Những hạn chế, bất cập

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của sở lao động thương binh và xã hội tỉnh sóc trăng (Trang 42 - 45)

CHƯƠNG 2. HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH SÓC TRĂNG

2.2. Những hạn chế bất cập và các giải pháp hoàn thiện

2.2.1. Những hạn chế, bất cập

Thứ nhất, Về trình tự thủ tục lập hồ sơ việc xét, công nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 (gọi là cán bộ lão thành cách mạng)

- Quy định của pháp luật về căn cứ để xác nhận công nhận đối với người hoạt động cách mạng chưa thật sự công bằng, nhiều trường hợp đối tượng là người thật việc thật nhưng không được công nhận do chiến tranh và thời gian quá lâu, hồ sơ lưu tại các cơ quan, đơn vị quản lý đã thất lạc do người kế thừa không được tiếp nhận từ người đương nhiệm trước quản lý và gia đình cũng không lưu trữ. Một số hồ sơ chưa được xét, công nhận do không thể hiện ngày tham gia hoạt động cách mạng cụ thể, các hồ sơ giấy tờ theo quy định chỉ thể hiện tháng tham gia hoạt động cách mạng như hồ sơ liệt sĩ thì do thân nhân làm bản khai khi thiết lập hồ sơ không nhớ ngày cụ thể.(hồ sơ chỉ ghi tháng 8/1945) hoặc năm tham gia cách mạng (năm 1945); do trải qua 02 cuộc kháng chiến, khi hòa bình lập lại nhiều đồng chí không còn nhớ chính xác ngày tháng tham gia hoạt động cách mạng, chức vụ lúc đó để ghi vào lý lịch của mình hoặc các trường hợp đã hy sinh, gia đình hoặc đơn vị của liệt sĩ không còn nhớ ngày tháng tham gia hoạt động cách mạng, chức vụ của liệt sĩ, quy định chưa cụ thể giải quyết ưu tiên sử dụng loại giấy tờ, tài liệu, văn bản nào khi có sự không thống nhất ngày tháng năm tham gia cách mạng giữa các căn cứ với nhau trong cùng một hồ sơ.

- Về thời gian kể từ khi đối tượng và thân nhân viết bản khai đến khi có quyết định công nhận và nhận được chế độ trợ cấp chưa đảm bảo theo quy định, Theo quy định tại Nghị định 31/2013/NĐ-CP thì người còn sống phải có lý lịch cán bộ, đảng

viên mới được xác nhận, trong khi người đã hy sinh, từ trần thì được sử dụng những căn cứ khác để công nhận như: Lịch sử đảng bộ địa phương, hồ sơ liệt sĩ các giấy tờ, tài liệu lưu trữ do đó chưa có sự công bằng đối với đối tượng còn sống

- Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật còn hạn chế, trong tổ chức triển khai thực hiện còn bỏ sót đối tượng thụ hưởng, nhất là đối tượng vùng sâu, vùng xa do chưa hiểu biết các quy định của pháp luật, cán bộ làm công tác thương binh xã hội còn kiêm nhiệm nhiều việc nên chưa cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật chưa kịp thời từ đó còn hiện tượng hồ sơ tồn đọng, kéo dài việc giải quyết chưa bảo đảm thời gian đúng theo quy định

Thứ hai, Về xét công nhận người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng tám năm 1945 (gọi tắt là cán bộ Tiền khởi nghĩa)

- Do chiến tranh Miền Nam trải qua 02 cuộc kháng chiến kéo dài đến ngày 30-4-1975, nhiều đồng chí không còn nhớ chính xác ngày tháng tham gia hoạt động cách mạng, chức vụ lúc đó để ghi vào lý lịch cá nhân, có đồng chí đã hy sinh, gia đình hoặc đơn vị của liệt sĩ không còn nhớ ngày tháng tham gia hoạt động cách mạng, chức vụ của liệt sĩ từ tháng 8-1945 trở về trước;

- Về điều kiện xác nhận theo quy định36 là chưa hợp lý, căn cứ xác nhận giữa người hoạt động cách mạng còn sống, người đã hy sinh, từ trần trước ngày 01/01/1995 và người đã hy sinh từ trần từ ngày 01/01/1995 trở về sau chưa thể hiện sự công bằng, chưa quy định rõ văn bản quy phạm pháp luật nào hướng dẫn cụ thể thứ tự ưu tiên sử dụng loại giấy tờ, tài liệu, khi có sự không thống nhất giữa ngày, tháng, năm tham gia cách mạng của các căn cứ với nhau trong một hồ sơ

Thứ ba, Việc xác nhận thân nhân liệt sĩ và thực hiện chế độ trợ cấp đối với thân nhân liệt sĩ.

