về mối quan hệ giữa đăng ký kinh doanh và hiệu lực hợp đồng thương mại

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa đăng ký kinh doanh và hiệu lực của hợp đồng thương mại (Trang 39 - 46)

Đăng ký kinh doanh là quyền của chủ thể kinh doanh, là thủ tục hành chính để khai sinh ra một doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về sự quản lý hành chính nhà nước. Hợp đồng nói chung và hợp đồng thương mại nói riêng muốn có hiệu lực thì hợp đồng phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 122 Bộ luật dân sự năm 2005 và không thuộc trường hợp hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu từ Điều 127 đến 134 Bộ luật dân sự năm 2005. Sự ảnh hưởng của đăng ký kinh doanh đến hiệu lực của hợp đồng được quy định cụ thể tại Pháp lệnh hợp

80 Điều 24, Điều 74 Luật Thương mại năm 2005.

81 Điều 134 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức: Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu.

đồng kinh tế năm 198982. Hiện nay, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 đã hết hiệu lực kéo theo quy định trong Pháp lệnh cũng bị hết hiệu lực. Pháp luật hợp đồng hiện hành không nhắc lại quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế và cũng không có quy định cụ thể nào về hiệu lực hợp đồng liên quan đến đăng ký kinh doanh. Nhưng sự không quy định rõ ràng của pháp luật không được hiểu là pháp luật cho phép hiệu lực hợp đồng không còn chịu sự ảnh hưởng của đăng ký kinh doanh. Thực tế cho thấy, đăng ký kinh doanh có ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng. Sự ảnh hưởng này cụ thể như sau:

Thứ nhất, chủ thể kinh doanh thuộc trường hợp phải đăng ký kinh doanh nhưng không thực hiện nghĩa vụ của mình đối với nhà nước thì chủ thể kinh doanh đó không được thành lập hợp pháp83. Do đó, ngoài việc phải chịu sự chế tài của pháp luật là bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi không có đăng ký kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hợp đồng ký kết giữa chủ thể thể kinh doanh với chủ thể khác cũng đương nhiên không có hiệu lực pháp luật. Khi đó, chủ thể kinh doanh tiến hành hoạt động kinh doanh không hợp pháp, hành vi ký kết hợp đồng của chủ thể kinh doanh đó không đủ điều kiện có hiệu lực của hợp đồng về chủ thể ký kết hợp đồng không có năng lực chủ thể và mục đích và nội dung của hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật, được quy định tại Điều 122 Bộ luật dân sự hoặc vi phạm quy định tại Điều 128 Bộ luật dân sự như đã phân tích ở trên.

Thứ hai, trường hợp chủ thể kinh doanh tiến hành đăng ký kinh doanh và hoạt động đúng với nội dung ngành, nghề ghi nhận trong giấy đăng ký kinh doanh.

Hoạt động đăng ký kinh doanh được hiểu là nghĩa vụ và bắt buộc phải thực hiện đối với các chủ thể kinh doanh thuộc trường hợp phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Khi hoàn tất nghĩa vụ đăng ký kinh doanh đối với nhà nước, một mặt chủ thể kinh doanh đảm bảo sự quản lý hành chính-kinh tế đối với nhà nước;

mặt khác, hoạt động đăng ký kinh doanh nhằm xác lập tư cách pháp lý của cho chủ thể kinh doanh, chủ thể kinh doanh được pháp luật đảm bảo các quyền và nghĩa vụ

82 Điểm b khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 quy định một trong những hợp đồng kinh tế sau đây bị coi là vô hiệu toàn bộ: Một trong các bên ký kết hợp đồng kinh tế không có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật để thực hiện công việc đã thoả thuận trong hợp đồng.

