Khái niệm đối tượng của nhượng quyền thương mại

Một phần của tài liệu Đối tượng của nhượng quyền thương mại theo pháp luật việt nam (Trang 20 - 24)

Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

1.2 Đối tượng của nhượng quyền thương mại

1.2.1 Khái niệm đối tượng của nhượng quyền thương mại

Đối tượng của nhượng quyền thương mại là lợi ích mà các bên trong quan hệ nhượng quyền hướng đến, là nội dung mà các bên khai thác để tìm kiếm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhượng quyền. Pháp luật các nước khác nhau với quan điểm không đồng nhất về hoạt động nhượng quyền thương mại nên đối tượng của nhượng quyền thương mại cũng được nhìn nhận ở những phạm vi rộng hẹp khác nhau.

Với mục đích hài hòa quy định pháp luật các nước về nhượng quyền thương mại, Tổ chức thống nhất tư pháp quốc tế (UNIDROIT) đã ban hành Luật mẫu về cung cấp thông tin trong hoạt động nhượng quyền thương mại (Model Franchising Disclosure Law). Theo Luật mẫu, nhượng quyền thương mại là các quyền được trao bởi một bên của hợp đồng (bên nhượng quyền) cho phép và yêu cầu bên kia (bên nhận quyền) cam kết kinh doanh các hoạt động buôn bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ nhân danh chính mình theo hệ thống nhượng quyền được thiết lập bởi bên nhượng quyền gắn liền với nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại hay biểu tượng kinh doanh được thiết lập bởi bên nhượng quyền, bao gồm bí mật kinh doanh và sự trợ giúp và duy trì kiểm soát hoạt động kinh doanh nhượng quyền của bên nhượng quyền để nhận các khoản tài chính trực tiếp hoặc gián tiếp. Nhượng quyền thương mại bao gồm:

(A) Các quyền được trao bởi bên nhượng quyền cho bên nhượng quyền thứ cấp theo hợp đồng quyền thương mại chung;

(B) Các quyền được trao bởi bên nhượng quyền thứ cấp cho bên nhận quyền thứ cấp theo hợp đồng nhượng quyền thứ cấp;

16

(C) Các quyền được trao bởi bên nhượng quyền cho một bên theo hợp đồng nhượng quyền phát triển khu vực.37

Thông qua quy định của Luật mẫu, có thể hiểu khái quát rằng đối tượng của nhượng quyền thương mại là quyền thương mại mà bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền khi quan hệ nhượng quyền được thiết lập. Luật mẫu đề cập đến quyền thương mại trong từng loại hợp đồng nhượng quyền thương mại cụ thể. Theo Luật mẫu thì tồn tại ba loại hợp đồng nhượng quyền thương mại khác nhau bao gồm hợp đồng nhượng quyền thương mại chung, hợp đồng nhượng quyền thương mại thứ cấp và hợp đồng nhượng quyền phát triển khu vực. Dù được giao kết thông qua loại hợp đồng nhượng quyền thương mại nào, bản chất quyền thương mại trong mỗi loại hợp đồng này là như nhau.

Mặc dù không có một định nghĩa chính thức nào về quyền thương mại, thông qua quy định của Hiệp hội nhượng quyền thương mại Nhật Bản (the Japan Franchise Association), quyền thương mại được hiểu là quyền sử dụng những dấu hiệu đại diện của bên nhượng quyền, bao gồm logo, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại cũng như bí quyết kinh doanh của bên nhượng quyền để thực hiện hoạt động kinh doanh theo mô hình của bên nhượng quyền38. Như vậy, nội dung của quyền thương mại là việc bên nhận quyền được sử dụng những dấu hiệu đặc trưng tạo nên thương hiệu của bên nhượng quyền.

Nghị quyết 4087/88 của Cộng đồng Châu Âu (EC Commission Regulation No. 4087/88) thông qua quyền thương mại để định nghĩa về nhượng quyền thương mại. Theo nghị quyết này quyền thương mại được hiểu là tập hợp các quyền sở hữu công nghiệp và sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu, tên thương mại, biển hiệu cửa hàng, giải pháp hữu ích, kiểu dáng, bản quyền tác giả, bí quyết kinh doanh hoặc sáng chế được khai thác để bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ đến người sử dụng cuối cùng39.

Nghị quyết 4087/88 nhấn mạnh quyền thương mại mà bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền liên quan đến một tập hợp các quyền sở hữu trí tuệ. Cách quy định này khẳng định quyền thương mại là một gói quyền có liên quan đến các đối

37 UNIDROIT, Model Franchising Disclosure Law 2002, Article 2 (Nguyên văn tiếng Anh được cung cấp trong phu lục 1).

38 Định nghĩa nhượng quyền thương mại của the Japan Franchise Association (Nguyên văn tiếng Anh được cung cấp tại Phụ lục 1).

39 EC Commission Regulation No. 4087/88, Article 1(3)(a) (Nguyên văn tiếng anh được cung cấp tại Phụ lục 1).

17

tượng sở hữu trí tuệ mà bên nhận quyền được nhận để kinh doanh theo hợp đồng nhượng quyền thương mại chứ không phải quyền khai thác từng đối tượng riêng lẻ.