- Quy định và thực hiện chế độ ưu đãi đối với vợ hoặc chồng liệt sĩ đi lấy chồng hoặc vợ khác:

Tại điểm d Điều 10 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP là chưa hợp lý, quy định ở vế thứ nhất “nuôi con liệt sĩ đế tuổi trưởng thành” qua thực tiễn thực hiện có những trường hợp khi liệt sĩ hy sinh chưa có con hoặc có con với liệt sĩ nhưng trong điều kiện chiến tranh, thiếu thốn về mọi mặt, lý do ốm đau, bệnh tật hoặc lý do khách quan con liệt sĩ đã chết lúc còn nhỏ do đó rất khó thực hiện; vế thứ hai “chăm sóc bố, mẹ liệt sĩ khi còn sống” ở vế thứ hai rất ít trường hợp đủ điều kiện, trong thực tế

36 Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 31/2013/NNĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ.

người phụ nữ đi lấy chồng khác thì rất khó có điều kiện chăm sóc, phụng dưỡng bố, mẹ liệt sĩ vì còn phải lo cho cuộc sống với gia đình của người chồng sau, nếu trường hợp là vợ liệt sĩ thì có thể thực hiện chăm sóc nuôi dưỡng bố mẹ liệt sĩ nhưng đối với chồng liệt sĩ thì rất ít trường hợp thực hiện, nếu có thực hiện thì hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã là bộ phận kế thừa có những cán bộ sinh sau năm 1975 không biết rõ từng trường hợp cụ thể nên khi xác nhận còn gặp khó.

- Quy định giữa Pháp lệnh và Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thực thiện còn chồng chéo, chưa thống nhất, nên khi triển khai thực hiện còn gặp khó, không đảm bảo quyền lợi cho đối tượng thụ hưởng.

Thứ tư, Các Quy định của pháp luật về đối tượng được xét tặng hoặc truy tặng Danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng đối với bà mẹ là vợ liệt sĩ tái giá hoặc bà mẹ là mẹ liệt sĩ tái giá chưa thống nhất, bên cạnh đó trong quá trình triển khai thực hiện còn gặp nhiều khó khăn như thông tin ghi trong hồ sơ liệt sĩ sai lệch với các giấy tở tùy thân (CMNH, hộ khẩu), họ tên khai sinh, thường dùng và họ tên khi tham gia kháng chiến, nên phải có thởi gian thẩm tra xác minh, thu thập thông tin chính xác mới xét duyệt hồ sơ từ đó có những trường hợp kéo dài thời gian đảm bảo về thời gian theo quy định của pháp luật.

Thứ năm, Điều kiện xét thực hiện chế độ đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học

- Căn cứ các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện còn vướng mắc, chưa thể hiện sự công bằng và không đảm bảo quyền lợi cho đối tượng thụ hưởng. Vì sau ngày 30/4/1975 các địa phương tổng kết thành tích kháng chiến tính theo hời gian tham gia kháng chiến của từng người để làm cơ sở đề nghị Chủ tịch nước tặng Huân, Huy chương kháng chiến, Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.

Về danh mục các bệnh theo quy định tại Điều 7 Thông tư tịch số 20/2016/TTLT- BYT-BLĐTBXH là chưa phù hợp với thực tế vì có những trường hợp mắc bệnh ung thư nhưng không đúng theo danh mục bệnh quy định37 do đó không áp dụng thực hiện được.

Thứ sáu, Về thực hiện chế độ đối với người có công giúp đỡ cách mang.

Căn cứ quy định của pháp luật thì người có công giúp đỡ cách mang được tặng Huân chương kháng chiến thì được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng, nhưng đối với người có công giúp đỡ cách mang được tặng Huy chương kháng chiến thì

37 Điều 7 Thông tư tịch số 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

chỉ được trợ cấp một lần với số tiền là 1.000.000 đồng. Do đó chưa tạo sự công bằng cho đối tượng.

Thứ bảy, về thực hiện Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngày 22/10/2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng hướng dẫn xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ vì đối với người hy sinh không thuộc lực lượng quân đội, công an (hệ dân chính), thực tế trong điều kiện chiến tranh ở Miền Nam khi tham gia tổ chức cách mạng đến khi hy sinh hầu hết các cơ quan, đơn vị đều không còn lưu giữ danh sách liệt sĩ, những trường hợp có giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý lập trước ngày 31/12/1994 thì thân nhân lập đã liên hệ địa phương lập hồ sơ đề nghị công nhận liệt sĩ khi có thông báo nên theo qui định tại Khoản 1 Điều 3 về căn cứ để xác nhận liệt sĩ là không thể thực hiện, nhưng ở địa phương vẫn còn nhiều người biết cụ thể trường hợp đối tượng có tham gia trong tổ chức cách mạng, có chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu và đã hy sinh nhưng đến nay chưa được công nhận là liệt sĩ.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của sở lao động thương binh và xã hội tỉnh sóc trăng (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)