CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH CẦU VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIA CƯỜNG CẦU TRÊN ĐỊA BÀN CỤC QLĐB III
2.2.1. Kết cấu phần trên
2.2.1.1. Kết cấu nhịp:
a) Phần mặt cầu:
- Kết cấu nhịp từ N1 ÷ N3: Mới được làm lại bản mặt cầu liên hợp với dầm chủ dày từ (13 ÷ 19)cm và làm lại hệ thống gờ chắn bánh, hiện tại tình trạng còn tốt.
- Các nhịp N4 ÷ N7: Mặt cầu là lớp phủ BTN dày 5cm trên bản BTCT tăng cường dày (10 ÷ 14)cm. Hiện tại, lớp phủ BTN và lớp BTCT tăng cường bị bong vỡ nhiều vị trí cục bộ, mặt nhựa xuất hiện các vết nứt chạy dài dọc cầu, nhựa dồn u, bong tróc nhiều vị trí.
- Nhịp N8, N10 và N13: Kết cấu nhịp là lớp phủ BTN dày 5cm trên lớp BTCT tăng cường dày (10 - 14)cm. Hiện tại lớp BTN mặt cầu bị bong tróc nhẹ.
- Các nhịp từ N9, N11 và N12: Lớp BTCT tăng cường dày (13 ÷ 19)cm xe chạy trực tiếp tình trạng còn tốt.
Hình 2.2. Mặt cầu bị hư hỏng nặng b) Dầm chủ:
- Nhịp từ N1 ÷ N3: Hệ dầm chủ mới được thay thế bằng các dầm cùng loại (tận dụng hệ dầm thu hồi từ cầu Quá Giáng, quốc lộ 1) hiện tại chưa thấy dấu hiệu hư hỏng
- Nhịp từ N4 ÷ N13: Hệ dầm chủ xuất hiện vết nứt tại đáy dầm và sườn dầm, các vết nứt tập trung nhiều ở khu vực giữa nhịp chạy ngang qua bụng dầm và phát triển lên sườn dầm, bề rộng vết nứt từ 0.05÷0.2mm. Theo kết quả khảo sát có tổng cộng có 29 dầm hư hỏng nặng gồm:
+ Nhịp N6: 10 dầm.
+ Nhịp N7: 10 dầm.
+ Nhịp N8: Dầm số 3; số 5; số 9.
+ Nhịp N9: Dầm số 10.
+ Nhịp N10: Dầm số 3; số 4; số 6.
+ Nhịp N11: Dầm số 1; dầm số 10.
- Tại vị trí đầu dầm trên gối xuất hiện vết nứt thẳng đứng kéo dài từ đáy dầm lên đến vút trên dầm chủ, bề rộng vết nứt từ 0.2÷0.5mm, một số vị trí bề rộng vết nứt lên đến 0.8÷1mm. Đáy bản cánh dầm được sửa chữa nhiều lần, tuy nhiên vẫn tồn tại một số đáy bản cánh dầm của nhiều nhịp xuất hiện bong vỡ bê tông, lộ cốt thép gỉ nặng tập trung nhiều tại các đầu dầm.
Hình 2.3. Vết nứt thẳng đứng đầu dầm chủ
Hình 2.4. Vết nứt thẳng đứng dầm chủ tại vị trí giữa nhịp
Hình 2.5. Dầm chủ bong vỡ bê tông lộ cốt thép c) Mối nối dọc giữa các dầm chủ:
Đối với hệ mối nối dọc giữa các dầm chủ từ nhịp N1 ÷ N3 hiện còn tốt. Đối với các nhịp còn lại, mối nối dọc tại nhiều khoang hiện bị nứt vỡ, thấm nước và bong tróc tại nhiều vị trí, các dầm biên có xu hướng nghiêng lệch về phía sông.