83 Tại khoản 2 Điều 11 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định một trong các hành vi bị cấm: “Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”

trong quá trình hoạt động kinh doanh. Các chủ thể kinh doanh ký kết các hợp đồng thỏa thuận thực hiện công việc phù hợp với ngành, nghề đăng ký kinh doanh thì hợp đồng đó không bị tuyên bố vô hiệu do vi phạm điều kiện năng lực chủ thể của hợp đồng hoặc mục đích và nội dung của hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật.

Thứ ba, trường hợp chủ thể kinh doanh đã đăng ký kinh doanh nhưng giao kết hợp đồng thực hiện một công việc không đúng nội dung ngành, nghề ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Về vấn đề này, tác giả cơ bản chia thành các trường hợp cụ thể sau:

Nội dung hợp đồng mà các bên thỏa thuận không đúng nội dung ngành, nghề ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là ngành nghề kinh doanh bị cấm, bị hạn chế hay ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Mặc dù chủ thể kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định nhưng tư cách pháp lý của chủ thể chỉ phát sinh đối khi chủ thể hoạt động đúng với ngành, nghề ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Pháp luật quy định cụ thể về trình tự thủ tục đăng ký kinh doanh đối với những ngành nghề bị hạn chế kinh doanh, những ngành nghề kinh doanh có điều kiện và đưa ra danh mục những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, bị hạn chế, bị cấm kinh doanh84. Mục đích của nhà làm luật trong trường hợp này, đây là những ngành nghề kinh doanh nhạy cảm, có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, giáo dục, sức khỏe,…nên cần được hưởng chế độ quản lý của Nhà nước nghiêm ngặt hơn những ngành, nghề kinh doanh thông thường. Theo quy định pháp luật hiện hành, doanh nghiệp có quyền kinh doanh tất cả các ngành, nghề mà pháp luật không cấm. Do đó, pháp luật nghiêm cấm các hành vi ký kết hợp đồng mà công việc thỏa thuận trong hợp đồng thuộc danh mục ngành, nghề kinh doanh bị cấm và

84 Điều 7 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 10/4/2010 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh quy định về ngành, nghề kinh doanh.

Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10 Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp quy định về ngành, nghề cấm kinh doanh, ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh, ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề, ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định.

Điều 4 Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp quy định về ngành, nghề kinh doanh.

Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.

hợp đồng nếu được ký kết thì đương nhiên không có hiệu lực và có thể phải chịu trách nhiệm hình sự85.

Đối với những ngành, nghề kinh doanh thuộc danh mục những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề bị hạn chế kinh doanh của Chính phủ thì doanh nghiệp được quyền kinh doanh các ngành, nghề đó kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh hoặc có đầy đủ điều kiện kinh doanh theo quy định86. Khi đã được cấp Giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp mới được phép kinh doanh những ngành, nghề ghi trong Giấy phép kinh doanh. Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định hành vi kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật là hành vi bị cấm87. Những trường hợp chưa được cấp Giấy phép kinh doanh mà chủ thể kinh doanh đã tiến hành ký kết hợp đồng có nội dung là các công việc chưa được cấp giấy phép thì đương nhiên hợp đồng không có hiệu lực pháp luật do vi phạm điều kiện về năng lực chủ thể giao kết hợp đồng hoặc hợp đồng có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật.

Nội dung hợp đồng mà các bên thỏa thuận không đúng nội dung ngành, nghề ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề kinh doanh thông thường88 thì hậu quả pháp lý của trường hợp này chưa rõ ràng. Bởi lẽ, chủ thể kinh doanh đã thực hiện nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định, nội dung thỏa thuận trong hợp đồng đối với những ngành, nghề thông thường được thể hiện bằng những điều khoản không vi phạm pháp luật. Do đó, trường hợp này không được hiểu là doanh nghiệp không có năng lực chủ thể, cũng như vi phạm điều kiện

85 Ví dụ các việc ký kết hợp đồng mua bán mà nội dung thỏa thuận trong hợp đồng thuộc các hành vi vi phạm pháp luật hình sự tại Điều 232 Bộ luật hình sự quy định về mua bán trái phép vật liệu nổ, Điều 236 quy định về mua bán trái phép chất phóng xạ, hoặc Điều 238 quy định về mua bán trái phép chất cháy, chất độc,…

86 Khoản 2 Điều 7 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định: Đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định.

Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, Chứng chỉ hành nghề, Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác.

87 Khoản 6 Điều 11 Luật Doanh nghiệp năm 2005.

88 Ngành, nghề kinh doanh thông thường được hiểu là ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh, ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề hạn chế kinh doanh theo quy định pháp luật.

về mục đích và nội dung của hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật được quy định tại Điều 122, Điều 128 Bộ luật dân sự.

Mặc khác, điều này cũng cho phép được hiểu là hành vi đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp là đúng thủ tục do Nhà nước quy định, nhưng khi ký kết hợp đồng đối với những ngành nghề kinh doanh ngoài phạm vi những ngành, nghề trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp phải có nghĩa vụ đăng ký thay đổi hoặc bổ sung ngành, nghề đăng ký kinh doanh. Khi chưa đăng ký bổ sung hay thay đổi ngành, nghề kinh doanh thì năng lực chủ thể ký kết hợp đồng của chủ thể kinh doanh đối với những nội dung thỏa thuận mà ngành, nghề nằm ngoài phạm vi đăng ký kinh doanh vẫn chưa phát sinh89. Điều này cho thấy, những ngành, nghề ký kết hợp đồng ngoài phạm vi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì năng lực chủ thể chưa phát sinh đối với những ngành nghề chưa đăng ký này. Tuy điều khoản của hợp đồng không vi phạm pháp luật, thế nhưng đối tượng của hợp đồng là ngành nghề nằm ngoài phạm vi đăng ký kinh doanh. Điều đó có nghĩa là đối tượng của hợp đồng vi phạm điều kiện về đăng ký kinh doanh. Hậu quả pháp lý là hợp đồng có thể bị tuyên bố vô hiệu hoặc không bị tuyên vô hiệu là do nhận định và ý chí chủ quan của cơ quan xét xử. Trong trường hợp này nhiều chuyên gia có quan điểm trái chiều nhau90. Nếu tuyên bố hợp đồng vô hiệu do nội dung ký kết, thỏa thuận trong hợp đồng nằm ngoài phạm vi đăng ký kinh doanh thì cơ sở pháp lý đó là đối tượng của hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật – là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện hoặc vi phạm điều kiện có hiệu lực của hợp đồng về năng lực của chủ thể giao kết hợp đồng.

Hiện nay, quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế về sự ảnh hưởng của đăng ký kinh doanh đối với hiệu lực của hợp đồng kinh tế đã không còn hiệu lực. Thay vào đó là Nghị quyết số 04/2003/NQ-HĐTP ngày 27/5/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các vụ án kinh tế vẫn còn hiệu lực. Trong Nghị quyết nêu rõ, a) Nếu khi ký kết hợp đồng kinh tế một trong các bên chưa có đăng ký kinh doanh mà trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế giữa các bên có phát sinh tranh chấp và đến trước thời điểm phát sinh tranh chấp,

89 Điều 86 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “…Năng lực pháp luật của pháp nhân là khả năng pháp nhân có các quyền và nghĩa vụ phù hợp với mục đích hoạt động của mình…”.

90 Quan điểm trái chiều của các chuyên gia sẽ được tác giả trình bày cụ thể ở Chương 2.

bên chưa có đăng ký kinh doanh khi ký kết hợp đồng kinh tế vẫn chưa có đăng ký kinh doanh để thực hiện công việc được các bên thoả thuận trong hợp đồng, thì hợp đồng kinh tế này thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế và bị coi là vô hiệu toàn bộ; b) Nếu khi ký kết hợp đồng kinh tế một trong các bên chưa có đăng ký kinh doanh, nhưng trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế giữa các bên có phát sinh tranh chấp và đến trước thời điểm phát sinh tranh chấp, bên chưa có đăng ký kinh doanh khi ký kết hợp đồng đã có đăng ký kinh doanh để thực hiện công việc được các bên thoả thuận trong hợp đồng thì hợp đồng kinh tế này không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế và do đó không bị coi là vô hiệu toàn bộ.

