6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.4.5. Thực hiện mô phỏng
Thiết lập thời gian chạy chương trình mô phỏng trong 25 phút. Và lựa chọn các giá trị cần thiết để chương trình xuất kết quả như trong các hình 3.16, 3.17.
Hình 3.16 Cấu hinh thời gian thực hiện mô phỏng
3.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG
Trong chương này ta đã giới thiệu sơ lược các phần mềm có thể sử dụng để mô phỏng hệ thống LTE, và các nguyên nhân chính trong việc lựa chọn phần mềm OPNET 17.1 để thực hiện việc mô phỏng các kịch bản của đề tài.
Chương này cũng đề xuất giải pháp đảm bảo QoS của hệ thống dựa trên cơ sở phân loại kênh mang EPS bearer hay nói cách khác là tiến hành phân lớp thuê bao UE theo các mức độ ưu tiên đã quy định sẵn trong hệ thống. Các tiêu chí đánh giá QoS cũng được giới thiệu trong chương để có tiêu chí đánh giá.
Bên cạnh đó, chương cũng đã giới thiệu sơ đồ hệ thống LTE, các mô hình mạng lưới có thể xảy ra trên thực tế để từ đó xây dựng các kịch bản mô phỏng, giới thiệu các tham số và các giá trị cài đặt, để thực hiện mô phỏng.
CHƯƠNG 4.
4. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG VÀ THẢO LUẬN
4.1. GIỚI THIỆU CHƯƠNG
Trong chương 3 ta đã hoàn thành việc xây dựng mô hình mạng lưới, với các kịch bản mô tả các tình huống có thể xảy ra trên thực tế với mạng lưới.
Chương này ta thực hiện việc chạy mô phỏng các kịch bản đã được giới thiệu và thiết lập trong chương 3. Việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng QoS của cuộc gọi Video Conference trong mạng LTE được thông qua việc đánh giá các tham số E2E Delay, Packet Loss, và Delay Variation (Jitter) trong các tình huống mạng khác nhau, đặc biệt là trong môi trường truyền tải có khả năng xảy ra nghẽn. Từ các giá trị thu được ta sẽ đánh giá sự ảnh hưởng của việc phân lớp và gán hạng mức ưu tiên (QCI và ARP) cho thuê bao lên chất lượng của dịch vụ Video Conference trong mạng.
Thời gian chạy mô phỏng được cài đặt chung là 25 phút (1500 sec) cho các kịch bản. Các thông số cần thiết của quá trình mô phỏng được lấy từ kết quả một cách độc lập.