Hoạt động tham mưu trong lĩnh vực dạy nghề, giảm nghèo, việc làm an toàn lao động và lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của sở lao động thương binh và xã hội tỉnh sóc trăng (Trang 23 - 27)

CHƯƠNG 2. HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH SÓC TRĂNG

2.1. Quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện hoạt động của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng

2.1.1. Hoạt động tham mưu trong lĩnh vực dạy nghề, giảm nghèo, việc làm an toàn lao động và lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội

Theo quy định tại Quyết định số 05/2016/QĐ-UBND ngày 01/4/2016 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Sở Lao động - Thương binh và xã hội

Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ đã đề ra, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội làm tốt vai trò cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực dạy nghề, việc làm an toàn lao động, giảm nghèo và lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, trong giai đoạn 2015 – 2018 đạt một số kết quả như sau:

1) Về lĩnh vực Dạy nghề

Toàn tỉnh có 19 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó, có 17 cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập và 02 cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư nhân. Tính đến nay, toàn tỉnh có 629 cán bộ, công chức, viên chức quản lý giáo dục nghề nghiệp và nhà giáo, trong đó có 157 người làm công tác quản lý, 483 nhà giáo; về trình độ chuyên môn nghiệp vụ đa số cán bộ, nhà giáo đều đạt chuẩn và trên chuẩn theo quy định.

Thực hiện Thông tư liên tịch số 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV ngày 19/10/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ hướng dẫn việc sáp nhập Trung tâm Dạy nghề, Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp công lập cấp huyện thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là cấp huyện) chỉ đạo các Trung tâm Dạy nghề và Trung tâm Giáo dục thường xuyên tiến hành đổi tên, xây dựng Quy chế hoạt động của Trung tâm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định (11/11 đơn vị đã thực hiện).

Kết quả đào tạo nghề giai đoạn từ năm 2011 – 2018 (Phụ lục số 2)

- Tổng số người được học nghề đến ngày 31/8/2018 là 173.614 người (đạt 105,86% chỉ tiêu kế hoạch), trong đó: cao đẳng nghề là 3.831 người, trung cấp nghề

là 3.476 người, sơ cấp nghề là 21.223 người, đào tạo nghề dưới 3 tháng là 56.895 người, đào tạo nghề theo hình thức kèm cặp truyền nghề tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ là 88.189 người, số người có việc làm sau học nghề đạt 78,71%).

Số lao động nông thôn được tuyển sinh học nghề theo Quyết định 1956/QĐ- TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (gọi tắt là Đề án 1956) là 49.168 người (đạt 83,48% kế hoạch);

số người học nghề đã tốt nghiệp: 48.149 người; số người có việc làm sau học nghề:

37.978 người.

Thời gian qua, các cấp, các ngành, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã tích cực tuyên truyền, tư vấn giới thiệu việc làm, tìm đầu ra cho đào tạo nghề; Trung tâm Dịch vụ Việc làm tỉnh mở các phiên giao dịch việc làm lưu động tại địa phương; triển khai thực hiện một số mô hình đào tạo nghề gắn với thực tế sản xuất, gắn với giải quyết việc làm tại doanh nghiệp tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho lao động, nâng cao cuộc sống gia đình, góp phần giảm nghèo bền vững.

2) Lĩnh vực giảm nghèo (phụ lục số 3)

Thực hiện Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011–2020 và Quyết định số 1722/QĐ- TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020, trên cơ sở các văn bản của Trung ương hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (CTMTQGGNBV), Tỉnh uỷ Sóc Trăng cũng đã kịp thời ban hành Nghị Quyết số 03-NQ/TU ngày 02/8/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện CTMTQGGNBV giai đoạn 2016 – 2020, bên cạnh đó Uỷ ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng cũng đã ban hành Kế hoạch số 83/KH-UBND ngày 11/11/2016 của Uỷ ban nhân dân tỉnh và đề ra mục tiêu thực hiện CTMTQGGNBV giai đoạn 2016 – 2020 cụ thể như sau:

- Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm từ 2 – 3%/năm; trong đó, giảm tỷ lệ hộ nghèo dân tộc Khmer từ 3 – 4%/năm.

- Theo kết quả điều tra, rà soát theo hướng đa chiều, đến cuối năm 2016, số hộ thoát nghèo: 8.806 hộ, số hộ thoát cận nghèo: 2.916 hộ; số hộ nghèo phát sinh:

471 hộ, số hộ cận nghèo phát sinh: 6.605 hộ. Tổng số hộ còn lại qua điều tra, rà soát 49.501 hộ, tỷ lệ 15,32%.;

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2017 – 2020; tổ chức, triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án trong

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2017. Bằng nhiều nguồn lực, đến cuối năm 2017, số hộ thoát nghèo: 11.867 hộ, số hộ thoát cận nghèo: 5.847 hộ.

Theo kết quả điều tra đến 30/9/2018 trên địa bàn toàn tỉnh có trên 11.000 hộ thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo còn lại là 8,5%.

Từ những chính sách nêu trên đơn vị đã tổ chức triển khai thực hiện đến từng đối tượng, đảm bảo người nghèo, người cận nghèo được hưởng các chính sách về y tế, giáo dục và trợ giúp pháp lý kịp thời, đầy đủ và đúng quy định.