Nội dung quy định tại các điều khoản trên của Nghị quyết số 04/2003/NQ- HĐTP cho thấy sự thừa nhận theo hướng mở của các pháp luật về trường hợp hợp đồng ký kết không đúng với ngành, nghề ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Cụ thể, nội dung quy định công nhận một cách có điều kiện hiệu lực của hợp đồng nếu khi ký kết hợp đồng mà các bên chưa có đăng ký kinh doanh để thực hiện công việc đã thỏa thuận. Điểm móc làm tiền đề xác định có hay không có hiệu lực hợp đồng liên quan đến đăng ký kinh doanh là “thời điểm phát sinh tranh chấp”

mà không phải là “thời điểm ký kết hợp đồng”. Tại thời điểm ký kết hợp đồng, một trong các bên có thể chưa đăng ký kinh doanh để thực hiện công việc đã thỏa thuận, nếu trước thời điểm xảy ra tranh chấp mà các bên đã hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh thì hợp đồng không bị coi là vô hiệu như quy định tại điểm b, Khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế. Tính mở của quy định pháp luật thể hiện rõ ở điều này.

Với hướng dẫn của Nghị quyết số 04/2003/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, đã thay đổi phạm vi áp dụng. Điều này phần nào làm giảm bớt tình trạng hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu do vi phạm nghĩa vụ đăng ký kinh doanh. Thế nhưng, Nghị quyết này hướng dẫn cho Pháp lệnh đã hết hiệu lực. Hiện nay, văn bản này vẫn còn hiệu lực pháp luật. Các quy định pháp luật hợp đồng hiện hành về hợp đồng thương mại như Bộ luật dân sự năm 2005, Luật Thương mại năm 2005 cũng không nhắc lại quy định tại điểm b, Khoản 1, Điều 8 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, cũng không có quy định cụ thể cho trường hợp hiệu lực hợp đồng sẽ như thế nào nếu các bên ký kết với nội dung thỏa thuận nằm ngoài phạm vi đăng ký kinh doanh. Nhưng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Mục I Nghị quyết số

04/2003/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng trong trường hợp hợp đồng kinh tế có liên quan đến đăng ký kinh doanh không trái với quy định pháp luật hiện hành. Điều này được phép hiểu là sự phù hợp của hướng dẫn tại Nghị quyết số 04/2003/NQ-HĐTP được áp dụng đối với những hợp đồng được giao kết trong trường hợp trên.

Tuy nhiên, những quy định pháp luật không rõ ràng về sự ảnh hưởng của đăng ký kinh doanh đối với hiệu lực của hợp đồng thương mại đã dẫn đến có nhiều quan điểm khác nhau trên thực tế. Hậu quả kéo theo của sự quy định pháp luật không rõ ràng này là chưa có sự thống nhất trên thực tế về áp dụng quy định pháp luật để xét xử của nhiều thẩm phán. Do đó, hợp đồng được ký kết trong trường hợp này có thể có hiệu lực và có thể vô hiệu. Quy định về đăng ký kinh doanh là nghĩa vụ của doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động kinh doanh, điều này có phải là tiền đề để hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu. Thông qua thực tiễn xét xử của một số Tòa án về vấn đề này ở chương tiếp theo, tác giả sẽ đánh giá quan điểm xét xử của thẩm phán trong trường hợp này là như thế nào, và cơ sở nào để tuyên bố hợp đồng vô hiệu?

Quy định của pháp luật hiện hành về mối quan hệ giữa đăng ký kinh doanh và hiệu lực của hợp đồng đã có sự phù hợp hay chưa.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa đăng ký kinh doanh và hiệu lực của hợp đồng thương mại (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)