Hình 2.6. Bong vỡ bê tông mối nối dọc dầm chủ d) Hệ liên kết ngang:
- Đối với nhịp N1 ÷ N3: Mỗi nhịp có 05 dầm ngang mới làm lại nên còn tốt.
- Đối với nhịp N4 ÷ N13: Mỗi nhịp có 05 dầm ngang BTCT, 02 dầm tại đầu nhịp và 03 dầm tại vị trí giữa nhịp. Mối nối giữa các dầm ngang sử dụng mối nối khô, cáp DƯL ngang được căng trong dầm ngang để liên kết các dầm thành 1 hệ chung. Các cáp DƯL ngang đã bị gỉ đứt không còn tác dụng làm lề bộ hành và dầm biên bị nghiêng lệch ra sông.
+ Để tăng cường độ cứng ngang cầu, trong các năm trước đây (giai đoạn từ năm 2000 đến 2007) đã tiến hành sửa chữa nhiều đợt với các giải pháp: Căng các thanh thép D32mm qua các lỗ thoát nước để gông giữ các dầm chủ. Dán bản thép dày 12mm bằng keo epoxy liên kết các khoang dầm ngang giữa các dầm chủ. Trong các năm 2009 và 2010 sửa chữa mối nối dọc tại một số nhịp bằng giải pháp hàn nối thép khe nối dọc cánh dầm và khoang dầm ngang giữa các dầm chủ, đổ hoàn trả bằng BT Sikagrout.
Hình 2.7. Sửa chữa khoang dầm ngang bằng bê tông và bản thép
+ Hiện tại, các thanh D32mm được căng trong bản BTCT tăng cường không còn tác dụng do tụt bản thép neo 2 đầu, thanh D32mm cong vênh do xe chạy; bêtông khoang dầm ngang bị nứt vỡ, bulông bị cắt đứt; phương pháp nối cánh dầm và nối khoang dầm ngang bằng hàn nối thép bị hư hỏng.
Hình 2.8. Dầm ngang bị vỡ bê tông, hư hỏng mối nối
Hình 2.9. Thanh D32 tụt bản thép neo 2 đầu 2.2.1.2. Khe co giãn:
- Khe co giãn trên mố M0; trụ P1 & P2 bằng tấm thép trượt tình trạng bình thường.
- Các khe co giãn còn lại bằng cao su cốt bản thép bị bong vỡ bê tông khe co giãn, tấm cao su bị bong bật.
Hình 2.10. Khe co giãn bị bong bật tấm cao su, mất nắp đậy bulong 2.2.1.3. Lan can tay vịn:
- Hệ lan can tay vịn nhịp N1 ÷ N3 mới được xây dựng mới năm 2013 hiện còn tốt.
- Hệ lan can tay vịn nhịp N4 ÷ N13 bằng BTCT, trụ lan can cầu tiết diện (26x26)cm, chiều cao trụ H=95cm, tay vịn tiết diện (20x16)cm, dài L=203cm. Hiện lan can, tay vịn các nhịp đều có 1 số vị trí bị nứt vỡ, lộ thép rỉ sét bên trong. Năm 2010 do cáp ngang bị đứt, lề bộ hành bị xoay nghiêng về phía sông và đã được sửa chữa tạm thời bằng giải pháp neo lề bộ hành vào bản tăng cường bằng thép 16 ở các nhịp N6,
N8, N9, N11 và N12.
Hình 2.11. Trụ lan can bị vỡ bê tông lộ cốt thép 2.2.1.4. Gối cầu:
- Các gối cầu kê trực tiếp lên mặt xà mũ (không có đá kê gối).
- Gối cầu nhịp N1 ÷ N3 bằng cao su KT(400x300x47)mm hiện còn tốt.
- Gối cầu nhịp N4 ÷ N13: Theo kết quả khảo sát hiện tại, hầu hết các đầu dầm chủ đều kê trực tiếp lên đá kê gối hoặc xà mũ trụ. Các tấm gối cao su hiện đã bị bẹp, lão hóa hoàn toàn.