Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
1.3 Các yếu tố cấu thành quyền thương mại trong nhượng quyền thương mại
Nội dung của quyền thương mại bao gồm những quyền gì là tùy thuộc vào mục đích kinh doanh của mỗi bên mà có những thỏa thuận khác nhau. Trong phạm vi khóa luận, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về các yếu tố cấu thành quyền thương mại cơ bản trong hợp đồng nhượng quyền thương mại nói chung chứ không phân tích tính khác biệt về quyền thương mại trong các loại hợp đồng nhượng quyền như quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 35. Theo đó, các yếu tố cấu thành quyền thương mại có thể được phân chia thành nhóm các yếu tố được pháp luật sở hữu trí tuệ bảo hộ và nhóm các yếu tố không được pháp luật sở hữu trí tuệ bảo hộ.
1.3.1 Các yếu tố đƣợc pháp luật sở hữu trí tuệ bảo hộ
Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về quyền thương mại, nhìn chung tất cả các quan điểm này đều thừa nhận mối quan hệ mật thiết giữa quyền thương mại và các đối tượng sở hữu trí tuệ, đặc biệt là các đối tượng sở hữu công nghiệp. Theo đó, bên nhượng quyền trao cho bên nhận quyền quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp để bên nhận quyền tự mình tiến hành kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo cách thức của bên nhượng quyền. Tuy nhiên, phần chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp trong hợp đồng nhượng quyền thương mại chịu sự điều chỉnh của pháp luật về sở hữu công nghiệp43, cụ thể là Luật sở hữu trí tuệ của Quốc hội số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005, sửa đổi bổ sung theo Luật số 36/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 (“Luật sở hữu trí tuệ 2005”) và các văn bản hướng dẫn thi hành. Việc pháp luật thương mại không trực tiếp điều chỉnh vấn đề này mà dẫn chiếu đến áp dụng Luật sở hữu trí tuệ 2005 khiến cho quan hệ kinh doanh nhượng quyền đồng thời chịu sự điều chỉnh của cả hai lĩnh vực pháp
43 Điều 9 khoản 2 Nghị định 35.
22
luật khác nhau, trong đó pháp luật về sở hữu trí tuệ là lĩnh vực hiện đang tồn tại nhiều khó khăn trong việc thực thi tại Việt Nam44.
Một vấn đề quan trọng cần lưu ý là bên nhượng quyền chỉ chuyển quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp chứ không chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp cho bên nhận quyền. Đây là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau về tính chất và hậu quả pháp lý. Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình45. Khác với chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác46. Trong quan hệ nhượng quyền, bên nhượng quyền vẫn nắm giữ quyền sở hữu, kiểm soát các đối tượng sở hữu công nghiệp. Bên nhượng quyền chỉ trao cho bên nhận quyền quyền sử dụng, khai thác các đối tượng này trong hoạt động kinh doanh của chính họ thông qua hệ thống nhượng quyền với một khoảng thời gian nhất định theo thỏa thuận giữa các bên. Về phía bên nhận quyền, khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt, bên nhận quyền phải ngưng sử dụng các đối tượng này47.
Theo cách thức liệt kê như Điều 284 Luật thương mại 2005 và khoản 6 Điều 3 Nghị định 35 về các đối tượng sở hữu công nghiệp mà bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền sử dụng để thực hiện hoạt động kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại thì các đối tượng này bao gồm tên thương mại, nhãn hiệu hàng hóa và bí mật kinh doanh. Tuy nhiên, trên thực tế các đối tượng sở hữu trí tuệ khác như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,...theo Luật sở hữu trí tuệ 2005 cũng có thể được chuyển giao quyền sử dụng sang bên nhận quyền tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương mại. Như vậy, các đối tượng sở hữu trí tuệ là nội dung không thể thiếu trong quyền thương mại mà bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền để điều hành và phát triển hoạt động kinh doanh theo phương thức của bên nhượng quyền.
44 http://baodatviet.vn/khoa-hoc/bat-cap-trong-bao-ve-quyen-so-huu-tri-tue-bat-cap-trong-bao-ve-quyen-so- huu-tri-tue-2262935/ (truy cập lúc 2:00 ngày 10/6/2014).
45 Điều 141 khoản 1 Luật sở hữu trí tuệ 2005.
46 Điều 138 khoản 1 Luật sở hữu trí tuệ 2005.
47 Điều 289 khoản 5 Luật thương mại 2005.