Tại Việt Nam, mặc dù Luật thương mại 2005 đã dành hẳn Mục 8, chương VI để đưa ra những quy định điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại nhưng lại không đề cập đến đối tượng của hoạt động này. Chỉ khi kết hợp Điều 284 Luật thương mại 2005khoản 6 Điều 3 Nghị định 35 thì mới có cái nhìn khái quát về đối tượng của nhượng quyền thương mại, tức quyền thương mại. Quyền thương mại, theo pháp luật Việt Nam, bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các quyền sau đây:

a) Quyền được Bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu Bên nhận quyền tự mình tiến hành công việc kinh doanh cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ theo một hệ thống do Bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của Bên nhượng quyền;

b) Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền sơ cấp quyền thương mại chung;

c) Quyền được Bên nhượng quyền thứ cấp cấp lại cho Bên nhận quyền thứ cấp theo hợp đồng nhượng quyền thương mại chung;

d) Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền quyền thương mại theo hợp đồng phát triển quyền thương mại.

Thực tế quy định về quyền thương mại tại điểm a khoản 6 Điều 3 Nghị định có nhiều nét tương đồng với quy định tại Điều 284 Luật thương mại 2005, nhấn mạnh đến các yếu tố cấu thành quyền thương mại. Theo đó quyền thương mại là quyền mà bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền, cho phép bên nhận quyền tiến hành công việc kinh doanh theo phương thức của bên nhượng quyền cùng với việc sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo,…của bên nhượng quyền. Tuy nhiên, khác với Nghị quyết 4087/88 của Cộng đồng Châu Âu, quy định về quyền thương mại của pháp luật Việt Nam mang tính chất liệt kê từng quyền riêng lẻ mà không khẳng định sự thống nhất của các quyền mà bên nhượng quyền chuyển giao “trọn gói” cho bên nhận quyền.

Khác với Điều 284 Luật thương mại 2005, khoản 6 Điều 3 Nghị định 35 không chỉ rõ các yếu tố cấu thành quyền thương mại gồm những yếu tố nào mà chỉ định nghĩa quyền thương mại tương ứng với từng loại hợp đồng nhượng quyền thương mại khác nhau, bao gồm hợp đồng nhượng quyền thương mại cơ bản, hợp

18

đồng nhượng quyền thương mại chung, hợp đồng nhượng quyền thương mại thứ cấp và hợp đồng phát triển quyền thương mại. Đây cũng chính là phạm vi quyền thương mại mà bên nhận quyền được nhận từ bên nhượng quyền tùy theo từng loại hợp đồng nhượng quyền thương mại mà các bên giao kết.

Nếu so sánh với Luật mẫu về cung cấp thông tin trong hoạt động nhượng quyền thương mại, Nghị định 35 quy định thêm quyền thương mại thứ tư (điểm a khoản 6 Điều 3). Tuy nhiên, nhìn chung quyền thương mại thứ tư này cũng chính là quyền thương mại cơ bản tồn tại trong bất cứ loại hợp đồng nhượng quyền nào, dù quyền thương mại được cấp trong mối quan hệ giữa bên chủ thể sơ cấp hay thứ cấp hay mang những đặc thù riêng như được cấp lại quyền thương mại (quyền thương mại chung), được phép thành lập nhiều hơn một cơ sở nhượng quyền trong một khu vực địa lý nhất định (phát triển quyền thương mại). Do đó, cách quy định của Nghị định 35 có khả năng gây nhầm lẫn rằng liệu có sự khác nhau hay không về khái niệm quyền thương mại trong các loại hợp đồng nhượng quyền thương mại. Trong khi đó trên thực tế giữa các hợp đồng chỉ khác nhau về quyền cụ thể mà bên nhượng quyền trao cho bên nhận quyền, không khác biệt về bản chất quyền thương mại.

Từ việc xem xét các khái niệm trên liên quan đến đối tượng của nhượng quyền thương mại, có thể thấy rằng quy định pháp luật Việt Nam về quyền thương mại chỉ phản ánh một số đặc trưng mà chưa khái quát bản chất quyền thương mại. Theo tác giả, đối tượng của nhượng quyền thương mại - quyền thương mại nên được hiểu là quyền mà bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền, yêu cầu và cho phép bên nhận quyền tự mình tiến hành kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo cách thức do bên nhượng quyền đặt ra gắn liền với các đối tượng sở hữu trí tuệ và các dấu hiệu thương mại khác40 thuộc quyền sở hữu hoặc kiểm soát của bên nhượng quyền.

Trong kinh doanh bằng hình thức nhượng quyền thương mại, việc bên nhượng quyền cấp quyền thương mại cho bên nhận quyền là một trong những nội dung nền tảng đảm bảo cho sự thành công của bên nhận quyền cũng như toàn bộ hệ thống nhượng quyền. Do vậy, việc nghiên cứu những quan điểm khoa học pháp lý trong sự so sánh với pháp luật Việt Nam và một số quốc gia phát triển khác mang đến cái nhìn toàn diện về đối tượng của hoạt động nhượng quyền thương mại. Điều này góp phần xây dựng và hoàn thiện chế định về nhượng quyền thương mại của pháp luật

40 Các đối tượng sở hữu trí tuệ và dấu hiệu thương mại khác này bao gồm nhưng không giới hạn nhãn hiệu, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, cách thức trang trí, sắp xếp địa điểm kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, quảng cáo,…

19

Việt Nam bước kịp với xu hướng phát triển của hình thức kinh doanh này trong thực tiễn.

Một phần của tài liệu Đối tượng của nhượng quyền thương mại theo pháp luật việt nam (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)