3) Lĩnh vực việc làm – An toàn lao động.

Trong thời gian qua Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã tập trung thực hiện nhiều giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về việc sử dụng lao động là người nước ngoài, cấp giấy phép lao động, cấp lại giấy phép lao động, phối hợp với các địa phương mở phiên giao dịch việc làm. Bằng nhiều nguồn lực, đơn vị tham mưu UBND tỉnh tổ chức thực hiện các chính sách về việc làm theo quy định của pháp luật, mỗi năm bình quân toàn tỉnh giải quyết việc làm trên 23.000 lao động, tỷ lệ thất nghiệp của tỉnh giảm xuống, số người được tư vấn việc làm trong nước, ngoài nước và học nghề đạt và vượt chỉ tiêu so với kế hoạch, Giai đoạn năm 2013 – đến năm 2018 toàn tỉnh giải quyết việc làm cho 145.996 lao động, đạt 103,32% kế hoạch, trong đó xuất khẩu lao động 2.207 người đạt 91,96% kế hoạch.

Năm 2015 tư vấn việc làm trong nước, ngoài nước và học nghề được 14.944 lượt người; giới thiệu, cung ứng 1.083 lao động làm việc trong và ngoài tỉnh; phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thành công 18 phiên giao dịch việc làm, trong đó cung ứng, giới thiệu việc làm trong nước được 1.058 người, có 109 đăng ký tham gia xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm được 23.744 lao động, đạt 103,23%

kế hoạch, tăng 0,79%. Trong đó XKLĐ là 415 người, đạt 103,75%, tăng 20,28%.

Năm 2016, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm 23.812 lao động (đạt 103,53% kế hoạch), tăng 0,3% so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2017, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 25.579 lao động (đạt 108,85% kế hoạch), tăng 5,14% so với năm trước. Xuất khẩu lao động 450 người (đạt 100% kế hoạch)

Trong năm 2018, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 28.600 lao động (đạt 110% kế hoạch), tăng 1,15% so với cùng kỳ năm trước, giới thiệu và cung ứng 1.269 lao động đi làm việc trong và ngoài nước (đạt tỷ lệ 121%); hướng dẫn 170 lao động đăng ký tham gia xuất khẩu lao động (gồm Nhật Bản 84, Đài Loan 24, Hàn Quốc 55, Malaysia 03, khác 04); Phối hợp với các ngành chức năng tổ chức giám

sát đánh giá tình hình thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về việc làm tại các huyện, thị xã, thành phố. Thực hiện Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm, trong đó quy định mở rộng đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đây là điều kiện thuận lợi cho lao động có nhu cầu tham gia xuất khẩu lao động được vay vốn bằng 100% mức chi phí theo từng thị trường, đồng thời giải quyết được những khó khăn về mặt vốn vay xuất khẩu lao động trong thời gian qua. Phối hợp với các ngành chức năng tổ chức “Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động” hàng năm và triển khai các quy định của pháp luật13 về thực hiện Luật An toàn vệ sinh lao động. (phụ lục 4)

4) Về lĩnh vực Lao động – Tiền lương – Bảo hiểm xã hội

Tính đến tháng 8/2018 số doanh nghiệp của tỉnh là 2.650 doanh nghiệp với 44.261 lao động. Số người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp tính đến ngày 01/7/2017 là 2.346 người (nữ 1.069, nam 1.277), chiếm 0,0037% trên tổng số lực lượng lao động trong độ tuổi. Trong đó: khu vực thành thị là 690 người, khu vực nông thôn là 1.656 người. (Bảng phụ lục số 5)

Hàng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức thu thập thông tin thị trường lao động, tổ chức các phiên giao dịch việc làm lưu động và cố định, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

- Tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 45/KH-UBND ngày 07/6/2016 của UBND tỉnh về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng giai đoạn 2016 – 2020; Kế hoạch số 44/KH-UBND ngày 31/5/2016 về việc thu thập thông tin thị trường lao động, tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn 2016 - 2020.

Thực hiện Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp. Hàng năm, Trung tâm Dịch vụ việc làm tham mưu lãnh đạo Sở tiếp nhận khoảng 5.000 đến 7.000 hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp. Vì vậy, cùng với việc chi trả trợ cấp thất nghiệp, thì công tác tư vấn, giới thiệu việc làm và hỗ trợ học nghề cho người lao động thất nghiệp được coi là một nhiệm vụ quan trọng của chính sách Bảo hiểm thất nghiệp, giúp người lao động nhanh chóng trở lại để tham gia thị trường lao động.

13 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật an toàn vệ sinh lao động.

Từ việc xác định công tác tư vấn việc làm, học nghề là một nhiệm vụ quan trọng của chính sách Bảo hiểm thất nghiệp, đơn vị đã quan tâm, tập trung thực hiện công tác tư vấn, giới thiệu việc làm và tìm kiếm việc làm cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, Thông qua đó, giúp người lao động nói chung, người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp nói riêng, hiểu đúng, đủ về chính sách Bảo hiểm thất nghiệp, thông tin về nơi làm việc mới, giúp người lao động chủ động, có nhiều cơ hội để tìm việc làm mới và sớm trở lại thị trường lao động.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của sở lao động thương binh và xã hội tỉnh sóc trăng (Trang 23 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)