23
1.3.2 Các yếu tố không đƣợc pháp luật sở hữu trí tuệ bảo hộ
Trong kinh doanh nhượng quyền có những yếu tố đặc thù mặc dù không được pháp luật sở hữu trí tuệ bảo hộ nhưng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên sự khác biệt mà khách hàng cảm nhận khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ của hệ thống nhượng quyền. Các yếu tố này bao gồm kiến trúc bên ngoài và thiết kế bên trong cửa hàng, cách thức bày trí sản phẩm hoặc giới thiệu dịch vụ, đồng phục nhân viên, cung cách phục vụ khách hàng, thậm chí cả âm thanh hoặc mùi hương đặc trưng của cửa hàng,…Nhìn chung, các yếu tố này đảm bảo tính đặc trưng của hệ thống nhượng quyền và tạo ấn tượng giúp khách hàng dễ dàng nhận diện sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu này với sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu khác.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 289 Luật thương mại 2005, bên nhận quyền có nghĩa vụ tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhận quyền. Nội dung quy định trên đã bao gồm cả những yếu tố không được pháp luật sở hữu trí tuệ bảo hộ mà bên nhận quyền phải đảm bảo nhằm thể hiện tính đồng bộ của toàn bộ hệ thống nhượng quyền.
Như vậy, bên cạnh các đối tượng sở hữu trí tuệ, bên nhượng quyền còn trao cho bên nhận quyền quyền sử dụng các yếu tố đặc trưng khác giúp nhận diện sản phẩm, dịch vụ và tạo ấn tượng cho khách hàng về hệ thống nhượng quyền. Theo đó, nội dung của quyền thương mại được bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền bao gồm quyền được tiến hành mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định gắn liền với một số đối tượng sở hữu trí tuệ và các yếu tố khác không được pháp luật sở hữu trí tuệ bảo hộ.
24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Nhượng quyền thương mại đã và đang trở thành xu hướng kinh doanh tất yếu của thị trường Việt Nam. Theo thống kê của Bộ Công Thương, chỉ trong vòng nửa đầu năm 2014, đã có thêm 7 doanh nghiệp nước ngoài tham gia nhượng quyền vào Việt Nam, nâng tổng số doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động nhượng quyền tại Việt Nam là 115 doanh nghiệp48. Điều này cho thấy sức hấp dẫn và khả năng bùng nổ của nhượng quyền thương mại tại Việt Nam trong thời gian tới. Kinh doanh theo phương thức nhượng quyền là lời giải đáp cho bài toán về vốn đầu tư cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với những hạn chế về khả năng xây dựng và quản lý một thương hiệu nổi tiếng được nhiều người biết đến.
Với tình hình phát triển mạnh mẽ của nhượng quyền thương mại như hiện nay, các doanh nghiệp cần nắm rõ những quy định pháp luật điều chỉnh về hoạt động này. Trong đó, đối tượng của nhượng quyền thương mại cần được quan tâm và nhìn nhận chính xác hơn, nhất là khi đối tượng của nhượng quyền thương mại có sự gắn bó mật thiết với các đối tượng sở hữu trí tuệ – tài sản trí tuệ quý giá của doanh nghiệp. Theo ông Albert Kong – Giám đốc điều hành Công ty Asiawide Franchise đồng thời là một chuyên gia về nhượng quyền thương mại ở Châu Á thì vấn đề vướng lớn nhất ở thị trường Việt Nam là quản lý sở hữu trí tuệ khi nhượng quyền thương mại49. Những hạn chế về pháp luật cũng như kinh nghiệm bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp của các doanh nghiệp cho thấy tranh chấp dễ dàng xảy ra, gây thiệt hại đáng kể cho các bên tham gia và cản trở sự gia nhập thị trường của những thương hiệu nước ngoài vì lo ngại tài sản trí tuệ của mình có thể bị sử dụng bất hợp pháp. Những vấn đề này sẽ được tác giả tìm hiểu và phân tích cụ thể trong chương tiếp theo, từ đó sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về đối tượng nhượng quyền thương mại tại Việt Nam.
48 http://www.moit.gov.vn/vn/pages/Thongke.aspx?Machuyende=TK&ChudeID=61 (truy cập lúc 4:00 ngày 12/6/2014).
49 http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/vi-mo/nhuong-quyen-thuong-mai-la-co-hoi-kinh-doanh-thoi-khung- hoang-2693840.html (truy cập lúc 4:15 ngày 12/6/2014).
25